Nhà mạng viễn thông lớn nhất Hàn Quốc cho rằng, công nghệ viễn thông 5G hiện giờ đang được thương mại hóa hoàn toàn không đạt được mục tiêu thay đổi cuộc sống con người như kỳ vọng của ngành.
Tuyên bố này được đưa ra trong báo cáo nghiên cứu công nghệ viễn thông 6G vừa được SK Telecom công bố. Phần này được họ đặt tên riêng là những bài học kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình triển khai và thương mại hóa mạng 5G.
Theo SK Telecom, 5G chưa đạt được những lời hứa hẹn đầy tham vọng hồi năm 2019. Bốn năm kể từ khi thương mại hóa, 5G chưa biến đổi hoàn toàn cuộc sống và thế giới công nghệ.
Từ công nghệ xe tự hành, phẫu thuật từ xa, hologram truyền hình ảnh dạng 3D hay “phiên bản số” sống trong thế giới metaverse của mỗi cá nhân đều chưa được như kỳ vọng như được đề cập trong tài liệu tầm nhìn 5G của tổ chức ITU-R trực thuộc Liên Hợp Quốc công bố năm 2015.
SK Telecom cho rằng, vấn đề không nằm ở tốc độ và băng thông truyền dẫn dữ liệu 5G, mà các nhà mạng cũng như người dùng nên giới hạn kỳ vọng đối với những đột phá công nghệ mà 5G có thể đem lại.
Những thứ mà 5G có thể làm được, hiện giờ chưa phải những dịch vụ và thói quen gắn liền với cuộc sống của mọi người. Thêm nữa, những giới hạn của thiết bị đầu cuối, của dịch vụ, của nhu cầu thị trường và khó khăn trong việc quản lý đang khiến tiềm năng của 5G chưa giống như “cuộc cách mạng” như nhiều năm trước các chuyên gia trong ngành dự báo.
Không giống như bước chuyển quá khác biệt từ 3G lên LTE nhiều năm về trước, 5G không đem lại bất kỳ cải tiến lớn về công nghệ nào cả. Dù vậy, 5G vẫn tạo ra được khác biệt về băng thông kết nối cho các thiết bị, đặc biệt là những thiết bị di động. Hiện giờ theo SK Telecom, chi phí truyền tải mỗi gigabyte dữ liệu bằng công nghệ 5G đã giảm được 70% so với LTE. Nói cách khác, cùng một gói cước, dung lượng sử dụng 5G cao hơn 4G khoảng 50%.
Kết luận lại, SK Telecom đề cập tới sự cần thiết của việc các quốc gia và các nhà mạng hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để dọn đường cho công nghệ 6G thương mại hóa. Việc quan trọng nhất vẫn là đặt ra kỳ vọng hợp lý cho sản phẩm và dịch vụ ứng dụng công nghệ 6G, và tránh việc phân mảnh cơ sở hạ tầng.
Theo Techspot
Tuyên bố này được đưa ra trong báo cáo nghiên cứu công nghệ viễn thông 6G vừa được SK Telecom công bố. Phần này được họ đặt tên riêng là những bài học kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình triển khai và thương mại hóa mạng 5G.
Theo SK Telecom, 5G chưa đạt được những lời hứa hẹn đầy tham vọng hồi năm 2019. Bốn năm kể từ khi thương mại hóa, 5G chưa biến đổi hoàn toàn cuộc sống và thế giới công nghệ.
Từ công nghệ xe tự hành, phẫu thuật từ xa, hologram truyền hình ảnh dạng 3D hay “phiên bản số” sống trong thế giới metaverse của mỗi cá nhân đều chưa được như kỳ vọng như được đề cập trong tài liệu tầm nhìn 5G của tổ chức ITU-R trực thuộc Liên Hợp Quốc công bố năm 2015.
SK Telecom cho rằng, vấn đề không nằm ở tốc độ và băng thông truyền dẫn dữ liệu 5G, mà các nhà mạng cũng như người dùng nên giới hạn kỳ vọng đối với những đột phá công nghệ mà 5G có thể đem lại.
Những thứ mà 5G có thể làm được, hiện giờ chưa phải những dịch vụ và thói quen gắn liền với cuộc sống của mọi người. Thêm nữa, những giới hạn của thiết bị đầu cuối, của dịch vụ, của nhu cầu thị trường và khó khăn trong việc quản lý đang khiến tiềm năng của 5G chưa giống như “cuộc cách mạng” như nhiều năm trước các chuyên gia trong ngành dự báo.
Không giống như bước chuyển quá khác biệt từ 3G lên LTE nhiều năm về trước, 5G không đem lại bất kỳ cải tiến lớn về công nghệ nào cả. Dù vậy, 5G vẫn tạo ra được khác biệt về băng thông kết nối cho các thiết bị, đặc biệt là những thiết bị di động. Hiện giờ theo SK Telecom, chi phí truyền tải mỗi gigabyte dữ liệu bằng công nghệ 5G đã giảm được 70% so với LTE. Nói cách khác, cùng một gói cước, dung lượng sử dụng 5G cao hơn 4G khoảng 50%.
Kết luận lại, SK Telecom đề cập tới sự cần thiết của việc các quốc gia và các nhà mạng hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để dọn đường cho công nghệ 6G thương mại hóa. Việc quan trọng nhất vẫn là đặt ra kỳ vọng hợp lý cho sản phẩm và dịch vụ ứng dụng công nghệ 6G, và tránh việc phân mảnh cơ sở hạ tầng.
Theo Techspot