Rõ hơn về bóng bán dẫn ba cổng mới của Intel (3D Tri-Gate)

Didu
23/4/2012 8:22Phản hồi: 52
Rõ hơn về bóng bán dẫn ba cổng mới của Intel (3D Tri-Gate)

Intel vừa giới thiệu thế hệ chip xử lý Core i-Series thế hệ thứ 3 là Ivy Bridge cùng với công nghệ bóng bán dẫn mới mà họ gọi là 3D Tri-Gate, dịch ra tiếng Việt thì là bóng bán dẫn 3D hay bóng bán dẫn ba cổng. Công nghệ mới được bổ sung thêm một cổng nữa thay vì chỉ có hai cổng như các loại bóng bán dẫn truyền thống, điều này giúp giảm thiểu tối đa năng lượng rò rỉ, giảm công suất tiêu thụ điện và quan trọng hơn là vẫn giúp Intel theo đuổi định luật Moore. Bóng bán dẫn ba cổng không phải mới được giới thiệu, nó được Intel ra mắt vào năm ngoái và lần đầu ứng dụng trên Ivy Bridge. Từ giờ chúng ta sẽ thấy nhiều về thuật ngữ này vì Intel xác nhận sẽ chuyển hoàn toàn từ bóng bán dẫn hai cổng sang ba cổng, chúng ta nên biết về nó.

Định luật Moore (lấy theo tên Gordon Moore - đồng sáng lập ra hãng sản xuất chip bán dẫn Intel) tuyên bố số lượng bóng bán dẫn phải tăng gấp đôi sau mỗi hai năm. Số bóng bán dẫn càng nhiều thì hiệu năng xử lý của con chip đó và khả năng tiết kiệm điện càng ấn tượng nhưng Intel không thể tăng mãi về số lượng mà vẫn duy trì kiểu bóng bán dẫn với cổng hai chiều truyền thống. Thậm chí, có người đã từng nghĩ rằng thời của định luật Moore đã chấm dứt rồi. Sẽ rất khó để Intel tăng mãi số bóng bán dẫn trên một diện tích chip nhất định, ít nhất là công nghệ hiện tại chưa cho phép họ làm điều đó. Thay vì chỉ giảm kích cỡ của bóng bán dẫn hai cổng, Intel đã bổ sung thêm một cổng thứ ba cho bóng bán dẫn thế hệ mới để tăng hiệu năng, giảm công suất tiêu thụ và giảm lượng điện hao hụt khi cổng hoạt động (đóng/mở).

Bóng bán dẫn ba cổng đã được nghiên cứu và phát triển để giúp Intel giải quyết vấn đề này. Công nghệ mới của Intel được gọi là 3D Tri-Gate và nó đã bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2002 (khi đó họ gọi là Triple-Gate). Sau 10 năm thì Intel mới chính thức khai thác công nghệ mới này nhưng hãng cho biết họ vẫn đi trươc các hãng đối thủ về công nghệ. Việc sử dụng bóng bán dẫn ba cổng giúp tăng tốc độ xử lý lên 37% nhưng tiết kiệm điện năng tới 50% so với loại bóng bán dẫn trước đây. Như vậy nó chỉ sử dụng điện năng bằng một nửa so với thế hệ chip trước đó, hứa hẹn khả năng tiết kiệm điện của con chip Ivy Bridge.

Bóng bán dẫn hai cổng (trái) so với bóng bán dẫn ba cổng (phải). Màu vàng thể hiện luồng điện đi qua cổng​

Thông thường, bóng bán dẫn có hai cổng để cho dòng điện đi qua nhưng bóng bán dẫn 3D của Intel được thiết kế với một cổng thứ ba để tăng tính hiệu quả. Các cổng này có nhiệm vụ đóng hoặc mở theo một chu kỳ nhất định để cho dòng điện đi qua hoặc chặn nó lại. Nó được thiết kế với tốc độ đóng/mở càng nhanh càng tốt để dòng điện qua với lượng lớn nhất khi ở trạng thái mở và ngăn chặn dòng điện hiệu quả nhất khi ở trạng thái đóng. Cổng của bóng bán dẫn trên Ivy Bridge có chiều dài 22nm (1nm = 1 phần tỉ mét), để cho dễ hình dung thì bạn có thể nhồi nhét 4000 cổng 22nm lên một sợi tóc của chúng ta đó.


Hãy tưởng tượng tấm nền silicon là mặt đất, một cổng kim loại được dựng lên như bức tường thành, trong đó dòng điện đi xuyên qua cổng theo hai chiều. Intel bổ sung thêm một cổng ở phía trên để tạo nên hệ thống bóng bán dẫn ba cổng. Công nghệ sản xuất chip 32nm của Intel có cổng bán dẫn với khả năng đóng/mở 100 triệu lần mỗi giây nhưng trên Ivy Bridge, con số này là 100 tỉ lần một giây. So sánh với BXL đầu tiên của Intel là 4004 được giới thiệu năm 1971, nó chạy chậm hơn Ivy Bridge 4 ngàn lần và tiêu thụ nhiều điện hơn 5 ngàn lần.

Bóng bán dẫn ba cổng hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Intel cũng như là một thành quả đáng tự hào khi so với các đối thủ cạnh tranh. Năm 2003, AMD cũng công bố một công nghệ tương tự 3D Tri-Gate nhưng tới giờ chưa thấy họ nhắc tới nó. Trong kế hoạch của Intel, BXL của họ trong năm tiếp theo sẽ được chế tạo trên nền công nghệ 14nm, tức độ dài bóng bán dẫn sẽ giảm xuống 14 nano mét, từ 22 nano mét hiện tại. Tới năm 2015, con số này sẽ là 10nm, tức bằng với khoảng cách từ Sandy Bridge xuống Ivy Bridge (32nm với 22nm).








Nguồn: BBC, Wikipedia, eWeek, Gizmag
52 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

kang_jin
ĐẠI BÀNG
12 năm
hi vọng sẽ tiết kiệm pin,tản nhiệt tốt và giá thành đẹp chút để anh em tinhte thỏa mãn với nhu cầu game
xử lý mạnh tiết kiệm pin, chạy ít nóng là cái cần thiết
Intel danh bất hư truyền.
kien.nh
ĐẠI BÀNG
12 năm
giá sẽ mắc đây, vẫn hài lòng vs code 2 dua :rolleyes:
truanang
ĐẠI BÀNG
12 năm
Hic mình học chuyên ngành về phần cứng , design phần cứng , mà nghe cũng chẳng hiểu . Chắc trình mình còn kém quá chăng 😔 . Cái này thuộc về bên electronic nhiều hơn .
Có ai hiểu gì ko , giải thích lại cho mình cái .
lonelyboycs
ĐẠI BÀNG
12 năm
@boongbinh1993 Mình nghĩ là bạn hiểu vấn đề nhưng ví dụ như thế thì hơi khó hiểu.
Tớ nghĩ ví dụ như thế này thì hiểu ngay:
Bạn là một bảo vệ mở cửa cho khách, mở cửa này tốn năng lượng(tốn điện), số lượng khách vào tương đương hiệu năng xử lý.
Trong trường hợp bóng bán dẫn phẳng, bạn chỉ được phép mỗi lần mở cửa cho 1 khách vào.
Trường hợp bóng bán dẫn 3D, mỗi lần mở cửa bạn được phép cho 3 khách vào.
Như vậy là bạn đỡ tốn sức mở cửa hơn mà số khách vào đương nhiên nhiều hơn.

Đương nhiên là về mặt công nghệ sẽ phức tạp hơn thế nhiều ví dụ làm sao người ta chia được 3 tín hiệu riêng biệt trên 1 tấm trồi lên như thế (nhớ là tấm đấy cực bé < 22 nm). Thứ 2 là làm sao cổng này mở cùng đúng lúc 3 luồng cùng muốn đi qua. Đó cũng là lí do vì sao nó mới chỉ có 3 cổng mà chưa phải 10 cổng hay 100 cổng.

Đấy là theo mình hiểu thế, các bạn góp ý thêm cho đầy đủ và dễ hiểu hơn nhé.

Tham khảo:
Cơ bản về transistor các bạn có thể đọc ở đây:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tranzito
Còn cái này là cái nói về công nghệ đa cổng toàn tiếng anh mình cũng chưa hiểu lắm:
http://en.wikipedia.org/wiki/Multigate_device
@truanang
nhưng cái vấn đề phức tạp là làm sao bạn làm cho 3 cái cổng như trên hình rất là sát nhau, mà lại là cách điện 😃 => ko thì lại thành 1 cổng

và cái vấn đề là những cổng và bóng bán dẫn này nhỏ như hạt bui với cấu tạo tinh vi
truanang
ĐẠI BÀNG
12 năm
@boongbinh1993 Hạt bụi to quá ^^ .
Nói chung cái này liên quan nhiều đến vật lý lẫn công nghệ vật liệu nữa , đọc mấy cái đó ko phải chuyên ngành nhìn nhức mắt lắm . Mà mình nghĩ intel nó giới thiệu để người dùng hình dung ra , chứ công nghệ nó độc quyền , ai biết đc nó làm thế nào . Mosfet ko cũng cả chục loại , nhìn chẳng muốn đọc nữa .
subinnhox
ĐẠI BÀNG
12 năm
@truanang theo em nghĩ (nghĩ thôi nhá, có gì các bác bỏ qua) công nghệ bóng bán dẫn 2D và 3D cũng giống như cánh cổng, 1 cái là cổng có khe hở lớn- bóng bán dẫn 2D- làm cho sự rò rỉ điện năng qua cổng cao hơn, còn bóng bán dẫn 3D- là 1 cánh cổng 2D được cải tiến- thêm vào 1 cổng nữa, nhằm đảm bảo điện năng đi quả cổng hiệu suất vẫn là cao nhất, nhưng lại có thể khống chế tình trạng rò rỉ điện năng cao, giống như việc 1 cái hồ mà ta bít cái lỗ dưới đáy bằng 1 cái nút gỗ-công nghệ bóng bán dẫn 2D- và cái kia ta dùng nút cao su. có thể tình trạng rò rỉ vẫn có, nhưng sự rò rỉ ít hơn so với kiểu cũ và hiệu suất cũng cao hơn. 😁 em cũng mới tìm hiểu sơ về vấn đề này, mong các bác chém nhẹ cho :D
Hơ, em vẫn đang xài con celeron cho lap và core 2 due cho desk. Và desk vẫn được xem là mạnh....
blackcode
ĐẠI BÀNG
12 năm
công nghệ phát triển từng giây, nhanh thật, nhưng tạm thời vẫn đang vừa lòng với con core 2 duo. có khi đến lúc em thay cpu đã có công nghệ 4 gate lun. hj.
công nghệ chóng mặt quá ,hy vọng giá sẽ ngon một tí ,ít ăn điẹn pin lâu là okie
Giờ mới tới core 2 duo thôi, nhưng không chơi game nên dùng mọi thứ vẫn tốt không có gì phải phàn nàn.
neo_666
ĐẠI BÀNG
12 năm
Một ngày nào đó các bóng bán dẫn này đạt cấp độ phân tử thì chắc định luật Moore không còn đúng nữa, mà chắc tới mức độ đó là khủng khiếp lắm rùi 😁, chắc ko sống nổi tới đó rùi :p
@neo_666 Không thể đạt đến cấp độ phân tử được vì khi đó sẽ trái với các định luật vật lý và logic. Ở đây cậu cứ hiểu nom na là các bóng bán dẫn không tồn tại khi đạt cấp độ nguyên tử hay phi vật chất. Chính vì thế mà trong vòng 10 năm tới định luật Moore có thể bị phá vỡ. Trừ khi Intel nghĩ ra được 1 kiểu kiến trúc cũng như 1 công nghệ mới khả thi hơn.
trong khi các người dùng háo hức chờ CPU với qui trình 22nm thì các nhà sx đang thử nghiệp 20, 18, 16 thâm chí 14nm 😁
Công nghệ cao hơn - Vi xử lý mạnh hơn - mát hơn
Giờ đây có lẽ tôi và nhiều bạn ở đây đã rất ghét những tiếng ồn mà máy tính phát ra khi làm việc về đêm. Với công nghệ này chắc chỉ vài năm nữa anh chị em sẽ có cơ hội sở hữu những chiếu Desktop với cấu hình cao đáp ứng đầy đủ công việc và quan trọng là không phát ra tiếng ồn.
habata123
ĐẠI BÀNG
12 năm
công nghệ khủng quá, clip rất hay
đỉnh cao công nghệ, clip chỉ nghe và hiểu đc 1 số chỗ 😁
truanang
ĐẠI BÀNG
12 năm
Àh mà bóng bán dẫn có nhiều loại nên cái loại mosfet trên wiki kiến trúc cũng khác với cái đăng ở bài trên.
Steve Chu
TÍCH CỰC
12 năm
Bác trong clip trông đáng yêu ghê, yêu các nhà khoa học vì sự say mê nghiên cứu của họ, mà tự dưng đem so sáng CPU thế hệ cuối với thế hệ đầu, hic, so với thế hệ trước là đc rồi, muốn người khác đọc để choáng đây mà, đúng là các bác Intel😁
đọc cái này không hiêu lắm .hihih.xem mấy anh check coi thế nào .vẩn đang dùng ci5 đời đầu .vẩn hài lòng với em nó .đang kiếm tiền lên ssd .😁
khi đạt kích thước phân tử thì máy tính chỉ nhỏ bằng cái đồng xu! 😁
Hero 13
ĐẠI BÀNG
12 năm
không biết giá thành thế nào? có điều kiện sắm cho con laptop một cái

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019