Vừa qua mình đọc một số chia sẻ của anh em về những lưu ý an toàn khi sạc pin cho xe điện thì thấy có điểm không hợp lý. Cụ thể ở thứ tự cắm dây khi sạc thiết bị điện, cắm như thế nào, ở đâu trước để an toàn và hợp lý nhất... lại chưa đúng. Hãy cùng tìm hiểu xem thứ tự cắm sạc ra sao nhé.
Đầu tiên, các thiết bị công nghệ sử dụng pin (hoặc ắc quy, cũng là 1 loại battery) thì cần phải nạp lại năng lượng, nguyên tắc cắm sạc có thể áp dụng đồng thời cho các sản phẩm này, từ điện thoại cho tới xe điện. Khi tiến hành sạc, có 2 hành động mà người dùng cần thực hiện là cắm cục sạc vô ổ điện và cắm dây sạc vô thiết bị, nhưng thứ tự nó như thế nào?
Với nội dung chia sẻ trong ảnh chụp màn hình này, bước 2 nó sẽ chính xác và đúng hơn nếu cụ thể mẫu xe điện nào đó của Vinfast, thay vì nói chung chung thì không áp dụng được cho các trường hợp khác.
Trong lĩnh vực điện có 1 thuật ngữ mà anh em có thể đã biết - surge, hay còn gọi là đột biến điện, sốc điện, quá áp hay xung điện thoáng qua trong thời gian ngắn nhưng năng lượng cao. Surge là hiện tượng điện áp bị tăng lên tức thời, quá cao vượt ngưỡng bình thường và chỉ xảy ra trong thời gian cực ngắn (khoảng phần triệu giây). Tuy vậy chúng ta không nên coi thường hiện tượng này, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến thiết bị điện, mất dữ liệu ở các thiết bị lưu trữ, rút ngắn tuổi thọ pin, thậm chí hư hỏng mạch điện, đặc biệt là phần BMS (Battery Management System).
Đầu tiên, các thiết bị công nghệ sử dụng pin (hoặc ắc quy, cũng là 1 loại battery) thì cần phải nạp lại năng lượng, nguyên tắc cắm sạc có thể áp dụng đồng thời cho các sản phẩm này, từ điện thoại cho tới xe điện. Khi tiến hành sạc, có 2 hành động mà người dùng cần thực hiện là cắm cục sạc vô ổ điện và cắm dây sạc vô thiết bị, nhưng thứ tự nó như thế nào?

Với nội dung chia sẻ trong ảnh chụp màn hình này, bước 2 nó sẽ chính xác và đúng hơn nếu cụ thể mẫu xe điện nào đó của Vinfast, thay vì nói chung chung thì không áp dụng được cho các trường hợp khác.
Trong lĩnh vực điện có 1 thuật ngữ mà anh em có thể đã biết - surge, hay còn gọi là đột biến điện, sốc điện, quá áp hay xung điện thoáng qua trong thời gian ngắn nhưng năng lượng cao. Surge là hiện tượng điện áp bị tăng lên tức thời, quá cao vượt ngưỡng bình thường và chỉ xảy ra trong thời gian cực ngắn (khoảng phần triệu giây). Tuy vậy chúng ta không nên coi thường hiện tượng này, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến thiết bị điện, mất dữ liệu ở các thiết bị lưu trữ, rút ngắn tuổi thọ pin, thậm chí hư hỏng mạch điện, đặc biệt là phần BMS (Battery Management System).
Để tránh tình trạng này, anh em có thể nhớ nguyên tắc 2 bước đơn giản:
- Cắm bộ sạc vô nguồn điện lưới trước
- Cắm dây từ bộ sạc vô thiết bị (điện thoại, xe...)
Sau khi sạc đầy thì chúng ta sẽ rút sạc theo chiều ngược lại, tức là rút dây sạc thiết bị trước rồi mới gỡ bộ sạc ra khỏi lưới điện.
Không giống như các thiết bị điện thông thường, xe điện và pin tích hợp của nó không chỉ tiêu thụ năng lượng mà nó vẫn phóng điện, thậm chí ngay cả lúc hết pin. Hầu hết các cổng sạc điện trên xe đều có thiết kế kết nối trực tiếp với điện cực của pin, do đó khi pin tạo ra điện áp, nó sẽ được dẫn tới chân tiếp xúc của cổng sạc. Tức là giả sử điện áp của pin ở ngưỡng 50 V, khi anh em cắm dây sạc vô, đầu cuối của dây sạc (chưa cắm vô bộ sạc) sẽ có điện áp 50 V, lúc này anh em chạm vô sẽ bị giựt nhẹ.

Lưu ý của 1 bộ sạc xe điện, cắm sạc vô điện lưới trước rồi mới cắm dây sạc pin sau.
Bộ sạc - charger - làm nhiệm vụ chuyển đổi từ nguồn AC của điện lưới thành nguồn DC để sạc pin. Mạch điện bên trong bộ sạc trang bị các tụ điện lưu trữ năng lượng tạm thời, còn điện áp DC đầu ra của bộ sạc sẽ cao hơn 1 chút so với thông số điện áp được công bố của pin. Ví dụ tiếp tục bên trên, điện áp pin lúc đầy là 50 V thì điện áp đầu ra của bộ sạc sẽ cỡ 55 V chẳng hạn. Điều này là để xảy ra chênh lệch điện áp, ép các electron chạy từ điện cực dương của pin qua điện cực âm. Trong quá trình sạc và xả, điện cực của pin sẽ đảo chiều.
Nói về lý do vì sao nên cắm sạc vô ổ điện trước rồi mới tới thiết bị sạc thì liên quan tới các tụ điện trong bộ sạc. Lúc này tụ điện sẽ được nạp đầy năng lượng trước từ lưới, dẫn tới đầu ra sạc sẽ có điện áp đúng chuẩn (trong ví dụ trên là 55 V) trước khi cắm vô thiết bị. Nếu đang hết năng lượng, điện áp của pin sẽ giảm còn khoảng 45 V, anh em cắm sạc đúng thứ tự thì chênh lệch điện áp giữa bộ sạc và pin không lớn, không đủ để tạo ra tia lửa điện.

Hướng dẫn của Zaptec - công ty chuyên về giải pháp trạm sạc xe điện, trụ sở ở Na Uy, thành lập từ năm 2012.
Quảng cáo
Ngược lại nếu anh em cắm dây sạc vào thiết bị trước, pin trong thiết bị có xu hướng xả để nạp đầy tụ điện bên trong bộ sạc. Chênh lệch điện áp lúc này khá lớn do tụ đang không lưu điện, tức điện áp bằng 0, nguyên tắc bình thông nhau thì điện áp sẽ trở về trạng thái cân bằng giữa pin và tụ trong bộ sạc. Nếu anh em cắm theo thứ tự này, tia lửa điện có thể sẽ xuất hiện. Một số bộ sạc cho thiết bị điện có thể sẽ giữ nguồn ra ở ngưỡng cao hơn khá nhiều so với điện áp sạc pin lúc chạy không tải, tự động điều chỉnh phù hợp khi có tải.
Đối với các thiết bị và bộ sạc đời mới, thứ tự cắm điện có thể không quan trọng do có các mạch điện bảo vệ và làm nhiệm vụ điều hướng đúng dòng điện, ngăn chặn tình trạng sạc ngược. Anh em có thể đọc hướng dẫn sử dụng để thực hiện đúng thao tác và quy trình, đảm bảo được tình trạng tốt nhất cho cả bộ sạc lẫn thiết bị điện trong từng trường hợp. Dù vậy quy tắc đơn giản bên trên có thể áp dụng cho cả 2, đây là quy tắc lâu đời và có trước khi những tiến bộ công nghệ xuất hiện. Còn nếu bộ sạc có công tắc đóng/mở, hoặc ổ điện có công tắc riêng, cắm bên nào trước cũng được với điều kiện công tắc đang trong trạng thái không đóng mạch/tắt.
Anh em có thêm thông tin gì thì chia sẻ nhé.