Vẫn là quy định thiết bị phải có ít nhất 40% tỷ lệ linh kiện hoặc phần mềm được sản xuất và phát triển trong nước, thứ mà bộ công nghiệp Indonesia đã vin vào để ban hành lệnh cấm iPhone 16 series tại thị trường smartphone lớn nhất Đông Nam Á vài ngày trước. Đến hôm nay 1/11, bộ trưởng công nghiệp Indonesia, Febri Hendri Antoni Arief đã cho các phóng viên nước này biết, Google Pixel 9 series cũng đã bị cấm bán vì không tuân thủ quy định.
Theo vị bộ trưởng này: “Quy định nội dung nội địa và những quy định có liên quan được tạo ra để đảm bảo môi trường đầu tư công bằng cho tất cả các nhà đầu tư rót vốn vào Indonesia, và để tạo ra giá trị thặng dư, củng cố kết cấu ngành công nghiệp của đất nước.” Cụ thể hơn, để được bán thiết bị tại thị trường nước này, các hãng hoặc sẽ phải sử dụng nguồn linh kiện và thiết bị được phát triển nội địa, hoặc phải phát triển phần mềm hoặc firmware trong lãnh thổ Indonesia, hoặc bỏ vốn đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu phát triển sáng tạo công nghệ tại Indo. 40% linh kiện bên trong smartphone hay thiết bị công nghệ sẽ phải có nguồn gốc sản xuất tại đất nước này.
Lệnh cấm bán iPhone 16 series được chính quyền Indonesia công bố chỉ vài ngày sau khi Apple không đáp ứng được lời hứa đầu tư 95 triệu USD cho ngành công nghệ nước này.
Những hãng khác như Samsung hay Xiaomi chọn cách đáp ứng yêu cầu quy định mới của Indonesia bằng cách xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất sản phẩm công nghệ. Còn Apple thì chọn cách mở học viện đào tạo các lập trình viên mới.
Theo TechCrunch
iPhone 16 hiện đã bị cấm ở Indonesia do Apple không đáp ứng các cam kết đầu tư | Viết bởi PTW_Dark
Tuần trước, chính phủ Indonesia đã ban hành lệnh cấm bán và sử dụng các mẫu iPhone 16 cùng các sản phẩm Apple ra mắt vào mùa thu năm nay, bao gồm cả Apple Watch Series 10 tại quốc gia này.
Lệnh cấm này được ban hành do Apple không hoàn thành đủ…
tinhte.vn
Theo vị bộ trưởng này: “Quy định nội dung nội địa và những quy định có liên quan được tạo ra để đảm bảo môi trường đầu tư công bằng cho tất cả các nhà đầu tư rót vốn vào Indonesia, và để tạo ra giá trị thặng dư, củng cố kết cấu ngành công nghiệp của đất nước.” Cụ thể hơn, để được bán thiết bị tại thị trường nước này, các hãng hoặc sẽ phải sử dụng nguồn linh kiện và thiết bị được phát triển nội địa, hoặc phải phát triển phần mềm hoặc firmware trong lãnh thổ Indonesia, hoặc bỏ vốn đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu phát triển sáng tạo công nghệ tại Indo. 40% linh kiện bên trong smartphone hay thiết bị công nghệ sẽ phải có nguồn gốc sản xuất tại đất nước này.
Lệnh cấm bán iPhone 16 series được chính quyền Indonesia công bố chỉ vài ngày sau khi Apple không đáp ứng được lời hứa đầu tư 95 triệu USD cho ngành công nghệ nước này.
Những hãng khác như Samsung hay Xiaomi chọn cách đáp ứng yêu cầu quy định mới của Indonesia bằng cách xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất sản phẩm công nghệ. Còn Apple thì chọn cách mở học viện đào tạo các lập trình viên mới.
Theo TechCrunch