Năm 1881, Kintaro Hattori mở một tiệm kim hoàn ở Tokyo, đặt tên là “K. Hattori”. Ngài Hattori trước đó, từ năm 13 tuổi đã trở thành thợ học việc của nhiều tiệm đồng hồ, nơi ông học cách sửa chữa những cỗ máy thời gian. Đến năm 1885, ngài Hattori bắt đầu làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài để nhập và bán những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ, như F. Perregaux & Co. hay Zanuti & Cie. Từ việc bán đồng hồ, ước mơ tự làm đồng hồ cho người Nhật, và lớn hơn là chinh phục thị trường thế giới của Hattori dần trở thành hiện thực, giống hệt như ước mơ của rất nhiều cái tên lớn của ngành đồng hồ khác, như Hans Wilsdorf (Rolex) chẳng hạn.
140 năm sau, tiệm kim hoàn đó trở thành một trong những tập đoàn sản xuất đồng hồ đeo tay lớn nhất hành tinh, doanh thu năm 2020 đạt 2.2 tỷ USD.
Bản thân năm 2021, với lễ kỷ niệm 140 năm ngày Kintaro Hattori khởi nghiệp, Seiko đã giới thiệu 4 mẫu đồng hồ tông mặt trắng bezel xanh, dựa trên 4 chiếc đồng hồ được coi là có giá trị lớn nhất về mặt lịch sử của hãng, với mức giá lần lượt từ 295 USD đến 2.200 USD.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/03/5382371_Tinhte_Seiko1.jpg)
Chiếc đắt nhất trong bộ sưu tập kỷ niệm 140 năm của Seiko hóa ra lại là một chiếc đồng hồ quartz, Astron GPS Solar Time, trang bị đầy đủ những tính năng cao cấp nhất của một chiếc đồng hồ điện tử, từ bộ máy 5X53 với khả năng tự động đồng bộ hóa thời gian ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, tự sạc pin bằng panel hấp thụ ánh sáng mặt trời, hiển thị hai khung múi giờ độc lập, và hiển thị được cả ngày tháng nữa. Astron GPS Solar Time phiên bản đặc biệt giới hạn 1.400 chiếc, bán giá 2.200 USD.
140 năm sau, tiệm kim hoàn đó trở thành một trong những tập đoàn sản xuất đồng hồ đeo tay lớn nhất hành tinh, doanh thu năm 2020 đạt 2.2 tỷ USD.
Bản thân năm 2021, với lễ kỷ niệm 140 năm ngày Kintaro Hattori khởi nghiệp, Seiko đã giới thiệu 4 mẫu đồng hồ tông mặt trắng bezel xanh, dựa trên 4 chiếc đồng hồ được coi là có giá trị lớn nhất về mặt lịch sử của hãng, với mức giá lần lượt từ 295 USD đến 2.200 USD.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/03/5382371_Tinhte_Seiko1.jpg)
Chiếc đắt nhất trong bộ sưu tập kỷ niệm 140 năm của Seiko hóa ra lại là một chiếc đồng hồ quartz, Astron GPS Solar Time, trang bị đầy đủ những tính năng cao cấp nhất của một chiếc đồng hồ điện tử, từ bộ máy 5X53 với khả năng tự động đồng bộ hóa thời gian ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, tự sạc pin bằng panel hấp thụ ánh sáng mặt trời, hiển thị hai khung múi giờ độc lập, và hiển thị được cả ngày tháng nữa. Astron GPS Solar Time phiên bản đặc biệt giới hạn 1.400 chiếc, bán giá 2.200 USD.
Quảng cáo

Nếu không thích đồng hồ quartz thì ba chiếc còn lại sẽ rất ổn với anh em. Một trong số đó là Presage Automatic GMT, hiển thị hai múi giờ, "kim xăng" báo trữ lượng cót còn lại, kim phụ hiển thị múi giờ thứ hai và đáng để ý nhất chính là mặt số vân nổi, hệt như một tấm giấy gấp origami. Presage Automatic GMT giới hạn 3.500 chiếc, bán với giá 1.400 USD.

Những anh em mê đồng hồ lặn của Seiko sẽ để ý đến Prospex First Divers SPB213, với khả năng lặn sâu 200 mét. Chiếc SPB213 được dựa trên thiết kế của 62MAS, ra mắt năm 1965, là một trong số những chiếc đồng hồ lặn đầu tiên trên thế giới, món đồ chơi đã đưa Seiko đứng ngang hàng với Rolex, Omega và Blancpain thời bấy giờ. SPB213 giới hạn 6.000 chiếc, bán giá 1.200 USD.

Cuối cùng là Seiko 5 Sports SRPG47, một chiếc đồng hồ thể thao dựa trên dáng diving cổ điển mà anh em đã quá quen thuộc với SKX013. Dù chỉ chống nước có 100m, nhưng ở cái giá 295 USD, khó có thể tìm ra điểm nào để chê bai chiếc đồng hồ này: Mặt số nổi vân, máy auto in house, dây thép không gỉ với khóa ba mảnh kèm với ngàm bảo vệ chống bung. Điều khá hay ho với SRPG47 là Seiko sản xuất “giới hạn” 11.000 chiếc, nghĩa là nhiều hơn cả tổng sản lượng đồng hồ hàng năm của rất nhiều hãng Thụy Sỹ.
Cả bốn chiếc đồng hồ kể trên sẽ chính thức bán ra thị trường từ ngày 01/06 tới.
Theo Forbes