Sau vụ kiện độc quyền tìm kiếm trực tuyến, Google chuẩn bị hầu tòa cáo buộc độc quyền quảng cáo

P.W
9/9/2024 14:53Phản hồi: 29
Sau vụ kiện độc quyền tìm kiếm trực tuyến, Google chuẩn bị hầu tòa cáo buộc độc quyền quảng cáo
Ngay sau khi tòa sơ thẩm đưa ra phán quyết kết luận rằng Google đã có những hành vi vi phạm luật chống độc quyền để giữ vị thế độc quyền của họ trên thị trường công cụ tìm kiếm trực tuyến, tập đoàn Alphabet sẽ chuẩn bị bước vào vụ kiện thứ hai. Lần này, không chỉ có những cơ quan quản lý thuộc chính phủ Mỹ, chẳng hạn như bộ tư pháp và bộ thương mại Mỹ khởi kiện, mà không thiếu những cơ quan quản lý các thị trường lớn phương Tây sẽ cùng làm việc trong một chiến dịch chung để phá vỡ vị thế độc quyền quảng cáo trực tuyến của tập đoàn này.

Trên bàn cân lần này sẽ là mảng quảng cáo trực tuyến trị giá 20 tỷ USD của Alphabet.



Ở Mỹ, vẫn sẽ là bộ tư pháp Mỹ đưa Alphabet ra tòa lần thứ hai, với phiên xử sơ thẩm bắt đầu kể từ thứ 2 tuần này, xoay quanh những cáo buộc tập đoàn này, giống như với thị trường tìm kiếm trực tuyến, đã có những hành vi vi phạm pháp luật để giữ vị thế độc tôn trên thị trường quảng cáo trực tuyến.

Đơn kiện được gửi lên tòa án liên bang ở Virginia, Mỹ từ tháng 1/2023. Người đứng đầu mảng chống độc quyền của bộ tư pháp Mỹ, Jonathan Kanter và chính quyền vài bang ở Mỹ đã cáo buộc Google “áp dụng những biện pháp cạnh tranh không công bằng, o ép và phạm pháp để triệt hạ hoặc làm giảm mạnh những nguy cơ có thể ảnh hưởng tới sự thống trị của họ” ở cương vị một đơn vị trung gian lớn trong ngành quảng cáo kỹ thuật số.


Ba vụ kiện, Google đã thua 2


Vụ kiện này được chú ý, vì trong 9 tháng vừa qua, tập đoàn chủ quản Google đã để thua 2 vụ kiện chống độc quyền. Thêm lần này nữa nếu Alphabet thua kiện, không loại trừ khả năng tòa án sẽ đưa ra quyết định thay đổi toàn bộ số phận của tập đoàn này, thậm chí có thể tái cơ cấu hoặc tách rời từng mảng kinh doanh của Alphabet, biến chúng thành những tập đoàn độc lập.

Cùng lúc, vụ kiện này cũng nhấn mạnh những xung đột lợi ích khi Alphabet, hay Google sở hữu những đơn vị vận hành ở mọi mảng của thị trường. Từ công nghệ cho phép các nhà xuất bản hay các trang web bán quảng cáo, cho tới sàn giao dịch để các nhãn hàng bỏ tiền mua quảng cáo quảng bá sản phẩm dịch vụ của họ, cho tới cả phần mềm để các đơn vị quảng cáo tiếp cận thị trường.

10google-layoffs-02-fmjh-mediumSquareAt3X.jpg

Hồi tháng 8 vừa qua, thẩm phán Amit Mehta, người phán xử vụ kiện kéo dài 4 năm qua ở tòa án Washington, trong phán quyết dài 286 trang, đã gọi Google là “tập đoàn độc quyền”, và rằng Google đã vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ. Phán quyết này là kết luận sau phiên xử kéo dài nhiều tuần.

Còn vào tháng 12 năm ngoái, bồi thẩm đoàn tòa án San Francisco đã kết luận Alphabet đã ngăn cản các đối thủ cạnh tranh với cửa hàng ứng dụng Android Play Store, rồi kiếm hàng tỷ USD lợi nhuận bằng khoản phí chia sẻ doanh thu không công bằng.

Cả ba vụ kiện này kết hợp lại, tạo ra thử thách pháp lý mà trong suốt lịch sử 26 năm tồn tại của Google, nay là tập đoàn Alphabet, chưa từng phải đối mặt. Nó đến giữa thời điểm xu hướng những chatbot vận hành bằng trí tuệ nhân tạo đang có khả năng thay đổi hoàn toàn thói quen tìm kiếm thông tin trực tuyến của mọi người trên toàn thế giới.

Google kiện kênh truyền hình Nga, cáo buộc chính phủ nước này phong tỏa và tịch thu 100 triệu USD

Ngày 20/8 vừa rồi, Google đâm đơn khởi kiện đài truyền hình Russia Today, đài truyền hình thuộc chính phủ Nga. Vụ kiện này được thực hiện để Google tránh được những cuộc chiến pháp lý xoay quanh việc YouTube vô hiệu hóa tài khoản của kênh RT.
tinhte.vn

Quảng cáo


CEO Sundar Pichai sẽ phải tìm ra cách để vượt qua những nguy cơ tiềm năng đối với chính bản thân sự tồn tại của tập đoàn Alphabet, vừa giữ tập đoàn nguyên vẹn sau những vụ kiện với các nhà quản lý.

Liệu có bị chia tách tập đoàn?


Theo nhà phân tích Mark Shmulik của Bernstein: “Giống như mọi đế chế, thời gian luôn là kẻ thù lớn nhất và đối thủ đang đứng ở cửa. Đối mặt với cùng lúc ba vụ kiện, rất khó để nghĩ tới việc Google sẽ bình an vô sự.” Tuy nhiên, “các nhà đầu tư hầu hết đều coi những dòng tiêu đề liên quan tới việc Google bị các nhà quản lý điều tra và khởi kiện chỉ là những điều vụn vặt.”

Vụ kiện chống độc quyền Google Play Store, với nguyên đơn chính là Epic Games dự kiến sẽ có phán quyết của tòa án trong vòng vài tuần tới. Còn trong khi đó, phán quyết cuối cùng của vụ kiện giữa bộ tư pháp Mỹ với Google xoay quanh hành vi độc quyền mảng tìm kiếm trực tuyến dự kiến phải tới tháng 8/2025 mới được đưa ra.



Những giải pháp tiềm năng trong những vụ kiện ấy cũng đa chiều, từ việc cấm Google trả những khoản tiền để họ được ưu tiên trên các nền tảng, phần mềm và thiết bị, cho tới việc yêu cầu Google chia sẻ dữ liệu tìm kiếm trực tuyến để các đơn vị khác có cơ hội cạnh tranh, và tệ nhất sẽ là tách riêng từng mảng của tập đoàn Alphabet ra.

Nói về vụ kiện chuẩn bị xét xử đầu tuần này, Barak Richman, giáo sư chuyên ngành luật ở đại học George Washington cho rằng, vụ kiện liên quan tới công nghệ quảng cáo trực tuyến “là một vụ kiện hấp dẫn, khó khăn hơn nhưng quan trọng hơn vụ kiện công cụ tìm kiếm trực tuyến.”

Quảng cáo



Google độc quyền quảng cáo trực tuyến như thế nào?


Ở trung tâm của vụ kiện này, là cáo buộc cho rằng Google đã và đang thống trị thị trường tìm kiếm trực tuyến trong vòng 16 năm qua, những đối thủ tiềm năng đều bị mua lại, các đơn vị xuất bản đều được nhận những khoản tiền để ưu tiên sử dụng công cụ quảng cáo của Google, rồi thao túng cả hệ thống đấu giá quảng cáo để làm lợi cho tập đoàn.

Năm 2008, Google mua lại DoubleClick, một hệ thống máy chủ quảng cáo phục vụ các đơn vị sản xuất nội dung trực tuyến, và ADX, một nền tảng giao dịch quảng cáo trực tuyến, từ đó tạo ra cả một hệ sinh thái kín dành cho họ. Theo bộ tư pháp Mỹ, “nhờ những thương vụ đó, Google đã biến thành cả bên mua, bên bán và bên đấu giá quảng cáo số.”

Google và Meta có thỏa thuận bí mật, quảng cáo Instagram tới trẻ 13 đến 17 tuổi trên YouTube

Tài liệu nội bộ mà tờ Financial Times vừa có được cho thấy, hai tập đoàn Alphabet và Meta đã có thỏa thuận bí mật với nhau để chạy quảng cáo định hướng, giới thiệu mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Instagram tới những cô bé cậu bé tuổi teen từ 13 đến 17…
tinhte.vn


Đơn kiện của bộ tư pháp Mỹ dẫn lại lời một giám đốc sản phẩm của Google: “Mục tiêu của chúng ta là được ăn cả ngã về không, sử dụng ADX làm sàn giao dịch, nếu không thì không được chạy quảng cáo.”

Yêu cầu của bộ tư pháp Mỹ là Alphabet thoái vốn mảng Google Ad Manager.

Đương nhiên Google phủ nhận những cáo buộc này, và đã nhiều lần cố gắng hủy vụ kiện. Họ mô tả thị trường quảng cáo trực tuyến là nơi cạnh tranh vô cùng khốc liệt, và những đơn vị đối thủ cạnh tranh như Amazon, Meta, Microsoft hay cả Adobe đều sở hữu những nền tảng tương tự.

Dẫn đầu đội ngũ luật sư của Google là chủ tịch quan hệ toàn cầu Kent Walker. Theo những vị luật sư của tập đoàn, chính phủ Mỹ đã cố tình bẻ câu chữ khi định nghĩa thị trường quảng cáo số. Họ cũng cho rằng, khi chỉ tập trung vào hiển thị quảng cáo trên các trang web như những banner tĩnh, không tính quảng cáo trong ứng dụng, chính phủ Mỹ đã có góc nhìn cực kỳ sai lầm và cổ lỗ về thị trường, không mô tả đúng thị trường quảng cáo trực tuyến hiện đại, càng lúc càng thiên về hiển thị trong các ứng dụng.



Dù vậy, theo vài nguồn tin không chính thức, các giám đốc cấp cao ở Google vẫn đang rất lo lắng về vụ kiện này, sau khi hai lần trước đó, họ đã bị tòa án xử thua. Thậm chí Google còn muốn chấm dứt vụ kiện bằng cách đoán trước án phạt tiền mặt mà bộ tư pháp Mỹ có thể sẽ đưa ra, rồi tuyên bố sẵn sàng trả đủ khoản này. Đương nhiên yêu cầu này bị tòa án từ chối.

Các đối thủ cạnh tranh, và động thái từ châu Âu


Hai lần Google thua kiện đã khuyến khích những đối thủ cạnh tranh đứng lên chống lại tập đoàn Alphabet. Yelp, đơn vị vận hành ứng dụng đánh giá địa điểm trực tuyến đã khởi kiện Alphabet, cáo buộc họ sử dụng công cụ tìm kiếm để ưu tiên những kết quả của chính Google. Yelp yêu cầu bồi thường thiệt hại tiền mặt, và yêu cầu Google thoái vốn những đơn vị được hưởng lợi từ vị thế thống trị ngành tìm kiếm trực tuyến.

Shmulik của Bernstein cho rằng đơn kiện tập thể hoàn toàn có thể xuất hiện sau khi có phán quyết vụ kiện chống độc quyền quảng cáo trực tuyến, khi các đơn vị quảng cáo cho rằng Google đã thu của họ quá nhiều tiền: “Dễ dự đoán những đơn kiện đòi hỏi bồi thường hàng trăm tỷ USD.”

Cùng lúc, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các nhà quản lý châu Âu cũng đang có những động thái khác. Hôm thứ 6 vừa rồi, cơ quan quản lý thị trường CMA của Anh Quốc đã kết luận Google “sử dụng quyền lực trên thị trường để kìm hãm đối thủ cạnh tranh” trong ngành quảng cáo trực tuyến, bằng cách thao túng đấu giá quảng cáo, ưu tiên nền tảng riêng của họ. Google thì vẫn dùng lý lẽ rằng “các nhà quản lý đã hiểu lệch lạc về thị trường.”

SAEHXMC44BKBJPJMCUWNC7RZ5A.jpg

Các nhà quản lý thuộc liên minh châu Âu cũng đang điều tra Google và mảng quảng cáo trực tuyến của họ. Hồi tháng 6, khi công bố cuộc điều tra, ủy ban châu Âu cho rằng “chỉ có việc thoái vốn một số dịch vụ Google đang sở hữu” mới đủ để giải quyết được những lo ngại.

Tuy nhiên cũng theo Shmulik, nhìn vào quá khứ, Microsoft đã thoát được việc phải thoái vốn những mảng kinh doanh khiến họ bị kết tội cạnh tranh không lành mạnh vài chục năm về trước.

Hiện tại, Jonathan Kanter của bộ tư pháp Mỹ và Lina Khan, chủ tịch ủy ban thương mại liên bang, những quan chức dưới quyền tổng thống Joe Biden đang có những động thái rất mạnh tay để chống độc quyền trong ngành công nghệ. Tuy nhiên bất luận kết quả cuộc bầu cử tại Mỹ tháng 11 tới ra sao, ứng viên đảng nào trở thành tổng thống Mỹ, thì ngành công nghệ vẫn sẽ tiếp tục bị kiểm soát chặt chẽ. Tuần trước, ứng viên phó tổng thống của đảng Cộng Hòa, ông JD Vance đã có khẳng định trong cuộc phỏng vấn với Financial Times: “Google nên bị chia tách, tôi nghĩ họ đang quá lớn và quá quyền lực.”

Theo FT
29 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mấy cái tội này chắc là do bọn T.àu ganh ghét nên gán ghép. Chứ một công ty được điều hành bởi những người có ăn học bài bản ở Mỹ làm sao mà lại xấu xa dính vô mấy tội tham lam cơ bản như thế !
@Nguyễn_Văn_Triệu không đâu, tàu hơi đâu gán ghép mấy vụ này chứ
đến giờ tao vẫn éo hiểu được thằng Micro có windows apple có mac nhưng lại éo bị kiện thằng windows . trong khi thằng micro có Egde, google có google seach. vậy tại sao thằng micro éo bị kiện độc quyền win, hoặc bộ office ?????
GLES
TÍCH CỰC
một tháng
@EvilArtist 1 câu nói trong phim: "You either die a hero, or live long enough to see yourself become the villain" =)))

cty nào sống càng lâu thì thành quỷ =))

mà thg Táo thối nó cũng có UWP riêng của nó đó bác, nó gọi là mac catalyst for UI kit =))

tui từng code cái framework khốn nạn đó, giờ nó đem con bỏ chợ rồi =))
@Bơm Lốp Tàu Hỏa thiếu hiểu biết thì nên học thêm rồi hay cmt thể hiện 😆
@Tiến Minh Đỗ Hãy thể hiện có hiểu biết đi. K là a cho đi chống lũ bớt thể hiện 😅😅
@Bơm Lốp Tàu Hỏa thôi bớt mõm nhảm 😆)) m là cái g mà cho t đi chống lũ 😃)))
GLES
TÍCH CỰC
một tháng
Mô hình dual license thì việc chia tách android chromium khỏi GG service đảm bảo tính minh bạch trong phát triển công nghệ

Tránh việc GG search hay youtube chèn các đoạn JS chỉ có chromium chạy được -> kẻ hưởng lợi là mozilla và safari

Tránh việc chèn ép OEM xài GG play service phải ký các hợp đồng rằng buộc -> kẻ hưởng lợi là các hãng custom lại android rom chẳng hạn amazon fire hoặc các hãng dùng subsystem android như M$, RIM từ đó thúc đẩy các loại device đa dạng hơn

1 hệ sinh thái mà ở đó dual license từ dịch vụ đến phần mềm, nhìn thì nghĩ đang giúp thế giới mở nhưng hóa ra chỉ phục vụ cho hệ sinh thái đó đóng kín hơn
@GLES Về bề ngoài thì Google là bên đi tiên phong trong việc thúc đẩy các sản phẩm mã nguồn mở như Chromium, Android. Nhưng đằng sau thì Google rất tinh ranh khi biến phần mở đó để phục vụ cho cái đóng để chiếm lĩnh thị trường và thu về lợi nhuận khủng.
GLES
TÍCH CỰC
một tháng
@nghaimin dual license nó là thế gọng kiềm đó bác, ai cũng ham open source vì free, nhưng để dùng nó rất khó khăn, hầu hết mn ít ai đọc EULA mà toàn nhấn accept cho đến khi vỡ mộng =)))
@GLES EULA khó với người dùng cá nhân chứ các OEM thì đều hiểu rõ. Cái Android cài trên máy thương mại đến tay người dùng như Samsung, Xiaomi, Sony, vv không phải là nguồn mở nữa mà là nguồn đóng rồi chứ nó không phải là AOSP. Việc có 1 giấy phép mở như AOSP hay Chromium giúp Google tận dụng được sự đóng góp gần như tự nguyện của cộng đồng để hoàn thiện cấu trúc sản phẩm của mình, và Google tận dụng được đóng góp gần như không công của bên khác để phục vụ sản phẩm thương mại của mình. Hay có thể coi như cộng đồng tham gia phát triển nguồn mở đang làm không công cho Google.
GLES
TÍCH CỰC
một tháng
@nghaimin vấn đề end user họ quen rồi bác, qua cái kia ko chịu xài. Bên mình xài source linux custom, giờ phải move sang android gốc đây, vì user ko muốn xài linux nữa

open source GG nhưng mà rule để merge vào master là do GG quyết định =))
Kinh vãi
kiện nó đi, search hoài éo ra, ra toàn gì đâu không...
xưa càng tìm càng khôn, giờ càng tìm càng ngu vs gg search... éo ra gì lun.
thể loại này phải kiện thôi, để nó đẻ trứng nhiều rồi, kiện mạnh vào cần thì xẻ nó ra cho minh bạch chứ để nó lộng hành quá lâu rồi.
Nên tách ra hoạt động độc lập. Và trong mọi tình huống, tất cả những gian lận cần được xử lý. Thật đáng ghét khi gian lận để được độc quyền.
nếu ko phải thói quen sử dụng. dùng máy cái AI tìm hiệu quả hơn, ra chính xác thứ mình cần. nhưng nó lại cần kỹ năng từ khóa ở level cao hơn

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019