Sforzato ra mắt bộ Network player mới nhất mang tên DSP-Pavo với nhiều công nghệ cao cấp

abuchino
5/5/2018 10:11Phản hồi: 0
Monospace_sforzato_DSP-Pavo.jpg
Sforzato (sFz) một hãng âm thanh chuyên về những sản phẩm network streamer/ player cao cấp của Nhật vừa giới thiệu một sản phẩm network player mới mang tên “DSP-Pavo” sử dụng chip DAC ESS 9038 PRO kèm với nhiều công nghệ cao cấp từ các mẫu đàn anh


Nếu xét về những sản phẩm network streamer cao cấp thì đầu tiên chúng ta chắc sẽ nghĩ đến Linn tại Scotland và Lumin/Aurender tại Hàn Quốc, tuy nhiên về sforzato của Nhật thì đây là một hãng cũng có những sản phẩm cực kỳ cao cấp cạnh tranh so với hai đối thủ trên nhưng danh tiếng chỉ gói gọn tại thị trường Nhật Bản và khu vực Hồng Kông, Đài Loan.

Với mẫu Network streamer mới nhất của mình mang tên DSP-Pavo mặc dù có mức giá lên đến 370000 yên (khoảng 75tr VNĐ) nhưng đây chỉ là mẫu em út trong gia đình sản phẩm của hãng. Vì Sforzato là một hãng chuyên sản xuất network streamer nên các sản phẩm của họ thông thường chỉ có một cổng input là cổng LAN, ethernet RJ45 khá giống với dòng Linn DS còn nếu các bạn muốn sử dụng thêm một cổng digital input thì hãng chỉ có một option thêm cổng USB-B input tuy nhiên nếu muốn có thêm cổng này để làm USB-DAC thì các bạn phải mua với mức giá cao hơn khoảng 400,000 yên (khoảng 80tr VNĐ).

Phần mạch giải chuyển đổi từ Digital sang Analog, mẫu DSP-Pavo sử dụng hai chip DAC mới nhất Sabre ESS 9038 Pro, mỗi chip cho một kênh. Sforzato quyết định bỏ phần filter lọc nhiễu jitter tích hợp sẵn trên DAC chip mà sử dụng tín hiệu giải mã đồng bộ thời gian thật với tín hiệu đầu vào của chip. Thêm vào đó Sforzato quyết định cường độ dòng output từ chip DAC ES9038 PRO lên khá cao gấp 4 lần so với chip ES9018S để phát huy tối đa công lực của chiếc chip này, với lý do đó phần mạch I/V convert của mẫu streamer cũng được đầu tư cực kỳ kỹ lưỡng.

Monospace_sforzato_DSP-01.jpg

Phần clock oscillator của chiếc network streamer này được đặt riêng ở ngoài thân máy, và sử dụng một bộ clock riêng để làm master clock cho toàn bộ hệ thống. Chiếc clock rời được sử dụng là một clock TCXO (temperature compensated crystal oscillator) có chất lượng cao với độ nhiễu nền pha cực kỳ thấp -120 dBc/Hz (@10 Hz). Phần mạch nguồn của clock được đặt riêng ở thân máy chính, trong trường hợp nếu bạn muốn sử dụng một clock PMC cao cấp hơn thì chất âm cũng có thể được cải thiện đáng kể.

Bên trong cơ chếc hoạt động của mạch giải mã DSP-Pavo, điểm đầu tiên đó là nhờ một clock (ultra low near phase noise clock) tạo nên mức nhiễu jitter PLL cực kỳ thấp và một master clock chính xác điều chỉnh gate quyết định chất lượng cũng như độ chính xác trong timing của DAC rất nhiều. Vì phần clock rời quản lý trực tiếp rất nhiều bộ phận khác nhau trong DAC nên để phân phối và chia vùng chính xác, sFz sử dụng một chip IC với độ jitter cực kỳ thấp, sai số nhỏ hơn 100 fs (femtosecond). Phần master clock dành cho DAC được tách riêng biệt, cách ly để hoàn toàn toàn loại bỏ jitter. Phần clock input sử dụng một cổng BNC 50 Ohm/ 10 MHz.

Về phần mạch cấp nguồn, DSP-Pavo sử dụng một bộ nguồn công suất lớn với phần cấp nguồn cho mạch digital và analog được tách riêng biệt với những bộ biến áp xuyến lớn cùng với diode tốc độ cao low noise SiC Schottky diode. Mạch digital sử dụng phần chip ổn áp low noise LDO “LT1763” của Analog Device, POL (Point of Load) đảm bảo yêu cầu về nguồn cho từng khu vực khác nhau.

Phần dây bên trong sử dụng dây PC-Triple C của Ascoutic Revive, để đảm bảo độ trong sạch của nguồn và tín hiệu nhờ phương pháp nối dây point to point sử dụng ít điểm điểm kết nối hay connector nhất có thể. Phần output có hai cổng một cổng Balance XLR và một unbalanced RCA cùng với các cổng kết nối cao cấp.

Mạch PCB được in hai mặt và 6 lớp mạch khác nhau, phần mạch ground được cách ly ở cả mặt trước và mặt sau của network streamer, và hầu hết tín hiệu digital được đi riêng bên trong các lớp mạch để tránh việc làm nhiễu tín hiệu. Phần CPU và phần clock quản lý tín hiệu mạng cũng là hai phần được cách ly riêng biệt cực kỳ quan trong bởi vì đây là phần tạo nên khá nhiều noise trong tín hiệu digital và cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng âm thanh đầu vào. Bên trong được gắn nhiều miếng khử nhiễu từ (Electromagnetic noise) ở những vị trí quan trọng để đảm bảo độ sạch nền.

Định dạng hỗ trợ bao gồm PCM là 384kHz/32bit (AIFF · WAV · FLAC · Apple Lossless) và DSD lên đến 11.2 MHz (DSF, DIFF), hỗ trợ gapless playback dưới mọi định dạng khác nhau. Chuẩn kết nối hệ thống mạng thông qua UPnP và DLNA.

Và cũng giống với mẫu DSP-Vela, điều khiển về dữ liệu hoạt động của DSP-Pavo hoạt động nhờ một bộ microcomputer chip CPU ARM 11 và bộ FPGA xử lý âm thanh trước khi qua phần DAC. Nhờ đó các bạn có thể liên tục update firmware thông qua mạng cực kỳ đơn giản vừa để nâng cấp trải nghiệm, độ tiện lợi và cũng có thể cải thiện chất âm cực kỳ rõ rệt sau thời gian dài sử dụng.

Quảng cáo


Mức giá dự kiến dành cho DSP là khoảng 370000 yên (~75tr VNĐ) và sẽ chính thức ra mắt vào tháng 6 tới.

Nguồn: phileweb
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019