[Smart Home] Rất cơ bản - Phân biệt Bộ trung tâm

HuyHPA
10/3/2020 9:47Phản hồi: 2
[Smart Home] Rất cơ bản - Phân biệt Bộ trung tâm
Hi all,

Khi xem các thảo luận, mình thấy rất nhiều bạn nhầm lẫn khái niệm Bộ trung tâm, dẫn đến chưa nắm rõ cách mà các thiết bị Smart Home trong nhà được vận hành ra sao. Nay mình chia sẻ để các bạn hiểu rõ bản chất vấn đề, lựa chọn hợp lý, và hiểu thêm tại sao phải làm cái Home Assistant (Hass.io) để làm gì cho phức tạp thêm.

Nhìn vào hình bên dưới, mình tạm chia làm 3 phần và dùng sơ đồ của Xiaomi để dễ hình dung:
- Phần A: các thiết bị Smart Home trong nhà của bạn (Wifi, Zigbee Smart Devices)
- Phần B: Bộ trung tâm Smart Home (Mi Home Server trên Cloud)
- Phần C: Bộ điều khiển Smart Home (Remote Control)

Giờ chi tiết từng phần như sau:

- Phần A: các thiết bị Smart Home trong nhà của bạn
- A.1 Thiết bị Smart Home giao tiếp bằng sóng Zigbee/ (hoặc Z-Wave)
- Các thiết bị giao tiếp bằng sóng Zigbee thì bắt buột phải có 1 bộ trung tâm Zigbee để kết nối tất cả thiết bị Zigbee lại với nhau. Hiện tại phổ biến có Mi Control Hub (hay còn gọi là Xiaomi Gateway), Aqara Hub, Mi Smart Home Hub,..., Tuya Hub. Các bạn hay nhầm đây là thiết bị Smart Home trung tâm quản lý tất cả thiết bị Smart home và Automation trong nhà, thực tế bộ này chỉ quản lý các thiết bị giao tiếp bằng sóng Zigbee và các Automation local mà thôi, vì vậy nên gọi là Zigbee Gateway cho đỡ nhầm lẫn. Đến lượt mình, Zigbee Gateway này sẽ được quản lý bởi Mi Home Server, đây mới chính là Bộ trung tâm, quản lý, kiểm soát toàn bộ thiết bị Smart Home và Automation trong nhà của bạn. Như vậy, tình huống này, bộ trung tâm đang nằm ở Server của nhà cung cấp Smart Home trên Internet.
- A.2 Thiết bị Smart Home giao tiếp bằng sóng Wifi
- Các thiết bị Smart Home kết nối Wifi, trong hình là Đèn, Robot lau nhà, Bộ lọc không khí,..., sẽ kết nối trực tiếp Wifi của Internet Router nhà bạn, sau đó sẽ được quản lý bởi ... Mi Home Server. Các Automation hay Set time tự động đều được lưu trên Mi Home Server, điều này giải thích vì sao nhiều bạn khi mua ổ cắm Wifi Smart của Xiaomi, cài đặt, định giờ bật/ tắt xong, rồi đem đến cắm ở những chỗ ko có Internet thì thấy thiết bị không tự bật/ tắt được, là do các lệnh điều khiển được lưu trữ từ xa chứ không phải trên chính thiết bị.

- Phần B
Bộ trung tâm điều khiển Smart Home nằm trên hệ thống Server (Cloud) của nhà cung cấp (Xiaomi, Tuya,...,), nó sẽ lưu trữ tất cả thiết bị, trạng thái thiết bị, Automation/ Script/ Scene, và cứ định kỳ khoảng 30s 1 lần, các thiết bị sẽ update trạng thái về Server. Đây mới chính là bộ trung tâm của hệ thống Smart Home nhà bạn, do có nhiều bạn lo sợ vấn đề an ninh ở đây, từ đó mới có việc phải chuyển Bộ trung tâm này về nhà, và nó chính là Bộ HASS (Bao gồm Hệ điều hành/ Phần mềm Home ASSistant cài trên Phần cứng RASPERY Pi) mà các bạn hay nghe nói. Khi có HASS, thì nhìn vào sơ đồ, cái Mi Home Server chính là cái HASS và đặt trong nhà của bạn luôn, lúc này bạn không phải lo gì về an ninh mạng nữa, và tốc độ phản hồi các thiết bị cũng sẽ nhanh hơn vì giao tiếp trong mạng LAN nhà bạn, mất Internet cũng chẳng sao, chỉ là không Remote Control từ bên ngoài khi mất Internet được thôi.
Mình chưa xài bộ Apple Homekit nhưng đọc tài liệu thì thấy Apple cũng đi theo hướng đặt Bộ trung tâm điều khiển ở nhà của bạn, đó là iPAD/ Apple TV,..., cài App Home để làm Bộ trung tâm, giống HASS.
Smartthings của Samsung mình cũng chưa trải nghiệm, nhưng đọc sơ qua thì chắc cũng giống cách của Xiaomi, Tuya.
QCT, SmartZ thì dùng Platform của Tuya nên đương nhiên mô hình giống Tuya.
Riêng Javis thì có vẻ đang "lai" giữa 2 cách trên, mình thấy Bộ điều khiển trung tâm của Javis đã được nhúng Home Assistant vào bên trong rồi, giá trên Web của họ hơi chát, tầm 3.8M, nhưng có vẻ họ đang đi đúng hướng rồi, đó là Hệ thống phải có tính Local, Mở, dễ sử dụng và rẻ, chắc là họ sẽ đạt được trong thời gian ngắn sắp tới.

- Phần C: Remote Control, tạm gọi là Bộ điều khiển Hệ thống Smart Home,đó chính là Mobile của bạn + App của Smart Home tương ứng, ví dụ cài App MiHome vào Mobile, cài Tuya/ Smart Life vào Mobile, thì bạn đã biến cái Mobile của mình thành Bộ điều khiển hệ thống Smart Home rồi.

Quảng cáo


Nói thêm về điểm khác nhau cơ bản giữa App Tuya và Smart Life, đó là nếu bạn định dùng IFTTT, thì Smart Life sẽ hỗ trợ IFTTT, còn Tuya phiên bản hiện tại thì chưa hỗ trợ IFTTT (mình đang dùng phiên bản thử nghiệm nâng cấp của Tuya thì nó đã có hỗ trợ IFTTT, dự kiến phát hành tháng 7/2020 này).

Hy vọng các bạn nắm rõ các khái niệm và có lựa chọn hợp lý cho Hệ thống Smart Home của mình.

Update: từ 26/05/2020, Tuya, Smartlife đã nghỉ chơi với IFTTT do không thỏa thuận được chi phí phải trả cho IFTTT thì phải, nếu các bạn vẫn muốn dùng IFTTT với thiết bị của Tuya thì chuyển sang App Brilliant Smart cũng thuộc hệ sinh thái Tuya, có hỗ trợ IFTTT.


Xiaomi.JPG
2 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

welcomyou
TÍCH CỰC
2 năm
Thank bạn, giờ mới tìm hiểu
dunglun
ĐẠI BÀNG
9 tháng
hay quá bạn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019