Shokuiku - bài học về thực phẩm mà trẻ em Nhật được học ngay từ tiểu học

MinhTriND
2/8/2017 12:23Phản hồi: 88
Shokuiku - bài học về thực phẩm mà trẻ em Nhật được học ngay từ tiểu học
Giờ ăn trưa tại các ngôi trường ở Nhật Bản gần như không giống với bất kỳ nơi nào trên thế giới, bởi ở đây, có một thứ đang diễn ra: shokuiku. Thuật ngữ này có nghĩa là “giáo dục về thực phẩm và dinh dưỡng”; nó là một phần quan trọng trong việc giáo dục trẻ em từ giai đoạn sớm. Ngay từ lúc bước vào giai đoạn tiểu học, trẻ em đã hiểu rằng những gì đưa vào cơ thể có một vai trò rất quan trọng trong cách suy nghĩ, cảm nhận trong suốt cả ngày và cũng là cách nói về cuộc sống của chúng.

Nếu các bậc phụ huynh không đủ khả năng chi trả cho mỗi phần ăn khoảng 3 đô la Mỹ, những chương trình ăn trưa miễn phí và giảm giá sẽ giúp cho trẻ đảm bảo được ăn no. Masahiro Oji, người đứng đầu tổ chức của chính phủ về giáo dục sức khoẻ trường học, chia sẻ với tờ Washington Post vào năm 2013: “Quan điểm của Nhật Bản là bữa trưa tại trường học phải là một phần của giáo dục “. Dưới đây là chùm ảnh ghi lại những gì diễn ra trong giờ ăn trưa tại một trường học ở Nhật.

an-trua-nhat-ban-tinhte-01.jpg
Giờ ăn trưa ở các trường tiểu học của Nhật gần như mang không khí thiêng liêng. Mọi thứ không hề vội vã, hấp tấp. Trẻ em có đủ thời gian để ngồi và ăn một cách thoải mái.

an-trua-nhat-ban-tinhte-02.jpg
Trẻ em phục vụ lẫn nhau nhằm củng cố ý thức về một nền văn hoá tự cung tự cấp của Nhật Bản. Thậm chí ở nhiều trường học còn không có người chăm sóc. Lúc bấy giờ, trẻ phải học cách tự chăm sóc bản thân.


an-trua-nhat-ban-tinhte-03.jpg
Mặc dù cơm là khẩu phần chính của bữa ăn trong nhiều thập kỷ nhưng mãi đến những năm 1970 bữa ăn trưa tại các trường học mới bắt đầu giống với tiêu chuẩn ngày nay.

an-trua-nhat-ban-tinhte-04.jpg
Bữa trưa thường đi kèm với một món chính, cơm và súp. Phần ăn trong ảnh này có súp miso (canh tương), một gói cá khô nhỏ, cơm, thịt heo xào với rau và một hộp sữa.

an-trua-nhat-ban-tinhte-05.jpg
Ngoài ra, các em còn có thể lựa chọn khẩu phần ăn khác bao gồm đậu hũ, sốt thịt bầm và cơm. Ăn kèm là rau trộn, táo và sữa.

an-trua-nhat-ban-tinhte-06.jpg
Tại Trường Tiểu học Jinego ở quận Akita, một bữa trưa điển hình gồm có thịt gà, cơm, súp miso wakame (tảo bẹ Undaria), rau trộn, sữa và một trái quýt.

an-trua-nhat-ban-tinhte-07.jpg
Thỉnh thoảng, Trường Tiểu học Jinego sẽ cho học sinh ăn cơm kèm với cà ri, sữa và súp rau quả. Nhiều trường học khác sẽ cung cấp món Hàn Quốc hoặc Ý trong khẩu phần ăn ít nhất một lần mỗi tuần.

Quảng cáo


an-trua-nhat-ban-tinhte-08.jpg
Cách đó khoảng 40 cây số, trường trung học Yashima cho học sinh dùng bữa trưa với các món: cơm, thịt heo, trứng, súp rong biển đậu hũ, sữa và sữa chua chanh.

an-trua-nhat-ban-tinhte-09.jpg
Sau cùng, không chỉ mang đến sự hài lòng cho học sinh, shokuiku còn giúp cho trẻ em có trách nhiệm hơn cũng như hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Đến nay, Nhật là một trong những quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới trong khi tỷ lệ béo phì thấp hơn mức trung bình của toàn cầu.

an-trua-nhat-ban-tinhte-10.jpg
Sau khi kết thúc buổi ăn trưa là một thói quen không thể bỏ qua của người Nhật: inemuri (nghệ thuật ngủ).
Shokuiku trong tiếng Nhật có nghĩa là “giáo dục thực phẩm”. Theo luật, Shokuiku được định nghĩa cụ thể là “thu thập kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng cũng như khả năng đưa ra các quyết định phù hợp thông qua kinh nghiệm thực tiễn đối với thực phẩm, nhằm mục đích giúp cho người dân sống theo một chế độ ăn uống lành mạnh, có lợi cho sức khỏe”.

Shokuiku được khởi xướng bởi Sagen Ishizuka, một bác sĩ quân y nổi tiếng và là người tiên phong trong việc thiết lập chế độ ăn kiêng thực dưỡng. Sau khi thức ăn nhanh ra đời ở các quốc gia phương Tây vào cuối thế kỷ 20, chính phủ Nhật đã đưa giáo dục về dinh dưỡng và nguồn gốc thực phẩm vào luật, bắt đầu từ Luật cơ bản của Shokuiku (2005) cho đến Luật Sức Khỏe tại Trường học (2008).

Quảng cáo


Các trường đại học công lập tại Nhật cũng đã thành lập các chương trình giảng dạy về Shokuiku cũng như tiến hành những cuộc điều tra hiệu quả của nó thông qua nghiên cứu học thuật. Những mối quan tâm chính dẫn đến sự hình thành và phát triển của luật shokuiku bao gồm:
  • Tình trạng bỏ bữa ăn sáng của học sinh
  • Trẻ em mua thức ăn tại các cửa hàng tiện lợi thay vì ăn cùng bố mẹ
  • Các thành viên trong gia đình không ăn cùng nhau
Các lớp học về shokuiku sẽ nghiên cứu quá trình sản xuất thực phẩm, chẳng hạn như chăn nuôi hoặc lên men; Làm thế nào phụ gia có thể tạo ra hương vị; Và thức ăn xuất phát từ đâu.​

Tham khảo: Business Insider
88 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

😔 Xem anime nhiều cũng rất mong . . .
Nguyen0101
ĐẠI BÀNG
7 năm
Nhìn cách lựa chọn bàn học, bàn ăn thế là biết sự chăm chút và tính toán kĩ lưỡng của ng Nhật rồi
Phòng học nhỏ, đứng dậy phải lùi ghế ra sau thì đụng bạn ngồi sau ngay, nhưng họ lựa chọn chân bàn chỉ cần xoay ngang hông là đứng dậy được mà không cần lùi ghế, tiết kiệm được diện tích cho phòng học.
Ghế còn có chỗ tựa lưng, còn lót vải êm nữa.
Hộc để đựng vật dụng cá nhân, cạnh bàn còn có giá treo cặp, túi đồ nữa.

Chả bù bàn ghế trường VN, cặp phải để dưới sàn, hộc tủ thì không có ngăn kéo, tựa lưng củng ko có. Năm nào củng bắt đóng một đóng tiền 😕



[​IMG]
xitrumx
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Nguyen0101 Mình thấy dãy bàn 2 bên phải từ dưới lên có 2 chỗ trống.
1 chắc là trưởng lớp đang đứng, chỗ còn lại mình sẽ hỏi sao cô không ngồi vào thay vì giữa trung tâm 😃
Lớp thiếu người hay vì lý do khác?
Người Nhật mình làm việc cùng khi quen họ sẽ hay hỏi "tại sao - why" và "làm/như thế nào - how", có lẽ vì họ không biết, hoặc phần nhiều là họ không muốn đưa ý kiến để chịu trách nhiệm...
@Nguyen0101 Thực sự bước vào 1 trường đh, mình để ý nhiều cái, nhiều chi tiết dù nhỏ nhưng rất thông minh và sáng tạo, từ bàn ghế, bố trí, đồ thí nghiệm... cảm thấy rất tinh tế 😆)
enix
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Nguyen0101 Vietnam thì đóng tiền mua bộ bàn ghế 1tr thì lọt xuống tới cái tiệm bán bàn ghế chắc còn 200k, nó đem về cái hình như gọi là cái bàn cái ghế là mừng lắm rồi :v
TiaMi
TÍCH CỰC
7 năm
@Nguyen0101 ko bít bạn nói vậy để làm gì,bộ giáo dục toàn du kích thì con cái bạn chưa học trong cái đường hầm cái động là may r
Nguyen0101
ĐẠI BÀNG
7 năm
@TiaMi
để thán phục sự kĩ lưỡng và tinh tế của người Nhật. Còn như bạn nói thì mình nghĩ đúng hơn thì BGD đang lấy trẻ em VN làm chuột bạch chứ không phải đang đánh du kích.

HQ căm ghét Nhật bao nhiêu sau thế chiến mà vẫn bê mô hình, giáo trình giáo dục của Nhật về phát triển cho nước nhà, trong khi BGD chúng t năm nào củng thử nghiệm, cải cách các ý tưởng mà chả đi đến đâu.

Chưa nói về trình độ học vấn nhưng về sức khỏe thì đã thấy cận thị và lưng còng nhiều hơn, cùng với đó là thời gian giải trí sinh hoạt thể chất, hoạt động thực tế rất kém.

Ở 1 quốc gia có bờ biển trải dài cùng với chằng chịt sông ngòi nhưng tỷ lệ chết đuối vì không biết bơi vẫn còn cao, điện đủ để bán cho nước bạn như Campuchia mà trẻ em VN vẫn cận thị quá nhiều, thời gian học ngày 8 tiếng mà đêm về vẫn luyện bài tập thêm, mỗi ngày đến trường thì cặp vác củng 4 kg trở lên. Cháy nhà thì không chỉ trẻ em mà cả ng lớn vẫn chưa biết một số cách căn bản thoát hiểm.
conkinhong
TÍCH CỰC
7 năm
đọc xong thấy rằng ............
chả quan tâm
Tra Hai Tru
ĐẠI BÀNG
7 năm
Chả bù với mình, ngày xưa đi học về không được ăn trưa phải xách bao ra bãi rác sau nhà lụm đồ rác thải do dân ở đó vứt, nói thật chứ đến cái quần xì em còn phải lụm về giặt để mặc đi học nữa, cũng nhờ sự động viên của cô giáo môn hóa học lớp 10 của mình, và cũng là vợ mình sau này mình mới vượt qua được 12 và đến đại học.
Tra Hai Tru
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Blue_Eyes_White_Dragon Haha :v
@Tra Hai Tru Lớp 10 = 16 tuổi, cô giáo chắc chắn >= 22 tuổi...Bác lái máy bay hả? o_O
Tra Hai Tru
ĐẠI BÀNG
7 năm
@bao.dotran Lớn hơn có mấy tuổi, cũng bình thường mà chưa tới máy bay đâu 😁 , tuổi tác đâu quan trọng, con nhỏ bạn học cấp 2 với mình sau này mình mới biết nó lấy thầy chủ nhiệm của mình với nó, lúc mình còn học lúc đó lớp 8, ông thầy 27 rồi, đẹp trai lắm,đàn ông nữa, con gái đứa nào trong trường cũng thích hết, ổng lại hay chở nó về, đi cà phê với nó, rồi bị nhà trường nhắc nhở, rồi um sùm lên đồn khắp trường, thấy ổng không đi với nó nữa tưởng xong rồi, ai ngờ sau này 2 người cưới nhau luôn, giờ được 1 đứa con trai.
anh523110
TÍCH CỰC
7 năm
@Tra Hai Tru chuyện tình của bác dễ thương ghê, để mình share khắp xóm luôn:p:p
xitrumx
ĐẠI BÀNG
7 năm
Có nhiều người Nhật sang Việt Nam và không thể hòa nhập > ăn riêng > sinh hoạt riêng > trầm cảm > quay về Nhật chữa bệnh hoặc mong qua nhiệm kỳ.
Coi VN là thiên đường ngắn hạn.
Có ít hơn số đó có thể đáp ứng được sinh hoạt và môi trường. Ở đây vài năm theo chế độ công tác nước ngoài và đi nước khác, về già sẽ trở lại Nhật.
Rất hãn hữu hòa nhập được môi trường VN, khó tách biệt cộng đồng Nhật, tương lai bất định.
1 vài trường hợp nói xấu Nhật và đi ăn lia mắt tìm mắm tôm.
PS: hơn 1000 doanh nghiệp Nhật ở VN từ năm 2012.. giờ nói về Nhật mình kể 1 lô xấu thay cho cái tốt...
xitrumx
ĐẠI BÀNG
7 năm
@amio1st Mình gặp nhiều người Nhật trong công việc.
Họ tránh giao tiếp bằng ánh mắt (văn hóa, hướng nội..), mình cảm thấy họ cô độc, biệt lập và khó gần.., mình khó học hỏi từ họ.
Tất nhiên cũng có những sếp Nhật sướng: ở VN xe đưa đón, có thư ký và thích hưởng thụ, môi trường làm việc họ thấy thoải mái và đỡ bị gò bó.., mình học được nhiều kỹ năng và tư duy logic.
Thôi, bỏ qua chủ đề người lớn, topic về dinh dưỡng đáng học hỏi.
Thanks chủ thớt!!!
amio1st
TÍCH CỰC
7 năm
@xitrumx hii. Mình lại thấy ngược lại bác nì họ thân thiện mình hỏi nhiều họ cũng tra lời nhiệt tình chứ cũng ko như bạn nói. Chắc găp khác nhau rồi kaa. Chừng nào mà VN được họ từ nhỏ về đ như vầy chắc khỏi lo khi ở trường nhỉ.
xitrumx
ĐẠI BÀNG
7 năm
@amio1st Uhm, bài viết trước mình nhầm, mình ấn tượng sâu do sếp mình bị, bạn sếp mình cũng bị..
Số người cô lập chắc chắn ít hơn nhiều số người hòa đồng vui vẻ.
amio1st
TÍCH CỰC
7 năm
@xitrumx Họ hay tặng quà lắm, và khi thân họ quí mình lắm 😃 thật tuyệt.
anhtkl
TÍCH CỰC
7 năm
Ở VN minh, đại đa số chỉ khi bắt đầu bước chân đến phòng Gym thì người ta mới bắt đầu học những bài đầu tiên về dinh dưỡng và chú ý đến bữa ăn nhiều hơn để cải thiện vóc dáng thôi.
@anhtkl chỉ được cái chính xác ;)
Trẻ em nhật đứng xếp hàng nhận đồ ăn khi bị sóng thần dù rất đói ý thức siêu phàm
Còn Việt Nam! Dù ngừoi lớn vào siêu thị "tính tiền" mà còn giành và cải nhau ì xèo đa số là chị em phụ nữ có nhiều ngừoi ko xếp hàng nhảy thẳng lên tính tiền luôn mới ghê chứ
Khi đói chắc đâm chém và dẫm đạp lên nhau mà giành ăn quá
mythoa
ĐẠI BÀNG
7 năm
@fanclubcongnghe Chuẩn luôn bác 😃 Ra nước ngoài tự nhiên thấy họ vậy nhìn lại mình ko biết nói sao

anh em xem video nhé, công nhận bên Nhật họ dạy học sinh tiểu học rất kĩ
kenyo8x
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đúng chất phong cách Nhật. Từ khi là trẻ nhỏ đã tự túc, tự giác, tự lập. Hôm bữa có xem 1 phỏng vấn của một học sinh lớp 1 của Nhật. Nhưng thấy việc đi học với cả một cái cặp to đi tờ sáng sớm đến chiều tối mới về thì thấy cũng cực cho các em quá.
@kenyo8x 1 đất nước không tài nguyên , hay thiên tai mà đứng thứ 2 thế giới thì đó là cái giá cần thiết.
rungvang
TÍCH CỰC
7 năm
Có vẻ hơi ít rau nhỉ?
th4nlinh
TÍCH CỰC
7 năm
Dân đen có thấy nhật bản cái gì cũng đc gọi là nghệ thuật ko? Nghệ thật ngủ trưa, nghệ thuật ăn cơm trưa, vẽ hentai, gấp giấy, cắm hoa, làm cơm hộp......đó là vì khi văn hoá, kinh tế, dân trí đạt đến tàm max level như nhật bản thì tự nhiên họ sẽ phát triển những thứ thường ngày thành nghệ thuật. Đọc xong thì tự nhìn nhận lại văn hoá + ý thức của chúng ta như thế nào rồi hay trách xã hội.
Nhiều khi thấy khó hiểu với nền giáo dục của ta, ở Nhật họ dạy trẻ cách sống, cách sinh tồn, cách ăn gì để tốt cho sức khỏe, dạy kỷ luật, dạy cách làm việc gì để kiếm sống cho tương lai, ở châu âu thì dạy trẻ cách sinh tồn thoát hiểm định hướng công việc ngay lúc trẻ và khi ra trương họ giao việc thì làm được ngay, còn mình học 12 năm với hàng đống số má tính toán vô nghĩa, nhưng bài văn đọc chả mang đc gì, sau khi lấy bằng kỹ sư đại học xong lại làm nhân viên cho 1 tập đoàn bán lẻ và nhận ra rằng, tiền của 4 năm đại học và 12 năm phổ thông mua những con số con chữ sau quãng thời gian đó chả áp dụng đc cho mình cái gì về sau này
@cutatasoa750 Bạn hơi nhầm, ngoài những môn mang tính "ngu người" như kĩ thuật nông nghiệp, công nghiệp(thời mình có học mấy môn đó giờ không biết còn không) chứ không thì:

Môn văn học thì đúng là nên bỏ mấy cái kiểu cảm thụ văn học đi, còn không thì văn học dạy rất nhiều thứ hay: cách viết thư, cách viên đơn, viết nghị luận, tổ chức bố cục bài viết, viết theo cách viết quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp là những thứ cơ bản mà nếu học sinh học và nhớ kĩ thì khi ra đời giúp đỡ cho công việc rất nhiều.

Mấy môn hàn lâm như toán, lí, hóa chẳng qua là do giáo dục mấy môn đó của mình ảnh hưởng từ Liên Xô, học lí thuyết mà không hiểu bản chất mình học những cái đó được ứng dụng vào đâu trong cuộc sống thực tế nên thấy nó không cần thiết thôi chứ nếu được liên hệ với ví dụ thực tế thì mấy môn đó giúp cực kì nhiều. So sánh với các nước Châu Á khác như Hàn, Singapore hay Nhật thì chương trình học phổ thông của VN chưa là gì đâu bạn
@cutatasoa750 Nếu em nhớ không nhầm thì bên Mỹ là các em được định hướng công việc tương lai ngay từ khi học phổ thông ( tương đương cấp 3 bên mình). Khi vào đại học hoặc cao đẳng là sẽ học chuyên sâu về lĩnh vực đó. Ví dụ nếu yêu thích làm bác sĩ thì ngay từ cấp 3 đã được học tập về giải phẫu, sinh lý...rồi, các vấn đề khác sẽ học giảm tải chủ yếu đủ phục vụ cuộc sống. Còn như em học y ra trường đc 5 năm và nhận ra hồi c3 bị thuốc cho 1 đống đại số, tích phân rồi vật lý quang phố quang phùng chả để làm gì.
Ko biết ở VN có trường tiểu học nào dạy theo chuẩn bên Nhật ko nhở, mình có điều kiện sẽ cho con vào đó học, chứ học ở mấy trường VN, học toàn mấy cái tiêu cực ko hà!
nangcao072
ĐẠI BÀNG
7 năm
Không biết các em chiều đi học về có đuọc quăng cho hộp sửa rồi đi học thêm tiếp ko nhỉ
Bọn này có vẻ ăn it rau hơn cả Việt Nam!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019