Số liệu đáng chú ý về xu hướng tiết kiệm tiền của người Việt

1/6/2023 1:37Phản hồi: 50
Số liệu đáng chú ý về xu hướng tiết kiệm tiền của người Việt
8/10 người Việt muốn tiết kiệm nhiều hơn cho tương lai. Khoảng 80% người muốn quản lý chi tiêu kỹ hơn.

Visa vừa công bố nghiên cứu mới nhất về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022, cung cấp thông tin về các phương thức, nền tảng và động lực của việc chi tiêu, thanh toán của người tiêu dùng sau COVID-19.

Để dành tiền và tiết kiệm chi tiêu


Nghiên cứu cho thấy người dùng tại Việt Nam đã sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà nhiều hơn, trong đó thanh toán trước khi giao hàng qua các phương thức trực tuyến là phổ biến nhất.

Nhìn chung, 85% người tiêu dùng đã sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà lần đầu tiên trong thời kỳ đại dịch. Trong tương lai, họ kỳ vọng 80% giao dịch sẽ được thực hiện trực tuyến và nhận hàng tại nhà. Việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến và giao hàng tận nhà sẽ là lợi thế để các doanh nghiệp phát triển kinh doanh.

Những thói quen mua sắm mới cũng được ghi nhận, với 64% người tiêu dùng có xu hướng tích trữ thêm thuốc men và vitamin để duy trì sức khỏe. Tương tự, 64% người tiêu dùng mua sắm trên các nền tảng trực tuyến lớn và doanh nghiệp hộ gia đình. Những thói quen chi tiêu này đã phần nào phản ánh xu hướng toàn cầu sau COVID-19 là sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và phần lớn người tiêu dùng đón nhận các hành vi mua sắm mới.

Trong khi đó, sự thay đổi thói quen tiết kiệm và chi tiêu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đáp ứng các hành vi khác nhau của người tiêu dùng.

Theo nghiên cứu, 80% người được khảo sát cho biết họ đang tiết kiệm nhiều hơn cho tương lai, 78% muốn lập kế hoạch và theo dõi chi phí hằng tháng chặt chẽ. Điều này cho thấy người dùng ngày càng ý thức hơn về trách nhiệm tài chính, cũng như chú trọng thiết lập ngân sách hằng tháng cho chi tiêu gia đình.

Như vậy, người dùng có khả năng giảm chi tiêu cho một số mặt hàng và các doanh nghiệp cần lường trước sự chuyển dịch này. Mặt khác, doanh nghiệp có thể tập trung vào các lĩnh vực mà người tiêu dùng có kế hoạch gia tăng chi tiêu, như hàng tạp hóa, thời trang và quần áo, nghỉ dưỡng tại chỗ (staycation) hoặc du lịch nội địa.

Một ví dụ khác về những thói quen đang thay đổi này là phần lớn người tiêu dùng đã quay lại du lịch kể từ đầu năm 2022, chủ yếu chuyến đi trong nước để thư giãn. Trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ cần bắt kịp với những thay đổi liên tục đang và sẽ diễn ra trong hành vi của người tiêu dùng.

“Thanh toán kỹ thuật số tiếp tục trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng tại Việt Nam, thể hiện qua dữ liệu của mạng lưới VisaNet trong 3 tháng đầu năm 2023, khi tổng giá trị giao dịch thanh toán trên thẻ Visa tại Việt Nam đã tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022 và thanh toán trực tuyến cũng tăng trưởng theo đó. Đồng thời, doanh số thanh toán xuyên biên giới cũng tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước,” bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa Việt Nam, Lào, Campuchia chia sẻ.

Nhiều người Việt gia tăng thanh toán không tiền mặt


Đại dịch COVID-19 đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo Nghiên cứu Thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2022 của Visa, tỉ lệ người dùng Việt sử dụng thanh toán bằng thẻ hoặc ví điện tử đã tăng trên mọi nhóm độ tuổi so với năm 2021.

  • 66% người dùng thanh toán thẻ trực tuyến, 70% thanh toán ví điện tử trực tuyến hoặc trong ứng dụng – ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể so với mức 32% năm 2021.
  • Tương tự, tỉ lệ thanh toán bằng mã QR gia tăng vượt bậc, với 61% (năm 2022) so với mức 35% (năm 2021).
  • 90% người được khảo sát đã thực hiện giao dịch thanh toán không tiền mặt (năm 2022), tăng cao so với mức 77% (năm 2021) và 77% tin rằng họ có thể không dùng tiền mặt trong 3 ngày.

Quảng cáo


Điều này cho thấy xu hướng nói không với tiền mặt của người tiêu dùng, bằng chứng là năm 2022, họ đã mang theo ít tiền mặt hơn và ít sử dụng tiền mặt để thanh toán. Hai lý do phổ biến nhất khiến người dùng hạn chế mang tiền mặt là nguy cơ bị mất hoặc bị đánh cắp, và thực tế là ngày càng có nhiều doanh nghiệp tạo điều kiện và áp dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Tỉ lệ lựa chọn các phương thức thanh toán kỹ thuật số cũng ngày càng gia tăng. Theo thông tin từ nghiên cứu, 90% người tiêu dùng Việt quan tâm đến hình thức ngân hàng số. Tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam là rất lớn, vì hiện chỉ có 30% người trưởng thành sử dụng dịch vụ này. Khi giá trị thanh toán kỹ thuật số được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới, các doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội đầy tiềm năng để mở rộng dịch vụ kinh doanh ở thị trường trong nước.

Mặt khác, khái niệm “ngân hàng mở” vẫn còn mới tại Việt Nam, mặc dù 76% người tiêu dùng đã biết về mô hình này. Điều này cũng được ghi nhận ở khu vực Đông Nam Á, khi Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore đang trong quá trình phát triển các khung dữ liệu để hỗ trợ ngân hàng mở trong tương lai. Các tính năng được người dùng Việt quan tâm nhất mà “ngân hàng mở” có thể cung cấp là so sánh sản phẩm và dịch vụ giữa nhiều ngân hàng, khả năng sắp xếp lịch thanh toán và chuyển khoản.

Khảo sát của Visa về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022 thực hiện bởi CLEAR từ tháng 9-10/2022, tiến hành thông qua các cuộc phỏng vấn trực tuyến 1.000 người tiêu dùng trên cả nước đang làm việc bán thời gian, toàn thời gian với sự tổng hợp nhân khẩu học kết hợp tiêu biểu các độ tuổi và giới tính.
50 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

lxh1290
TÍCH CỰC
6 tháng
đúng thật là có đại dịch nên. việc mua mấy đồ ở tạp hóa gần nhà giờ cũng qr
+
tiêu xài đi 😁
@cuhiep Nên doanh nghiệp phải kích cầu đó anh. Tiêu biểu là chiến dịch "giá rẻ quá" đang dính nhiều tranh cãi haha
leduy_89
ĐẠI BÀNG
6 tháng
@cuhiep cái gì cần thì sẽ chi thôi :D
@cuhiep Sale thêm đi a
Nước ngoài phát triển nên kinh tế ngta thoải mái, cho tiêu ko phải lo nghĩ. Dân Annam nghèo khổ muốn mua gì cũng phải đắng đo suy nghĩ mệt cái đầu 😁
@dấu-tên-nhưng-dấu-luôn-năm-sinh Nước ngoài ý là nước Nhà Vợ Lo đúng không? Chứ ăn tiêu sạch sành sanh, không nghĩ ngày mai sẽ có hậu quả gì thì cả đời nghèo bác ạ :D
Cười ra nước mắt
@Cuong Nb Ko phải đâu b, ví dụ như ở bên Nhật, mua cái nhà ở mức trung cấp (sở hữu cả đất luôn nha), trả góp 30% lương cơ bản trong 15-20 năm là việc cực đơn giản nhưng họ không mua, chỉ ở nhà thuê, vì nhà cửa mất giá theo thời gian. Nên chỉ việc đóng thuế thu nhập, thuế cư trú, bảo hiểm, hưu trí là đủ sống đến chết. Vậy thì để dành tiền làm gì? Đa phần họ đều chi tiêu cực mạnh, đây là nguyên nhân dẫn đến tiền quay vòng cực nhanh, ngành dịch vụ phát triển, và tất cả mọi người đều có việc làm, chưa nói đến là thiếu lao động.
vinhan73
TÍCH CỰC
6 tháng
@boyngocxita4 Nên dân số Nhật giảm nghiêm trọng đó bác ! Nhật , Hàn giờ giới trẻ không thèm đẻ ... vì ăn tiêu thoải mái nên thêm 1 cái tàu há mồm, ăn tiêu như nước nữa thì ... qua vietnam đứng ngã tư đường với cái bảng trước ngực á !
@boyngocxita4 Thiếu lao động là do dân số già hoá và chi phí nhân lực cao cũng như ít người chịu làm công việc đó chứ bản chất đâu có phải là thiếu
Cũng tốt! Nhưng 1 số nơi quẹt thẻ tín dụng nó bắt người dùng gánh 2,3,5% phí giao dịch mới hãm!
toanlb
TÍCH CỰC
6 tháng
@bacgiangman Sao lại hãm? Không ai cho không ai cái gì.
Ngân hàng thu phí quẹt thẻ. Người bán nếu thấy lãi nhiều thì chịu phí đó, còn nếu lãi ít thì người mua chịu.
Tất cả được tính vào giá.
@toanlb Quy định là bên bán chịu phí đấy nhé. Bên bán lại bắt bên mua gánh là sao! Hãm lol luôn nhé!
toanlb
TÍCH CỰC
6 tháng
@bacgiangman Chả có cái quy định nào như thế cả. Nó chỉ quy định là quẹt thẻ tín dụng sẽ mất phí. Còn phí đó như thế nào thì tuỳ bên bán và bên mua. Chẳng qua với các siêu thị hay đại lý lớn, giao dịch nhiều nên họ làm giá để phí đó nó bé lại, và vì lãi nhiều nên họ miễn phí để kích cầu.
Dùng VETC để thanh toán phí cầu đường, hay mua vàng, mua ô tô đi rồi mang thẻ tín dụng ra quẹt, đòi nó chịu phí 😁
kiencang02
ĐẠI BÀNG
6 tháng
@bacgiangman Đâu cũng vậy á. Úc mấy siêu thị nhà hàng lớn thì ko bị tính. Chứ mấy quán ăn VN hay tàu, Nhật bon nó tinh 1%-1.5% hết. Cũng là 1 cách ép khách trả cash để né doanh thu đóng thuế thu nhập kakaka
“Hạn chế thanh toán không tiền mặt”???
@xedieu Mình nhầm. Hahaa. Cám ơn nhé
Bỏ heo theo kế hoạch nếu bỏ heo xong, dư thì xài thoải mái ..
Đoạn này tiêu đề ko đúng với nội dung rồi
image.jpg
@tranhung214 Không đúng như nào vậy bạn ơi?
@Hải Đăng (boygia) Số liệu b đưa ra cho thấy là thanh toán không tiền mặt đang tăng lên. Nhưng tiêu đề thì nhiều người đang hạn chế “thanh toán không tiền mặt”.
@tranhung214 Ôi trời mình bị nhầm. Rối quá. Cám ơn bạn nhé.
dân mỹ nó sài thẻ tín dụng sài trước trả sau xoay quần như vậy, bởi chỉ cần nghỉ 2 , 3 tháng là tụi nó hết tiền, nhưng chính sách an sinh xã hội nó tốt nên dân nó sống kiểu đó được, mình sống theo nó coi chừng ăn cám nên phải tích lũy ít từ từ thành nhiều
Cười vô mặt
@nefertem Cứ bắt chước mỹ tây mà k hiểu rõ văn hoá, chính sách của nhà nước tụi nó là vỡ mồm. Thêm nữa, k nên tin số liệu hay quảng cáo sản phẩm nào made in vn
leduy_89
ĐẠI BÀNG
6 tháng
Hợp lý tiết kiệm + đầu tư để tương lai không vất vả. Mua cái mình thích, sau này sẽ phải bán đi cái mình cần.
antonior
TÍCH CỰC
6 tháng
Từ cuối năm ngoái thì mình đã giảm chi đi rất nhiều, bỏ hẳn những thứ không thật sự cần thiết và ưu tiên mua các đồ có giá tốt.
Dù biết không tốt cho nền kinh tế nhưng không còn cách nào khác, lo cho thân trước đã 😆
nhiều người gửi tiền tiết kiệm nhưng lại quẹt thẻ tín dụng ?! lãi nó trả mình thì thấp nhưng lãi thẻ thì cao
Mình thì ko lo ngại khoản tiêu nhưng luôn cố để tiêu đúng mục địch hơn. Và cảm thấy khá hiệu quả nên chia sẻ thêm cho ae
Mình có 2 nhóc, 1 nữ và 1 nam
Thỏa thuận với 2 nhóc:
Đi học: điểm 9 trở lên: thưởng 50k
Học xuất sắc từng kỳ 500k
Làm việc nhà: cứ 20k / 1 nhiệm vụ: rửa bát, quét nhà....
Tiền thu được thì trừ tiền: dụng cụ học, đồ dùng...thì các cháu được tự do mua đồ mình thích nhưng phải hỏi trước....món gì đắt tiền thì tự tích lại để mua, ko dc xin thêm.
Thấy cách này khá hiệu quả, vừa rèn được các cháu làm việc mà việc nhà 2 vc ko phải đụng vào nhiều.
@hoanghai1104 cách này mình cũng nghĩ tới, nhưng mà có nghiên cứu bảo cnit mà dạy bảo kiểu lao động này cũng lệch lạc ít nhiều suy nghĩ của tụi nó về tiền. Không biết bác áp dụng thì có thấy sự khác biệt nào đáng chú ý của tụi nó không? Cả tích cực lẫn tiêu cực
@bhuubao Hiện tại ở mặt tích cực thì có 1 vài điểm sau:
- chủ động làm việc nhà sau giờ học
- biết tìm hiểu món đồ mình thích mà trong khả năng của mình, đôi khi nhẫn nại hơn để mua đồ đắt tiền hơn
Còn tiêu cực thì cũng có: có vẻ như 2 nhóc thấy việc làm ra tiền là dễ, và đôi khi chỉ mau chóng học nhanh để kiếm gì đó làm.
Mà nói thật là mục đích của mình chỉ muốn 2 đứa tự giác làm các việc nhỏ nhặt, để hình thành ý thức là nếu ở 1 mình thì các việc đó tụi nó phải làm. Hơn nữa mình sẽ cho 1 trong 2 hoặc cả 2 du học nên tự túc dc việc gì thì cứ giao việc sớm cho tụi nó.
Sắp tới sẽ cho đứa lớn học về sử dụng 1 số đồ điện cơ bản: vd đặt nồi cơm, giặt máy...
@hoanghai1104 đúng rồi, nếu tính ra thì so với ngồi học thì làm việc nhà sẽ nhanh có tiền hơn. Nên sợ tụi nó lệch lạc như vậy. Tuy nhiên giaó dục tụi nó theo kiểu tư bản vậy cũng có cái hay😆
chúc mừng bác có gđ trong mơ nhé
@vinhan73 mình nghĩ cho tiền nhưng ghi vào sổ , khi bọn trẻ muốn mua món đồ gì mình sẽ là người mua cho nó, như vậy sẽ hạn chế được việc mua những món đồ gây nguy hiểm cho tương lai của trẻ
Mình tiết kiệm được rất nhiều tiền mặc dù không bao giờ ghi chép chi tiêu. Thay vào đó mình liệt kê những thứ mình hay mua thường xuyên và giá rẻ nhất mình đã từng mua. Cứ đợi đến lúc sale gần bằng giá đấy là mua
Mua cái mình cần, đừng mua cái chỉ vì mình thích
@noMacLe tại sao nhỉ? Nếu đủ khả năng chi trả tội gì không mua cái mình thích
Cách tốt nhất của mình là đây.
Screenshot_20230603_164330_MBS Mobile.jpg
yubakyun
ĐẠI BÀNG
6 tháng
Sống nay chết mai. Tiền bạc là vật ngoài thân. Chết không có mang theo được Hãy nhớ lấy.
lazy0338
ĐẠI BÀNG
6 tháng
tiết kiệm thôi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019