Ryzen 9 5900X và Radeon RX 6800 XT - Trải nghiệm game AAA 4k Maxsetting

meo1725
5/5/2021 1:56Phản hồi: 0
Ryzen 9 5900X và Radeon RX 6800 XT - Trải nghiệm game AAA 4k Maxsetting
Một chiếc máy tính có thể làm được đa công việc trong thời đại số đang là sự lựa chọn được nhiều người quan tâm hiện nay. Đặc biệt là công việc của các Streamer với nhu cầu vừa chơi game, vừa livestream hay những người sáng tạo nội dung cần xử lý đa nhiệm. Tuy nhiên, thị trường máy tính hiện nay có vô vàn sự lựa chọn với nhiều mức giá khác nhau khiến cho người dùng dễ bị bối rối khi tìm kiếm. Để giúp mọi người giảm đi sự khó khăn đó, bài viết hôm nay sẽ đánh giá hiệu năng của một combo được cho là có thể cân tất tần tật mọi nhu cầu ở trên. Combo mà mình nhắc tới trong bài viết này là gì? Hãy đọc tiếp ở dưới đây nhé.



I – Tổng quan

Bộ đôi mà mình sẽ giới thiệu hôm nay đó là Ryzen 9 5900X và Radeon RX 6800 XT 16GB đến từ AMD. Đây là bộ đôi sản phẩm mới nhất được Đội Đỏ ra mắt trong cuối năm 2020 với nhiều thay đổi đáng giá so với các thế hệ trước đó.

Đầu tiên là Ryzen 9 5900X, CPU này là một trong những CPU cao cấp nhất trong dòng CPU 5000 Series của AMD. Với dòng Ryzen 5000 Series, thật công bằng mà nói khi cuối cùng hiệu năng của nó đã hoàn toàn đánh bại đối thủ Intel nhờ kiến trúc Zen 3 mới nhất. Dù vẫn giữ lại tiến trình 7nm nhưng với vi kiến trúc Zen 3 này, số chỉ thị mỗi nhịp (IPC) sẽ cao hơn 19% so với thế hệ trước và tiết kiệm năng lượng hơn.




Ryzen 9 5900X có 12 nhân, 24 luồng xử lý, mức xung nhịp cơ bản của nó là 3.7GHz và mức xung nhịp boost là 4.8GHz. Bộ nhớ đệm của 5900X gồm L2 Cache 6MB và L3 Cache 64MB, hỗ trợ bộ nhớ ram DDR4 kênh đôi với mức bus lên đến 3200MHz. Ở dòng Ryzen 5000 series, phiên bản PCIe được hỗ trợ là PCIe 4.0 mới nhất.



Thông số CPU:



Tiếp đến sẽ là card đồ họa Radeon RX 6800 XT thuộc phân khúc cao cấp trong series Radeon 6000. Big Navi hay Navi 2x hay RDNA2 là tên gọi chung cho GPU được sử dụng trên dòng card 6000 series của AMD. Sau khi bị Nvidia vượt mặt nhờ công nghệ ray tracing, cuối cùng AMD cũng đã tham gia vào lĩnh vực này và sản xuất những dòng card đồ họa phục vụ cho cả máy tính để bàn lẫn các dòng máy chơi game consoles như Playstation 5 và Xbox Series X.

Tổng quan về kiến trúc RDNA2 sẽ có những thay đổi như sau:

_ Kiến trúc AMD RDNA2 với những đơn vị tính toán (Compute Unit) được cải tiến với bộ nhớ đệm AMD Infinity Cache, mang đến hiệu suất chơi game ở độ phân giải cao và hình ảnh sống động.

Quảng cáo





_ Kiến trúc AMD RDNA 2 mang lại hiệu suất cao hơn tới 65% trên mỗi watt so với RDNA thế hệ trước.



_ Kiến trúc AMD RDNA 2 thậm chí còn hiệu quả hơn trước với sự ra đời của AMD Infinity Cache, một cấp bộ nhớ đệm hoàn toàn mới cho phép hiệu suất băng thông cao ở mức công suất thấp và độ trễ thấp. Bộ nhớ đệm toàn cầu này cho phép nhân đồ họa được truy cập dữ liệu ngay lập tức. Tận dụng các phương pháp tiếp cận tần số cao tốt nhất từ kiến trúc "Zen", AMD Infinity Cache mang lại hiệu suất có thể mở rộng cho tương lai.



_ Điểm mới đối với đơn vị tính toán AMD RDNA 2 là việc triển khai một kiến trúc tăng tốc theo dõi tia hiệu suất cao được gọi là Ray Accelerator. Ray Accelerator là phần cứng chuyên dụng xử lý sự giao nhau của các tia cung cấp mức độ tăng theo thứ tự về hiệu suất của điểm giao nhau so với việc triển khai phần mềm.

Quảng cáo





Với AMD Radeon 6800 XT, nó sẽ có 72 đơn vị tính toán (Compute Unit) tương đương 4608 bộ xử lý shading. Chiếc card này cũng được trang bị bộ nhớ 16GB GDDR6 dựa trên bus bộ nhớ 256bit và bộ nhớ đệm Infinity Cache 128MB. Xung nhịp khi chơi game có thể đạt được tới 2015MHz và tối đa boost lên 2250MHz. Radeon 6800 XT cũng hỗ trợ render video định dạng 4K, H265/HEVC dành cho người làm video. Mức TDP yêu cầu cho 6800 XT là 300W và cần nguồn tối thiểu 750W để card có thể hoạt động ổn định.



Thông số VGA:



Sau khi giới thiệu sơ về bộ đôi AMD Ryzen 9 5900X và Radeon RX 6800 XT để mọi người có cái nhìn tổng thể thì tiếp theo mình sẽ gắn combo này vào hệ thống hoàn chỉnh và đánh giá hiệu năng thực tế của nó nhé.

II – Đánh giá hiệu năng

Cấu hình thử nghiệm:



CPU-Z



Điểm CPU Single Thread: 663.8

Điểm CPU Multi Thread: 9314.5

Passmark PerformanceTest 10.0

CPU Test:



Điểm CPU: 39476 điểm

Mức điểm của Ryzen 9 5900X có điểm số khá ấn tượng khi đạt được 98% so với thang điểm của Passmark và cao hơn khá nhiều so với điểm số trung bình trên thế giới.

3D Test:



Điểm GPU: 19693 điểm

Mức điểm này đạt 92% so với thang điểm của Passmark và có điểm số cao hơn điểm trung bình trên thế giới khá nhiều.

Cinebench R20



Điểm CPU (Single Core): 613 pts

Điểm CPU: 7433 pts

Cinebench R23



Điểm CPU (Single Core): 1592 pts

Điểm CPU: 20486 pts

3DMark

Fire Strike


Điểm tổng: 38090

Điểm đồ họa: 53375

Điểm vật lý: 34648



Fire Strike Extreme

Điểm tổng: 23760

Điểm đồ họa: 25805

Điểm vật lý: 34974



Fire Strike Ultra

Điểm tổng: 12748

Điểm đồ họa: 12838

Điểm vật lý: 34756



Time Spy

Điểm tổng: 16779

Điểm đồ họa: 17855

Điểm CPU: 12510



Time Spy Extreme

Điểm tổng: 8325

Điểm đồ họa: 8558

Điểm CPU: 7215



PCMark 10

Để test hiệu năng của hệ thống trong việc xử lý các tác vụvăn phòng, mở ứng dụng duyệt web, hình ảnh, thiết kế thì mình sẽ sử dụng phần mềm PCMark 10.



Tổng điểm trong PCMark 10 là 7438 điểm.

Blender Benchmark



Có thể thấy với những tác vụ render trên GPU thì lợi thế của RX 6800 XT đó chính là dung lượng bộ nhớ vram 16GB sẽ cho phép các phần mềm render thoải mái hơn, không sợ bị thiếu vram.

Kết quả benchmark lần lượt như sau:



Puget Premiere Benchmark



Với bài test này mình sẽ chỉ đánh giá hiệu năng xử lý video trên GPU. Như hình, chúng ta có thể thấy trong quá trình encoding video 4K, RX 6800 XT khá nhàn rỗi nhưng bộ nhớ của nó thì làm việc gần như hết công suất. Ở bài test này, Premiere đã sử dụng khoảng 13.2GB/16GB bộ nhớ vram của card, có những lúc tiệm cận 16GB.

Kết quả benchmark lần lượt như sau:



III – Hiệu năng chơi game

PlayerUnknown's Battlegrounds


Mở đầu với tựa game online khá quen thuộc, mình sẽ để mức thiết lập trong game cao nhất và độ phân giải 4K.



Frames: 59708 - Time: 200000ms - Avg: 298.540 - Min: 83 - Max: 427

Mức khung hình trung bình trong game là 298.540 FPS



Assassin's Creed Odyssey

Với tựa game này, mình sẽ để thiết lập cao nhất và độ phân giải trong game là 4K



Mức khung hình trung bình trong game là 72 FPS



Tom Clancy's Ghost Recon Breakpoint

Trong game mình để Preset Ultimate và độ phân giải 4K, lúc này VRAM đã sử dụng được hơn 9GB.



Mức khung hình trung bình trong game là 66 FPS



Tom Clancy's The Division 2

Trong game mình để mức thiết lập Ultra và độ phân giải 4K



Mức khung hình trung bình là 63 FPS



Battlefield V

Tựa game mình sẽ chọn để ghi hình trực tiếp quá trình chơi và trải nghiệm. Đây là tựa game có đồ họa rất đẹp và có sử dụng Ray Tracing để tăng tính trung thực cho hình ảnh. Trong game mình cũng sẽ để thiết lập max setting và độ phân giải 4K, đồng thời bật luôn tính năng Ray Tracing.



Mức khung hình trong game dao động trong khoảng 60 FPS. Tuy nhiên ở một vài phân đoạn, FPS bị tuột xuống khiến hình ảnh hơi giật một chút nhưng tổng thể vẫn rất ổn để trải nghiệm game.



IV – Lời kết

Với nhu cầu đa nhiệm ngày càng nhiều đòi hỏi phần cứng máy tính càng cao như hiện nay có lẽ không còn quá khó đối với người dùng cá nhân. Bộ đôi AMD Ryzen 9 5900X và card đồ họa Radeon RX 6800 XT đã khẳng định được sức mạnh của mình qua những bài test benchmark, render video 4K và các tựa game AAA ở độ phân giải 4K hay livestream. Nếu bạn là một game thủ, streamer chuyên nghiệp muốn trải nghiệm các tựa game bom tấn hiện nay hoặc livestream hay chỉnh sửa video 4K thì combo trên chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019