Ấn Độ chỉ còn hai ngày nữa khi họ cố gắng cho hạ cánh các tàu sứ mạng robot gần cực nam Mặt trăng.
Tàu sứ mạng Luna-25 của Nga đã được lên kế hoạch để cố gắng đổ bộ vào ngày 21 tháng 8 nhưng đã lao xuống bề mặt Mặt trăng trước đó một ngày, trong khi Ấn Độ sẽ cố gắng hạ cánh chiếc tàu thăm dò Chandrayaan-3 vào ngày 23 tháng 8.
Đúng ra chúng dự kiến sẽ đổ bộ khá gần nhau trên bề mặt Mặt trăng, theo Brett Denevi, một nhà khoa học hành tinh tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng John Hopkins.
Trước đó bà nói: “Chúng chỉ đang cách nhau một vài trăm ki-lô-mét, cả hai đều sẽ [hạ cánh] không hẳn đúng ở cực nam Mặt trăng, mà là ở vùng cực nói chung.”
Theo Hãng tin Reuters ngày 20-8, Cơ quan Vũ trụ quốc gia Nga (Roscosmos) xác nhận tàu thăm dò Luna-25 (Mặt trăng-25) đã đâm xuống bề mặt Mặt trăng sau khi bị xoay tròn mất kiểm soát. Thông cáo của cơ quan này nêu rõ: "Thiết bị này bay với quỹ đạo không đoán trước được và bị phá hủy sau khi đâm xuống bề mặt Mặt trăng".
Cực nam dường như có thể là nơi tuyệt vời nhất để đổ bộ lên Mặt trăng vào lúc này Trung Quốc và NASA cũng đang lên kế hoạch gởi các sứ mạng riêng của họ đến khu vực này - nhưng nó cũng bao gồm vài nơi lạnh nhất. Đó là bởi vì một số miệng hố hay miệng núi lửa gần cực nam luôn nằm trong bóng tối vĩnh viễn.
“Những khu vực đó không bao giờ nhìn thấy ánh mặt trời, và vì vậy chúng vô cùng lạnh lẽo,” bà Denevi cho biết.
Cực nam Mặt trăng với các miệng hố và miệng núi lửa, ảnh ghép từ 1,500 bức hình do tàu không gian Clementine chụp. Vùng cực nam nói chung là vùng nằm trong vòng tròn ỏ giữa. Ảnh: Wikipedia.
Tàu sứ mạng Luna-25 của Nga đã được lên kế hoạch để cố gắng đổ bộ vào ngày 21 tháng 8 nhưng đã lao xuống bề mặt Mặt trăng trước đó một ngày, trong khi Ấn Độ sẽ cố gắng hạ cánh chiếc tàu thăm dò Chandrayaan-3 vào ngày 23 tháng 8.
Đúng ra chúng dự kiến sẽ đổ bộ khá gần nhau trên bề mặt Mặt trăng, theo Brett Denevi, một nhà khoa học hành tinh tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng John Hopkins.
Trước đó bà nói: “Chúng chỉ đang cách nhau một vài trăm ki-lô-mét, cả hai đều sẽ [hạ cánh] không hẳn đúng ở cực nam Mặt trăng, mà là ở vùng cực nói chung.”
Theo Hãng tin Reuters ngày 20-8, Cơ quan Vũ trụ quốc gia Nga (Roscosmos) xác nhận tàu thăm dò Luna-25 (Mặt trăng-25) đã đâm xuống bề mặt Mặt trăng sau khi bị xoay tròn mất kiểm soát. Thông cáo của cơ quan này nêu rõ: "Thiết bị này bay với quỹ đạo không đoán trước được và bị phá hủy sau khi đâm xuống bề mặt Mặt trăng".
Cực nam dường như có thể là nơi tuyệt vời nhất để đổ bộ lên Mặt trăng vào lúc này Trung Quốc và NASA cũng đang lên kế hoạch gởi các sứ mạng riêng của họ đến khu vực này - nhưng nó cũng bao gồm vài nơi lạnh nhất. Đó là bởi vì một số miệng hố hay miệng núi lửa gần cực nam luôn nằm trong bóng tối vĩnh viễn.
“Những khu vực đó không bao giờ nhìn thấy ánh mặt trời, và vì vậy chúng vô cùng lạnh lẽo,” bà Denevi cho biết.

Cực nam Mặt trăng với các miệng hố và miệng núi lửa, ảnh ghép từ 1,500 bức hình do tàu không gian Clementine chụp. Vùng cực nam nói chung là vùng nằm trong vòng tròn ỏ giữa. Ảnh: Wikipedia.
Điều đó có nghĩa là chúng có thể làm đông cứng nước. Bà Denevi nói nước khá thú vị từ một góc nhìn khoa học vì nó có thể cung cấp các manh mối về cách mà hợp chất tối thiết yếu cho sự sống này đến được nơi trú ngụ của chúng ta trong Hệ mặt trời là Trái đất. Nó cũng là một nguồn tài nguyên hết sức giá trị: Bất kỳ quốc gia nào có được lượng hợp chất H₂O quý giá đó sẽ có thể sử dụng nó cho mọi thứ.
Bà cho biết: “Nếu bạn chiết tách nó ra, bạn có thể tạo ra nhiên liệu tên lửa (hydro) hoặc không khí có thể thở được (oxi) cho các phi hành gia trên bề mặt."

Tàu sứ mạng Luna-25 đã cất cánh vào tháng 8 từ một bệ phóng tại Sân bay vũ trụ Vostochny ở Viễn Đông của Nga. Ảnh: Roscosmos State Space Corporation/AP.
Sứ mạng Luna-25 của Nga đã quay trở lại sau vài thập kỷ và chấm hết chỉ trong một ngày
Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos thông báo họ mất liên lạc với tàu Luna 25 từ 18h57 ngày 19/8 khi tàu gặp trục trặc trong lúc tiến vào quỹ đạo trước khi hạ cánh. Theo dự kiến, tàu Luna 25 sẽ hạ cánh xuống Mặt Trăng vào ngày 21/8. "Con tàu di chuyển theo quỹ đạo không thể dự đoán và ngừng hoạt động do va chạm với bề mặt Mặt Trăng", Roscosmos cho biết. Cơ quan này đã thành lập một ủy ban nội bộ đặc biệt để điều tra nguyên nhân phía sau thất bại của tàu Luna-25.
Nga không còn xa lạ gì với Mặt trăng, theo Anatoly Zak, nhà báo chủ quản của trang RussianSpaceWeb.com. Khi nước này còn là một phần của Liên bang Xô Viết, họ đã làm hơn một chục chuyến đi đến Mặt trăng.
"Nhiệm vụ cuối cùng như vậy diễn ra vào năm 1976," ông Zak nói. Ông nói sứ mạng mới này thực sự dựa trên thiết kế cũ của Liên Xô. "Đó là một loại phiên bản nâng cấp trong thế kỷ 21 của tàu vũ trụ Liên Xô đã hạ cánh trên mặt trăng vào những năm 70."
Là một cái gật đầu với di sản đó, nó được đặt tên là Luna-25, sứ mạng tiếp theo trong chuỗi các sứ mạng cũ của Liên Xô.
Trước cuộc đổ bộ thất bại hôm 20/8, ông Zak cho biết sứ mạng này đã được lên kế hoạch từ cuối những năm 1990. Đó là một tàu đổ bộ có bốn chân tương đối nhỏ với một cánh tay robot mà nó có thể sử dụng để thu thập các mẫu vật trên bề mặt.
Bởi vì nó là một thiết kế đã được chứng minh là hợp lý, nên nó sẽ hoạt động khá tốt. Mặt khác, tất cả những người đã thiết kế nó và thực hiện các sứ mạng Luna cũ cách đây gần nửa thế kỷ đều đã nghỉ hưu. Nên ông Zak không thực sự chắc chắn liệu con tàu mới này có thể tiếp đất hoàn hảo hay không.
“Có lẽ cơ hội thành công là 50-50,” ông đánh giá. Thật không may cuối cùng khả năng 50% thất bại đã xảy ra.

Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, bang Andhra Pradesh vào ngày 14 tháng 7 năm 2023. Đây sẽ là nỗ lực thứ hai của Ấn Độ nhằm hạ cánh trên mặt trăng trong những năm gần đây. Ảnh: R.SATISH BABU/AFP Getty Images.
Quảng cáo
Sứ mạng tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ là cuộc thử lại của một nỗ lực thất bại trước đó
Theo một số cách, hạ cánh trên mặt trăng phức tạp hơn so với hạ cánh trên một hành tinh như Trái đất.
Jason Davis, biên tập viên của Planetart Society, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tập trung vào đề tài khám phá không gian, cho biết: “Mặt trăng là một thử thách độc đáo vì nó không có bầu khí quyển.”
Thiếu không khí có nghĩa là không có cách nào để giảm tốc độ bằng cách sử dụng dù. Thay vào đó, tàu vũ trụ phải dựa vào các động cơ đẩy để phá vỡ cú rơi của chúng vào đúng thời điểm.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/08/7242474_j7QwttnvVUtRP6JcHhpg3W.jpg)
Mặt trăng thực chất vẫn có bầu khí quyển, nhưng rất mỏng và mong manh, được gọi là ngoại quyển (exosphere). Nó không thoáng khí. Các nguyên tố trong khí quyển mặt trăng bao gồm heli, argon, natri và kali. Ảnh: BigThink.
Davis nói: “Bạn phải thực hiện rất nhiều tính toán phức tạp khi hạ cánh để tắt các động cơ đẩy đó đúng cách. Không được có nhiều biên độ sai sót."
Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) biết rất rõ điều này. Vào năm 2019, họ đã cố gắng hạ cánh trên mặt trăng như một phần của sứ mạng tàu Chandrayaan-2. Nhưng khi các động cơ trên tàu đổ bộ hoạt động theo một cách bất ngờ, "tàu vũ trụ không biết nó đang ở đâu và bị rơi," Davis nói.
Chandrayaan-3 về cơ bản là sự lặp lại nỗ lực thất bại năm 2019 đó, ông Davis nói. Tàu đổ bộ có các công cụ để nghiên cứu hoạt động địa chấn trên mặt trăng, cùng với các khía cạnh khác của môi trường tại khu vực đó, chẳng hạn như bức xạ và nhiệt độ. Nó cũng mang theo một chiếc xe tự hành nhỏ chạy bằng năng lượng mặt trời.

Quảng cáo
Minh họa tàu đổ bộ và xe tự hành (bên trái) của Chandrayaan-2 trên Mặt trăng. Các thiết bị phần cứng của Chandrayaan-3 dự kiến sẽ trông tương tự. Ảnh: ISRO.
Davis cho rằng Ấn Độ có thể đã học được rất nhiều điều khi phân tích dữ liệu từ nỗ lực hạ cánh thất bại vào năm 2019. Điều đó có nghĩa là Chandrayaan-3 có nhiều khả năng thành công hơn, ông nói.
Một lần nữa, bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra trên Mặt trăng.
Theo NPR.