Một phương pháp điều trị covid mới đang cho thấy khả năng loại bỏ virus SARS-CoV-2 nhanh chóng không cho chúng thâm nhập qua đường hô hấp. Theo đó ở pha 3 của thử nghiệm lâm sàng thuốc làm giảm mạnh lượng virus ở khoang mũi với tốc độ nhanh hơn nhiều so với người dùng giả dược. Những người dùng thuốc cũng có kết quả âm tính với virus khi được lấy mẫu nhanh hơn so với nhóm còn lại.
Phương pháp điều trị này được hãng công ty SaNOtize của Canada phối hợp với hãng dược Glenmark Pharmaceuticals của Ấn Độ cùng phát triển và nghiên cứu. Thuốc có chứa nitric oxide, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người và thường được dùng để giúp thông đường thở và mạch máu. Nghiên cứu cũng cho thấy nitric oxide có tác dụng kháng khuẩn và có thể giúp chống covid nhanh chóng, nhất là với những người nghi hoặc xác định có tiếp xúc với virus.
Thử nghiệm này cũng đã được đăng trên tạp chí Lancet khu vực Nam Á vào tuần trước với sự tham gia của 333 người cả đã tiêm lẫn chưa tiêm vaccine bị nhiễm covid có triệu chứng nhẹ trong đợt bùng phát biến thể Delta và Omicron. Những người trong nhóm được dùng thuốc sẽ xịt thuốc 6 lần mỗi ngày trong vòng 1 tuần liên tiếp. Kết quả là những người dùng nitric oxide loại bỏ nhanh hơn rất nhiều so với nhóm còn lại, giảm tới 99% trong vòng 48 giờ. Tính trung bình nhóm này có kết quả âm tính với virus trong vòng 3 ngày, với nhóm còn lại phải 7 ngày mới có kết quả âm tính. Hầu hết đều không có phản ứng phụ nào quá mức, chỉ là 1 vài vấn đề khó chịu khi xịt thuốc mà thôi.
Tại Ấn Độ thực tế thuốc đã được đưa vào sử dụng sớm ngay khi chưa kết thúc thử nghiệm lâm sàng vào tháng 2 năm nay sau khi được cấp phép đặc biệt dưới cái tên Fabispray. Tại 1 số quốc gia ở Châu Á và Israel cũng đang được bán với tên gọi khác nhau, hiện liên minh châu Âu cũng đã đồng ý cho đăng ký sản phẩm.
Tuy vậy thuốc xịt này không giúp giảm khả năng trở nặng hay giảm nguy cơ lây lan, nhất là ở nhóm người có nguy cơ cao. Vậy nên với những người này vẫn cần có các biện pháp điều trị khác. SaNOtize hy vọng trong tương lai ứng dụng của thuốc xịt này không chỉ giúp chống covid mà chống cả những bệnh nhiễm trùng qua đường hô hấp khác nữa. Đây cũng là hướng nhiều chuyên gia y tế đánh giá là hợp lý để phòng ngừa việc phơi nhiễm với virus trong thời gian tới.
Tham khảo The Lancet
Phương pháp điều trị này được hãng công ty SaNOtize của Canada phối hợp với hãng dược Glenmark Pharmaceuticals của Ấn Độ cùng phát triển và nghiên cứu. Thuốc có chứa nitric oxide, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người và thường được dùng để giúp thông đường thở và mạch máu. Nghiên cứu cũng cho thấy nitric oxide có tác dụng kháng khuẩn và có thể giúp chống covid nhanh chóng, nhất là với những người nghi hoặc xác định có tiếp xúc với virus.
Thử nghiệm này cũng đã được đăng trên tạp chí Lancet khu vực Nam Á vào tuần trước với sự tham gia của 333 người cả đã tiêm lẫn chưa tiêm vaccine bị nhiễm covid có triệu chứng nhẹ trong đợt bùng phát biến thể Delta và Omicron. Những người trong nhóm được dùng thuốc sẽ xịt thuốc 6 lần mỗi ngày trong vòng 1 tuần liên tiếp. Kết quả là những người dùng nitric oxide loại bỏ nhanh hơn rất nhiều so với nhóm còn lại, giảm tới 99% trong vòng 48 giờ. Tính trung bình nhóm này có kết quả âm tính với virus trong vòng 3 ngày, với nhóm còn lại phải 7 ngày mới có kết quả âm tính. Hầu hết đều không có phản ứng phụ nào quá mức, chỉ là 1 vài vấn đề khó chịu khi xịt thuốc mà thôi.
Tại Ấn Độ thực tế thuốc đã được đưa vào sử dụng sớm ngay khi chưa kết thúc thử nghiệm lâm sàng vào tháng 2 năm nay sau khi được cấp phép đặc biệt dưới cái tên Fabispray. Tại 1 số quốc gia ở Châu Á và Israel cũng đang được bán với tên gọi khác nhau, hiện liên minh châu Âu cũng đã đồng ý cho đăng ký sản phẩm.
Tuy vậy thuốc xịt này không giúp giảm khả năng trở nặng hay giảm nguy cơ lây lan, nhất là ở nhóm người có nguy cơ cao. Vậy nên với những người này vẫn cần có các biện pháp điều trị khác. SaNOtize hy vọng trong tương lai ứng dụng của thuốc xịt này không chỉ giúp chống covid mà chống cả những bệnh nhiễm trùng qua đường hô hấp khác nữa. Đây cũng là hướng nhiều chuyên gia y tế đánh giá là hợp lý để phòng ngừa việc phơi nhiễm với virus trong thời gian tới.
Tham khảo The Lancet