SARAS - hệ thống tăng tốc và mở rộng tầm thu nhận tín hiệu từ vệ tinh

bk9sw
11/3/2014 18:29Phản hồi: 10
SARAS - hệ thống tăng tốc và mở rộng tầm thu nhận tín hiệu từ vệ tinh
SARAS.jpg

Việc thu nhận một tín hiệu từ một vệ tinh đang bay ở tốc độ trên 28.000 km/h là một vấn đề không đơn giản. Và để cải thiện gấp đôi phạm vi hiệu quả của các chảo ăng-ten thu nhận, giúp bắt được tín hiệu nhanh hơn, một công ty có trụ sở chính tại Tây Ban Nha mới đây đã giới thiệu một hệ thống mới có tên gọi SARAS.

Khi một vệ tinh bắt đầu truyền tín hiệu sau khi phân tách từ tên lửa đẩy, trạm nhận tín hiệu trên mặt đất cần phải hướng chính xác về phía vệ tinh để bắt chùm tín hiệu hẹp, có độ tập trung cao được gởi về từ vệ tinh đang bay rất nhanh.

"Nếu ăng-ten không được định vị một cách hoàn hảo hay vệ tinh bay ra khỏi trường quan sát trước khi bắt kịp tín hiệu, tín hiệu có thể bị bỏ lỡ. Thông thường, ngay cả với những trạm radar tốt nhất với các chảo ăng-ten có đường kính 15 m và 35 m thì chúng chỉ nhạy nhất trên đường cong vài độ dọc theo lòng chảo," Magdalena Martinez de Mendijur - kỹ sư hệ thống tại trung tâm điều hành của ESA tại Đức cho biết.

Hệ thống SARAS mới được phát triển bởi công ty Isdefe (Tây Ban Nha) với sự hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ công nghệ tổng quát của ESA. Hệ thống bao gồm 8 cảm biến tần số vô tuyến nhỏ được đặt quanh viền của các chảo ăng-ten.

Magdalena nói: "Tín hiệu nhận được bởi các cảm biến này được kết hợp và hệ thống có thể ước lượng hướng đến của các chùm tín hiệu vô tuyến đồng thời chảo ăng-ten có thể được tái định hướng theo vệ tinh với độ chính xác cao hơn, ngay cả khi tín hiệu đến khá yếu hoặc bị nhiễu."

Klaus Juergen Schulz - giám sát kỹ thuật các trạm theo dõi mặt đất cho biết hệ thống còn có thể tăng gấp đôi trường quan sát của chảo ăng-ten và có thể thu được một tín hiệu từ một vệ tinh mới trong vòng chưa đến 12 giây. Các phiên bản tiếp theo của hệ thống được kỳ vọng sẽ cải thiện hiệu năng, rút ngắn thời gian này xuống còn 2 giây."

Hệ thống SARAS đã được lắp trên các chảo ăng-ten đường kính 15 m tại trung tâm thiên văn vũ trụ của ESA ở Tây Ban Nha hồi năm ngoái và đang được thử nghiệm thu nhận tín hiệu từ nhiều vệ tinh bao gồm CryoSat-2, XMM, GOCE và SWARM.

Kế hoạch tiếp theo của Isdefe là biến hệ thống trở thành một sản phẩm thương mại. SARAS hiện đã được đăng ký sáng chế tại Tây Ban Nha và cũng vừa được cấp bằng sáng chế tại châu Âu. Dưới đây là video mô tả quá trình lắp đặt và vận hành SARAS.


Nguồn: ESA
10 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ruaja92
TÍCH CỰC
11 năm
k hiểu cho lắm...
Bài này có lẽ hơi khó hiểu nói chung với ae tinh tế
ESA chăm nhề 😁
niuton92
ĐẠI BÀNG
11 năm
Ngon quá. Vệ Tinh sẽ Truyền phát tín hiệu một cách tuyệt vời.
quan0509
ĐẠI BÀNG
11 năm
Công nghệ base station này chỉ để cải thiện thêm khả năng tiếp nhận đường downlink xuống tốt hơn trong thời điểm vệ tinh rời tên lửa đẩy đi vào quỹ đạo hoạt động của nó thôi mà, vì lúc đấy tốc độ của vệ tinh rất cao, gấp khoảng 40 lần so với máy bay thương mại. Beam sóng của chảo sẽ rất khó bắt chính xác được tín hiệu ngay trong cả khi nó đã sẵn sàng kết nối, công nghệ này sẽ tăng độ nhạy của trạm mặt đất hơn. Bác chủ thớt dịch hơi khó hiểu cho anh em.
Bài viết cũng chưa rõ là trạm này là phục vụ cho vệ tinh loại nào. Nhưng có vẻ với trạm này thì sẽ là vệ tinh địa tĩnh, như thế không phải nó bắt tín hiệu của vệ tinh đang bay, vì vệ tinh đó đứng im trên quỹ đạo, và quay theo trái đất.
Tôi không nghĩ là hiện tại mọi tín hiệu thu từ vệ tinh đều thu tín hiệu từ 1 vật có vận tốc 28 ngàn km/h. Vệ tinh được phóng vào 1 tầng địa tĩnh, ở vị trí này vệ tinh sẽ có vị trí cố định so với mặt đất bên dưới (địa tĩnh) thành ra sóng tín hiệu thu phát từ 1 vị trí cố định.

Chuyện thu sóng ở vệ tinh có vận tốc 28 ngàn km/h có vẻ gì đó hoang đường quá, nên nhớ sóng tín hiệu vốn lan truyền theo tất cả mọi hướng, nghĩa là muốn thu sóng tín hiệu phát ra từ 1 vật có vận tốc lớn như thế bản thân vật này phải phát ra tín hiệu bao trùm 1 vùng với đường kính lên đến 56 ngàn km, gần tương đương với diện tích cả địa cầu thì phải, đúng là không tưởng.
quan0509
ĐẠI BÀNG
11 năm
@_FanTTE_ Thật ra vận tốc của vệ tinh đĩa tĩnh trong không gian vào khoảng hơn 3km trên giây cơ bạn ơi. Nhưng nó là di chuyển cùng với trái đất, vì thế nên trạm trái đất cũng di chuyển theo. Khi đó hai vật sẽ cùng hệ quy chiếu, không nên nhầm lẫn việc trạm cố định 1 chỗ còn vệ tinh thì bay trong trường hợp vệ tinh là địa tĩnh. Nên nhớ, vệ tinh địa tĩnh di chuyển thì trạm trên mặt đất cũng di chuyển cùng chiều.
Vệ tinh còn có thể ở trên quỹ đạo trung bình (MEO) và thấp nữa (LEO), lúc này vệ tinh mới thực sự là di chuyển nhanh hơn nhiều so với vòng quay trái đất do phải chống lại trọng lực. Khi đó các vệ tinh này sẽ thực sự nhanh so với trạm phía dưới, do đó chúng sẽ được tracking bởi nhiều trạm trên đường bay quỹ đạo.
Còn cái công nghệ này, có lẽ là để tăng khả năng thiết lập link kết nối với vệ tinh vào đúng thởi điểm nó rời tên lửa đẩy để đi vào quỹ đạo. Vì đây là thời điểm rất quan trọng, nên họ không muốn bị miss thông tin, dù chỉ là trogn 1 s.
Còn về việc truyền dẫn sóng, thì tùy từng loại vệ tinh và từng loại nhiệm vụ thì họ sẽ dùng các band khác nhau (C Band, Ku Band..). Và hầu hết đều là beam sóng định hướng đó đối với trạm up link. Còn với down link, thì theo lý thuyết, chỉ cần 3 vệ tinh địa tĩnh thì có thể phủ đc hết mọi ngóc ngách (ko bị che chắn) trên trái đất rồi.
Ý hiểu của em thì là: Công nghệ này sẽ tự động điều chỉnh anten parabol nhanh nhất có thể, sao cho bắt được tín hiệu vệ tinh là rõ ràng nhất. Kiểu như việc ở nhà ta phải chạy lên ban công xoay "chảo" rồi lại xuống nhà coi cường độ tín hiệu ở TV, rồi lại chạy lên ,..... đỡ mất thời gian. Không biết có đúng không? :rolleyes:
Chỉ phục vụ cho nhà điều hành vệ tinh chứ ng dùng thường đọc cho biết =))
tdphong
ĐẠI BÀNG
11 năm
Viết cho đủ số lượng ý mà. Dịch linh tinh từ báo nước ngoài ra rồi copy paste, có hiểu gì đâu, nhảm vãi

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019