Mình đã dùng Dashlane được 6 năm nay, nhưng sau khi Dashlane thay đổi chính sách về giá đăng ký thuê bao và ép người dùng phải đăng ký theo năm, mình đã chuyển sang 1Password, nền tảng quản lý mật khẩu cũng rất mạnh mẽ và rất nổi tiếng khác. Có lẽ xét về sự nổi bật từ 1Password có vẻ trội hơn so với Dashlane. Hơn hết, mức giá của 1Password rẻ hơn so với Dashlane trong khi tính năng thì lại tương đương.
Cả Dashlane và 1Password đều có những gói đăng ký trả phí để dùng được full tính năng: Dashlane Premium và 1Password Personal Plan. Mình chỉ xét trên gói cá nhân, vì chỉ bản thân mình dùng mà thôi.
Không giống với 1Password, Dashlane vẫn cho người dùng sử dụng miễn phí với khả năng lưu trữ tối đa 50 mật khẩu và đi kèm với một số tính năng cơ bản như tạo mật khẩu, cảnh báo bảo mật và tự động điền (auto fill). Đổi lại thì Dashlane bản miễn phí chỉ dùng được trên 1 thiết bị duy nhất, bất kể là điện thoại hay máy tính hay trình duyệt web.
Mình đã từng dùng 1Password một thời gian trước khi chuyển qua Dashlane, lí do cũng trước hết vì mức giá của Dashlane thời điểm cách đây 6-7 năm là rất tốt cho gói đăng ký nguyên năm. Một điều khá là buồn cười đó là khi mình quay lại dùng 1Password mình buộc phải xoá tài khoản của mình đi và tạo lại tài khoản mới bằng chính email cũ, lí do là vì nếu bạn đã quên mật khẩu hoặc secret key thì cách còn lại chỉ là xoá mật khẩu mà thôi, không có recovery code, nhưng đúng lúc viết bài này thì 1Password đã ra mắt tính năng tạo và lưu trữ recovery code cho mọi tài khoản.
UPDATE: 21/6/2024: 1Password ra mắt thêm 2 tính năng mới dành cho người dùng để đăng nhập dễ dàng hơn là Recovery key và quét mã QR.
Cả Dashlane và 1Password đều có những gói đăng ký trả phí để dùng được full tính năng: Dashlane Premium và 1Password Personal Plan. Mình chỉ xét trên gói cá nhân, vì chỉ bản thân mình dùng mà thôi.
Không giống với 1Password, Dashlane vẫn cho người dùng sử dụng miễn phí với khả năng lưu trữ tối đa 50 mật khẩu và đi kèm với một số tính năng cơ bản như tạo mật khẩu, cảnh báo bảo mật và tự động điền (auto fill). Đổi lại thì Dashlane bản miễn phí chỉ dùng được trên 1 thiết bị duy nhất, bất kể là điện thoại hay máy tính hay trình duyệt web.
Mình đã từng dùng 1Password một thời gian trước khi chuyển qua Dashlane, lí do cũng trước hết vì mức giá của Dashlane thời điểm cách đây 6-7 năm là rất tốt cho gói đăng ký nguyên năm. Một điều khá là buồn cười đó là khi mình quay lại dùng 1Password mình buộc phải xoá tài khoản của mình đi và tạo lại tài khoản mới bằng chính email cũ, lí do là vì nếu bạn đã quên mật khẩu hoặc secret key thì cách còn lại chỉ là xoá mật khẩu mà thôi, không có recovery code, nhưng đúng lúc viết bài này thì 1Password đã ra mắt tính năng tạo và lưu trữ recovery code cho mọi tài khoản.
UPDATE: 21/6/2024: 1Password ra mắt thêm 2 tính năng mới dành cho người dùng để đăng nhập dễ dàng hơn là Recovery key và quét mã QR.
Ở thời điểm mình viết bài này thì 1Password vẫn chưa ra mắt tính năng tạo recovery key, để phòng trường hợp bạn mất cả mật khẩu và secret key giống như mình thì vẫn có recovery key để bạn lấy lại tài khoản. Recovery key sẽ hoạt động giống với Dashlane, tức là sẽ có một dãy các kí tự bao gồm chữ và số, bạn lưu lại nó ở một nơi an toàn để đề phòng trường hợp giống như mình.
Tính năng mới thứ hai mà 1Password ra mắt ngày hôm nay là tính năng đăng nhập nhanh hơn trên một thiết bị mới qua mã QR. Người dùng sử dụng điện thoại đã đăng nhập vào 1Password, mở camera và quét mã QR hiển thị trên thiết bị mới là có thể đăng nhập được, đơn giản và nhanh chóng thay vì phải nhập mật khẩu và mã xác thực 2 lớp.
Mức giá cho gói cá nhân: 1Password là 2.99 USD/tháng, Dashlane là 4.99 USD/tháng

Cái chính mà mình chuyển sang dùng 1Password đó là mức giá rẻ hơn, dù chỉ 1 USD nhưng nếu bạn trả theo năm, mức giá của 1Password chỉ là 2.99 USD/tháng, vấn đề là 1Password cho phép bạn chọn 1 trong 2 cách thức thanh toán: hàng tháng hoặc hàng năm, trong khi Dashlane buộc bạn phải dùng trong 1 năm, đó là vấn đề gần tương tự như Adobe ép buộc người dùng sử dụng và mới bị chính phủ Mỹ kiện cách đây vài hôm.
Các tính năng có trong gói cá nhân này giữa Dashlane và 1Password đều khá tương đồng nhau:
Có thể thấy Dashlane được tích hợp dịch vụ VPN từ Hotspot Shield VPN, nhưng cá nhân mình không dùng dịch vụ VPN tích hợp này, rất rất ít dùng nền nếu đã có dịch vụ VPN khác thì tính năng này cũng không mấy giá trị.

Dashlane cho bạn dùng thử gói đăng ký từ 14 đến 30 ngày tuỳ gói, trong khi 1Password cho dùng thử tối đa 14 ngày cho tất cả các gói đăng ký. Ngày xưa mình dùng Dashlane vì mức giá đăng ký theo năm của nó rất tốt, rất rất rẻ, chưa bằng một ly cà phê ở Starbucks, nhưng sau từng ấy năm thì Dashlane đã thay đổi chính sách mà tính năng thì không nâng cấp gì thêm nên mình quyết định chuyển qua 1Password.
1Password cho bạn dung lượng lưu trữ tối đa 5GB, có một tính năng mình khá tiếc khi không dùng Dashlane nữa là Passkeys, Dashlane là dịch vụ lưu trữ mật khẩu đầu tiên triển khai Passkeys và mình đã dùng Passkeys kể từ đó, việc đăng nhập trở nên đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên qua 1Password thì nó cũng có Passkeys, nên chẳng có gì đáng ngại nữa.
Quảng cáo
Travel mode của 1Password giúp bảo vệ dữ liệu tốt hơn

Tính năng này Dashlane không có nhưng 1Password lại có, tính năng này cho phép bạn ẩn đi những thông tin nhạy cảm khi đi du lịch. 1Password cho phép bạn tạo nhiều vault, các vault này có thể ẩn đi khi bạn đi du lịch mà chỉ để lại các thông tin cần thiết, vì đến một số quốc gia, có thể cảnh sát hoặc hải quan sẽ yêu cầu bạn mở khoá điện thoại để họ kiểm tra, travel mode sẽ giúp các thông tin về tài khoản, đăng ký, thanh toán của bạn được an toàn.
Travel mode khi kích hoạt sẽ ẩn đi toàn bộ trên tất cả các thiết bị và nền tảng, kể cả web, vì vậy sẽ đảm bảo an toàn dữ liệu của người dùng.
Để khôi phục lại cũng không khó, bạn chỉ cần tắt travel mode sau khi đã hoàn thành các thủ tục (nếu có) với nơi bạn đến là xong, mọi thứ lại quay trở lại như cũ.
1Password có ứng dụng riêng cho mọi nền tảng, Dashlane thì không

Quảng cáo
Dashlane trước đây cũng đã từng có ứng dụng độc lập, nhưng hiện tại thì chỉ còn ứng dụng cho iOS và Android, trong khi máy tính thì sẽ sử dụng ứng dụng web, cũng như là extension cho các trình duyệt.
Bản thân mình dùng web app cũng chẳng sao, nhưng 1Password có ứng dụng độc lập và nó có thể auto fill vào các ứng dụng độc lập khác trên máy tính, cũng giống như trên điện thoại.

Việc dùng ứng dụng độc lập phần nào đó cũng dễ quản lý hơn là ứng dụng web.
Giao diện trên nền web của 1Password và cả ứng dụng đều dễ dàng làm quen, gọn gàng và đẹp. Mình đánh giá cao giao diện ứng dụng của 1Password cao hơn Dashlane.
Bảo mật của 1Password và Dashlane là tương đương nhau
Cả hai đều dùng mã hoá AES-256, Dashlane có tính năng theo dõi Dark web để thông báo mật khẩu bị rò rỉ, còn 1Password có tính năng watchtower (tháp canh) với cách hoạt động cũng gần tương tự, cảnh báo cho bạn về mọi vấn đề bảo mật bị nghi ngờ hoặc đã biết với các trang web bạn sử dụng.
Bạn có thể tạo mật khẩu để đăng nhập vào 1Password hoặc Dashlane, nhưng việc thiếu vắng ứng dụng cho macOS và Windows, người dùng không dùng khả năng xác thực sinh trắc học để đăng nhập trên web đối với Dashlane.
Như mình đã nói ở trên, Dashlane tích hợp VPN cho Wi-Fi, giúp bạn định tuyến qua một dịch vụ VPN khi bạn kết nối với các điểm truy cập Wi-Fi công cộng như khách sạn, phi trường, nhà hàng….Khi bạn sử dụng mạng không xác định, thông tin cá nhân của bạn sẽ kém an toàn hơn, điều đó có nghĩa là dữ liệu của bạn có thể bị theo dõi và đánh cắp, sử dụng VPN sẽ cung cấp thêm một lớp bảo vệ.