Sau hơn 150 năm, nhà hát Vienna Opera trình diễn vở opera đầu tiên được sáng tác bởi phụ nữ

AudioMate
13/12/2019 0:55Phản hồi: 17
Sau hơn 150 năm, nhà hát Vienna Opera trình diễn vở opera đầu tiên được sáng tác bởi phụ nữ
Vào ngày 8 tháng 12, nhà hát Vienna State Opera (Áo) đã thông báo biểu diễn vở nhạc kịch Orlando do nữ nhạc sĩ Olga Neuwirth biên soạn. Vở nhạc kịch sẽ được diễn ra trong vòng 13 ngày và kết thúc vào ngày 20 tháng 12. Giọng hát chính sẽ được đảm nhiệm bởi giọng ca mezzo-soprano Kate Lindsey và phần trang phục được chuẩn bị bởi Comme des Garçons’ Rei Kawakubo.

tinhte_vienna_2.jpg

Nội dung của vở nhạc kịch xoay quanh cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Virginia Woolf được xuất bản năm 1928. Câu chuyện kể về một nhà thơ chuyển giới đã du hành thời gian để sống giữa 2 thời kỳ: Thời hoàng kim Elizabeth (1558-1603) và thập niên 20 của thế kỷ 20. So với bản gốc, bà Neuwirth đã chỉnh sửa một số chi tiết, đem nhân vật chính vào nhịp sống xô bồ của thế kỉ 21. Trả lời phỏng vấn của tờ The Guardian về tác phẩm của mình, Olga Neuwirth tỏ rõ mong muốn đem một luồng gió mới cho nhà hát opera Viên đồng thời hi vọng các khán giả bảo thủ, khó tính sẽ mở lòng đón nhận tác phẩm của mình.

tinhte_vienna_1.jpg

Một tác phẩm opera sáng tác bởi phụ nữ được trình diễn tại một nhà hát opera danh tiếng có vẻ không còn là một thông tin chấn động trong kỷ nguyên bình đẳng hóa của thế kỉ 21. Vậy điều gì khiến một nhà hát có tiếng như Vienna State Opera chờ đợi đến tận 2019 để tung ra một tác phẩm như vậy trên sân khấu của mình? Xuôi dòng lịch sử, những vở opera được phụ nữ sáng tác có khởi nguồn từ những năm 1625, vở La liebrazione di Ruggerio của Francesca Caccini trình diễn tại Villa del Poggio Imperiale ở Florence, Ý. Sau đó, xuyên suốt thế kỉ 20 và 21, cùng với sự nổi dậy đòi quyền bình đẳng của phụ nữ, nhiều nhà hát có tiếng cũng đã đồng ý để các nhạc phẩm do phái nữ sáng tác được trình diễn trên sân khấu của mình, tiêu biểu như: The Met vào năm 1903 với vở Der Wald bởi Ethel Smyth, Sydney Opera House với vở Lyndy của Moya Henderson vào 2002 và cuối cùng là Royal Opera House cùng tác phẩm Alice in Wonderland của Unsuk Chin năm 2007.


tinhte_vienna_3.png

Có vô số những tác phẩm opera tuyệt vời được sáng tác và dàn dựng bởi phụ nữ, nhưng vì sao chúng ta dường như chỉ biết đến những cái tên như Mozart, Wagner hay Puccini, Verdi, Rossini cùng với các tác phẩm như Figaro, Don Giovanni ? Câu trả lời nằm ở số lượng sáng tác cũng như vị thế chủ đạo trong các thời kì lịch sử. Vào thế kỉ 18, 19 và trước đó, có một số sáng tác nổi bật của các nữ tác gia như Francesca Caccini, Judith Weir hay công chúa Amalie xứ Saxon nhưng nếu phải đặt giữa một rừng tác phẩm trong thời kì hoàng kim của opera được sáng tác bởi nam tác giả thì có thể nói chỉ như một cái cây giữa rừng già mà thôi. Cộng thêm với các tư tưởng bảo thủ thời phong kiến thì việc các vở opera do phụ nữ sáng tác không giành được vị thế của mình và chìm vào lãng quên là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tình hình đã khởi sắc hơn khi các tác phẩm được sáng tác vào giai đoạn thế kỉ 20 đã được công chúng đón nhận hơn và được biết đến rộng rãi.

tinhte_vienna_4.jpg

Như một hệ quả tất yếu, các nhạc phẩm dàn dựng bởi các nữ nhạc sữ thường được gắn cái mác "tân tiến" so với các tác phẩm nổi tiếng khác mà mọi người vẫn hay biết. Điều này dẫn đến một trở ngại khác cho các tác phẩm được kể trên. Điều này cũng được chính Olga Neuwirth nhắc đến trong bài phỏng vấn của bà với tờ The Guardian. Đó là sự bảo thủ của giới khán giả, họ thường có xu hướng quan tâm đến các nhạc phẩm có tiếng tăm hơn là đón nhận các tác phẩm mới. Điều này khiến cho những nhạc phẩm "tân tiến" của phụ nữ tuy được trình diễn tại các nhà hát opera nhưng mức độ phổ biến và thậm chí là mật độ trình diễn thua thiệt rất nhiều so với các tác phẩm của nam tác gia. Một điều nữa ảnh hưởng đến những tác phẩm Olga còn là sở thích của giám đốc điều hành nhà hát. Lấy nhà hát Vienna Opera như một ví dụ, nó được điều hành bởi Gustav Mahler vào những năm cuối thế kỉ 19 và giành được vô số thành công nhưng các buổi biểu diễn tiêu biểu luôn là các nhạc phẩm được viết bởi tác giả là nam như Mozart, Strauss, Beethoven,...vì chúng là những tác phẩm mà Mahler yêu thích. Chính vì ảnh hưởng của người điều hành tiền nhiệm mà Vienna State Opera phải đợi tới tận 2019 để trình diễn một tác phẩm do nữ sáng tác như vở Orlando của Olga Neuwirth.

tinhte_vienna_5.jpg

Chúng ta khong thể thay đổi những gì đã diễn ra trong lịch sử nhưng lại hoàn toàn có thể trông mong và một tương lai tươi sáng hơn cho các vở opera được sáng tác bởi phụ nữ. Một điều đáng mừng là trong những năm gần đây thì số lượng các vở opera do nữ sáng tác đã gia tăng đáng kể. Hãy cùng hi vọng sau Orlando của Olga Neuwirth thì chúng ta sẽ được thưởng thức nhiều nhạc phẩm như vậy hơn.
Nguồn: Classic.fm
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Quá tuyệt
ntt_6797
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Tuanvu10hp Nice
tungnhtsb
TÍCH CỰC
4 năm
@TênLàmGì Comment lấy điểm thôi =))))
Tận 13 ngày sao
@phucprolangtu Ko phải vở opera kéo dài 13 ngày, thường toàn bộ vở đc biểu diễn trong 1 ngày, vở nào dài lắm thì 2 ngày. 13 ngày là 13 buổi biểu diễn, tức là họ biểu diễn vở này 13 lần trong 13 ngày 😁
quocanh58
TÍCH CỰC
4 năm
Ảnh bìa nhìn giống bác Gilbert O'Sulliva quá 😁
Binh kun
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nhạc kiểu này dù nam hay nữ thì mình cũng nghe ko nổi
dài 13 ngày luôn ah
vipkp3
TÍCH CỰC
4 năm
Ở nước ngoài họ thích nghe opera nhỉ
hd79
CAO CẤP
4 năm
@vipkp3 V+ dân trí kém nên chỉ thích nghe Uh Oh để duy trì nòi giống thôi. Ngoài ra có biết gì đâu
@vipkp3 Tuy so sánh có phần khập khiễng nhưng Opera trong đời sống phương Tây nó cũng như tuồng chèo trong đời sống người VN, nó là 1 phần văn hóa. Vì vậy dân họ nghe nhiều cũng như dân VN nghe tuồng chèo nhiều, ko thể nói gì về dân trí ở đây vì cho bọn Tây nghe tuồng chèo nó còn mù tịt hơn người VN nghe opera. Tất nhiên những người não toàn bùn như bạn @hd79 thì loại nhạc gì vào tai cũng đều là uh oh nên có cái nhìn hơi phiến diện
NamAnn
TÍCH CỰC
4 năm
Quan trọng là đủ hay để thu hút sự quan tâm và giữ chân khán giả nữa. Nam hay nữ chỉ là một phần vấn đề thôi
Chưa được xem lần nào.
@phuocthanh234566 Loại nhạc này ko phải tự nhiên mà nghe được như các thể loại nhạc thương mại khác. Thường phải hiểu nội dung bài hát hay vở nhạc kịch thì mới nghe được, ko thì ngủ gật trong vài phút. Vì người nghe phải học cách nghe, nên VN gọi nó 1 cách dân dã là nhạc bác học.
tuluan
TÍCH CỰC
4 năm
Hi vọng sau 150 năm nữa con cháu chúng ta được đọc bài trên tinhte với nội dung “sau 150 năm, nhà hát Vienna Opera trình diễn vở opera đầu tiên do gay/les sáng tác” 😆
phụ nữ ngày càng chứng minh được giá trị của mình
DrHou07
ĐẠI BÀNG
4 năm
Ủng hộ nha

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019