Sau PC, cuộc chiến tiếp theo trong thị trường bán dẫn sẽ là smartphone

bk9sw
4/3/2010 9:52Phản hồi: 8
Sau PC, cuộc chiến tiếp theo trong thị trường bán dẫn sẽ là smartphone
Ngành công nghiệp bán dẫn là một trong những ngành sôi động nhất hiện nay. Giá trị hiện hành của một nhà máy sản xuất chip tiên tiến vào khoảng 3 tỉ USD. Mỗi nhà máy phải mất rất nhiều năm để xây dựng và kích thước siêu nhỏ của chip đòi hỏi phải được thiết kế rất công phu, tỉ mỉ đôi khi bất chấp cả các quy luật vật lý trên thực tế. Trong suốt nhiều thập kỉ qua, rất nhiều công ty đã lâm vào tình trạng rối rắm thậm chí phá sản từ việc cố gắng sản xuất hàng loạt thiết bị phức tạp với giá thành thấp. Ngày nay, cuộc chiến trên mặt trận chip xử lý ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Trong giai đoạn tới, các nhà sản xuất sẽ tranh giành nhau cung cấp sản phẩm của mình cho một phân mảng thị trường đang phát triển rất nhanh chóng: Điện thoại thông minh(ĐTTM), máy tính xách tay và cả máy tính bảng.


Các nhân viên làm việc tại nhà máy sản xuất chip tiên tiến của Taiwan Semiconductor Manufacturing

Cuộc chiến này lôi kéo rất nhiều nhà sản xuất chip. Mỗi công ty đều muốn dán thương hiệu của mình lên các chip xử lý trên thiết bị di động nhưng thực chất cùng 1 thiết kế lõi. Mục đích của họ nhằm chống lại Intel, nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới. Intel vẫn là bá chủ trên thị trường vi xử lý cho PC nhưng gần đây, Intel đã thâm nhập vào phân mảng di động với một loại chip hoàn toàn khác. Đây chính là mối lo ngại hàng đầu đối với các đối thủ cạnh tranh. Tuy vậy, người tiêu dùng vẫn được hưởng lợi từ cuộc chiến. Họ sẽ làm tăng mức cạnh tranh và thúc đẩy cải tiến cho sản phẩm. Nhưng trái lại, các nhà sản xuất sẽ gặp nhiều bất lợi, đặc biệt là họ sẽ tốn nhiều tiền của để ganh đua nhau tranh giành miếng bánh này.

"Đây chính là điều tôi e ngại, nhưng cuối cùng các nhà sản xuất vẫn đang dồn ép nhau, và nếu như 1 công ty thất bại sẽ vẫn còn 2 hoặc 3 công ty khác tồn tại.", theo Ian Drew, phó giám đốc điều hành ARM Holdings, nhà sản xuất chip đang sở hữu công nghệ và bằng sàng chế của thiết kế lõi chip được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các mẫu ĐTTM hiện nay.


Một nhà nhà máy sản xuất bán dẫn của Intel tại Hillsboro, bang Oregon. Intel là công ty cuối cùng theo xu hướng vừa thiết kế vừa sản xuất sản phẩm của mình

Intel có trụ sở chính tại Santa Clara, California, hiện vẫn đang duy trì vị thế số 1 của mình khi tiếp tục cho ra đời dòng chip tiên tiến siêu hiệu năng. Intel là công ty cuối cùng theo xu hướng vừa thiết kế vừa sản xuất các sản phẩm riêng. Bên cạnh đó, hầu hết các loại chip còn lại như chip trong xe hơi, máy in v.v... được sản xuất bởi một nhóm các nhà sản xuất theo hợp đồng nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công ty đặt hàng. Các nhà sản xuất này được gọi là phân xưởng, họ đã nối bước Intel trong xu thế sản xuất, công nghệ và họ cũng nắm giữ các loại chip với thiết kế đơn giản.

Nhưng trong công nghệ di động, yêu cầu đặt ra là phải sản xuất các loại chip nhỏ hơn, tiêu tốn ít điện năng hơn, xử lý nhanh hơn và giá rẻ hơn. Để đáp ứng các chỉ tiêu này, các hãng sản xuất buộc phải chuẩn bị kế hoạch tiếp theo cho riêng mình. Ví dụ điển hình là GlobalFoundries đã lên lịch sản xuất chip trong năm nay tại nhà máy ở Dresden, CHLB Đức. Có thể nói đây là nhà máy sản xuất chip tiên tiến nhất từ trước đến giờ, những con chip đầu tiên sẽ được áp dụng trên 2 đối tượng chính là ĐTTM và thiết bị dạng bảng. Theo lời Jim Ballingall, phó giám đốc marketing của GlobalFoundries: "Các loại chip này sẽ đánh dấu một bước thành công trong thị trướng bán dẫn."

GlobalFoundries được thành lập vào năm ngoái khi Advanced Micro Devices (AMD), đối thủ chính của Intel trong thị trường vi xử lý cho PC, mở rộng hoạt động sản xuất của mình. GlobalFoundries có trụ sở chính tại Sunnyvale, California, được hổ trợ với số vốn gần 10 tỉ USD và hứa hẹn được đầu tư từ chính phủ thành phố Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Với nguồn lực to lớn, GlobalFoundries đã gây nên sức ép đối với các công ty khác như Taiwan Semiconductor Manufacturing, United Microelectronics và Samsung Electronics, các công ty này cũng sản xuất chip cho điện thoại thông minh.


Chip Snapdragon của Qualcomm đang được sử dụng trên các ĐTTM mới nhất hiện nay

Trong cùng thời gian, Apple, Nvidia và Qualcomm cũng thiết kế các loại chip riêng dựa trên nền tảng ARM cho thiết bị di động và chip sẽ được sản xuất theo hợp đồng từ các phân xưởng. Măc dù không đầu tư trực tiếp vào nhà xưởng, việc phát triển chip vẫn khiến mỗi công ty tiêu tốn khoảng 1 tỉ USD. Mới đây, các loại chip này đã được sử dụng trên ĐTTM từ iPhone đến các thiết bị khác bởi chip tiêu thụ điện năng thấp và có giá thành hợp lý. Ví dụ: Apple cho ra mắt máy tính bảng iPad sử dụng dụng chip nền tảng ARM tiếp đến HP và Lenovo cũng công bố các mẫu máy tương tự. Theo nhà sản xuất vi xử lý kì cựu Fred Weber: "Apple là công ty đầu tiên tạo ra một thiết bị thực sôi cuốn người tiêu dùng mà không sử dụng nền tảng chip của Intel và hệ điều hành Windows của Microsoft. Chiếc iPhone đã phá vỡ nhiều rào cản tâm lý và mọi người đang cố gắng dùng thử các sản phẩm mới đồng thời thúc đẩy mức tiêu thụ thiết bị điện tử trên thị trường."

Trong khi Apple đã đạt được một số thành công bước đầu, các công ty khác như Nvidia, Qualcomm lại muốn mẫu chip của họ được sử dụng trên càng nhiều thiết bị điện tử càng tốt, bao gồm hệ thống giải trí trong xe hơi, điện thoại cố định với màn hình và khả năng truy cập Internet, v.v... Ví dụ, tại MWC Barcelona vừa qua, các nhà sản xuất đã trình diễn hàng loạt các thiết bị hiện đại dựa trên nền tảng ARM trang bị cho máy tính bảng và laptop. Thêm vào đó, HTC cũng trình làng HTC Desire với chip ARM của Qualcomm có tên Snapdragon. Dẫn chứng trên cho thấy các công ty đang nổ lực hết sức nhằm giảm ảnh hưởng của Intel trên thị trường này.


HTC Desire, ĐTTM mới nhất của HTC vừa được cho ra mắt tại MWC Barcelona, Tây Ban Nha vừa qua

Trong khi đó, Intel bước chân vào thị trường di động đầy sóng gió, một mặt để mở rộng thị trường, mặt khác bảo vệ chính Intel từ các nhà sản xuất chip ARM khác. Dòng chip Atom của Intel vốn được sử dụng trên netbook giờ đã có mặt trên điện thoại thông minh. Nhưng theo các nhà phân tích, chip Atom có thể mắc hơn gấp 2 đến 3 lần so với chip ARM và chúng sử dụng quá nhiều năng lượng đối với 1 thiết bị có thiết kể nhỏ hơn netbook. Đáp lại ý kiến này, Intel cho rằng người tiêu dùng đang đòi hỏi những chiếc ĐTTM với chức năng không khác gì máy tính. Để đáp ứng nhu cầu trên, chip xử lý phải mạnh mẽ hơn và các phần mềm cũng phải tương tự trên máy tính. Do đó, Intel tin rằng chip Atom là một sự lựa chọn hợp lý tính đến thời điểm hiện tại.

Quảng cáo



Robert B. Crooke, phó tổng giám đốc Intel đang nắm giữ dự án Atom cho biết: "Những thiết bị này khá giống với máy tính, chúng sẽ đánh giá khả năng hoạt động và từ đó đòi hỏi những cải thiện về tốc độ của chip." Mặc dù gặp phải nhiều ý kiến trái chiều, Intel vẫn thu được lợi nhuận rất lớn. Tháng 12 vừa qua, Intel đã thu về hơn 9 tỉ tiền mặt và từ đầu từ ngắn hạn. Crooke cũng cho biết thêm, cứ mỗi 18 tháng, Intel sẽ cho ra đời một loạt chip mới hoặc cải tiến để chúng rẻ hơn và ít tốn năng lượng hơn. Còn đối với các đối thủ khác, họ đang mắc phải vấn đề mà Intel đã gặp và giải quyết được từ vài năm trước. Áp lực cạnh tranh buộc Intel phải giảm giá thành sản phẩm xuống, qua đó Crooke cũng phát biểu: "Tôi không biết liệu các rào cản này có tạo ra khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh khi quyết định đầu tư trong thời gian tới hay không, nhưng hiện tại thì bạn cứ nghĩ như thế đi."

Nguồn: The New York Times
8 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đây quả là một cuộc chiến vô cùng khốc liệt. Em và các bác là những người thắng cuộc nhưng hết tiền....!
shayla88
ĐẠI BÀNG
14 năm
nói chung ko có bình luận j thêm, chỉ có chút bình loạn về cái tay ở hình trên của pa nào mà nhìn gúm quá
bài viết dài và khá nhiều thông tin, nhưng mà lan man quá
Công nghệ ngày càng phát triển kéo theo DTTM phát triển đổi mới là chuyện bình thường mà, hy vọng đừng bao giờ phát triển thông minh qua bộ não của con người, hehehe...Vui tí thôi nhe các bác!.
nửa năm trước vừa sắm con Core 2 thì mấy tháng sau ra mắt i7, công nghệ cứ thay đổi ngày 1 , ngày 2 chóng mặt. Sợ nhất ông Intel, chu kỳ mấy năn lại ra 1 lần chip, thị trường giá cả thay đổi chóng măt, chỉ 1 vài năm con chip của mềnh lại rẻ bèo như con celeron mất. Xót tiền thiệt
Thoải mãi là được rồi, ham hố làm gì 😁
mabu_210
TÍCH CỰC
14 năm
Chuẩn ko cần chỉnh. Chỉnh là lệch, công nghệ phát triển nhanh chóng cả mặt.
atrang
ĐẠI BÀNG
14 năm
Càng nhiều ông đi vào sản xuất đồ công nghệ thì anh em ta càng mừng!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019