Samsung đang phát triển một loại công nghệ màn hình “đa tần số quét” dành cho các thiết bị di động. Nếu được phát triển thành công, đây có thể là bước đột phá tiếp theo của Samsung trong khía cạnh sản xuất màn hình điện thoại, hay nói đúng hơn, Samsung lại tạo thêm một bước tiến mới trong việc giúp các màn hình có tần số quét cao phù hợp với những viên pin di động.
Còn nhớ, Galaxy S20 là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ biến thiên tần số làm tươi với tốc độ tối đa đạt 120Hz. Việc biến thiên tần số quét giúp thiết bị vẫn đạt được tần số quét cao trong những tác vụ như chơi game hay xem phim, nhưng vẫn đảm bảo được tính tiết kiệm pin khi không cần thiết bằng cách giảm tốc độ làm tươi xuống.
Với công nghệ mới mà Samsung đang phát triển, màn hình có thể điều chỉnh tần số làm tươi một cách cục bộ. Để dễ hình dung hơn, ví dụ anh em đang lướt một trang web có video thì chỉ phần màn hình hiển thị video là có tần số làm tươi cao, những khu vực tĩnh xung quanh sẽ giảm tần số xuống mức tối thiểu để tiết kiệm điện năng. Nó tương tự như việc các điểm ảnh của màn hình OLED/AMOLED sẽ tắt hoàn toàn khi hiển thị màu đen vậy.
Dù nghe thì có vẻ đơn giản và hay ho, nhưng chắc chắn việc kiểm soát tần số làm mới ở từng khu vực là điều không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, bằng sáng chế này được nộp vào đầu năm 2021 nhưng mãi đến nay mới được công bố trên trang KIPRIS (Cục sở hữu trí tuệ Hàn Quốc). Bên cạnh đó, phần lớn các bằng sáng chế dù được cấp nhưng vẫn không được thương mại hoá vì những rào cản về mặt công nghệ và khoa học. Tuy nhiên, ý tưởng này của Samsung mình đánh giá là khá hay và vẫn mong nó trở thành hiện thực vào một ngày không xa.
Tham khảo Sammobile
Còn nhớ, Galaxy S20 là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ biến thiên tần số làm tươi với tốc độ tối đa đạt 120Hz. Việc biến thiên tần số quét giúp thiết bị vẫn đạt được tần số quét cao trong những tác vụ như chơi game hay xem phim, nhưng vẫn đảm bảo được tính tiết kiệm pin khi không cần thiết bằng cách giảm tốc độ làm tươi xuống.
Với công nghệ mới mà Samsung đang phát triển, màn hình có thể điều chỉnh tần số làm tươi một cách cục bộ. Để dễ hình dung hơn, ví dụ anh em đang lướt một trang web có video thì chỉ phần màn hình hiển thị video là có tần số làm tươi cao, những khu vực tĩnh xung quanh sẽ giảm tần số xuống mức tối thiểu để tiết kiệm điện năng. Nó tương tự như việc các điểm ảnh của màn hình OLED/AMOLED sẽ tắt hoàn toàn khi hiển thị màu đen vậy.
Dù nghe thì có vẻ đơn giản và hay ho, nhưng chắc chắn việc kiểm soát tần số làm mới ở từng khu vực là điều không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, bằng sáng chế này được nộp vào đầu năm 2021 nhưng mãi đến nay mới được công bố trên trang KIPRIS (Cục sở hữu trí tuệ Hàn Quốc). Bên cạnh đó, phần lớn các bằng sáng chế dù được cấp nhưng vẫn không được thương mại hoá vì những rào cản về mặt công nghệ và khoa học. Tuy nhiên, ý tưởng này của Samsung mình đánh giá là khá hay và vẫn mong nó trở thành hiện thực vào một ngày không xa.
Tham khảo Sammobile