Số lượng cá thể của hải sâm đang giảm nghiêm trọng do nhu cầu ở thị trường Trung Quốc quá cao

Rubi Lee
13/4/2021 9:39Phản hồi: 145
Số lượng cá thể của hải sâm đang giảm nghiêm trọng do nhu cầu ở thị trường Trung Quốc quá cao
Suốt 12 năm qua sau khi Mặt Trời lặn, Anthony Vigrado lại bắt đầu công việc hàng ngày của mình - đó là bắt hải sâm, sinh vật mang lại nguồn thu nhập chính của anh trong nhiều năm. Nhưng sau 10 giờ tìm kiếm, thu hoạch của anh chỉ bằng 1 phần nhỏ so với trước kia bởi vì các bờ biển ở phía Bắc Sri Lanka và miền Nam Ấn Độ đã bị khai thác quá nhiều. Anh chia sẻ: “Những ngư dân bất hợp pháp đang đánh bắt lậu ở nơi chúng tôi thường lặn bắt hải sâm dẫn đến nguồn thu nhập của chúng tôi hiện đang gặp nhiều khó khăn.”

hai-sam-8.jpg

Hải sâm là loài động vật da gai có thân mềm, hình ống trông giống một loại rau có cùng tên. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái của đại dương. Theo đó, khi ăn các mảnh vụn trong lớp trầm tích, chúng có thể tái tạo lại chất dinh dưỡng và thải ra nitơ, amoniac và canxi cacbonat, các thành phần chính cấu thành rạn san hô. Đồng thời cũng giúp quá trình axit hoá đại dương do ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người chậm lại.

hai-sam-1.jpg

Trên thực tế, nhu cầu hải sâm ở các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc, nơi chúng được xem là một món ăn ngon và được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian. Chúng thường được sấy khô với tên gọi là Beche-de-mer hay trepang. Một số người còn dùng chúng như một loại thuốc kích dục. Chính điều này đã dẫn đến việc phát triển của các hoạt động buôn bán động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng để sinh lời. Vào những năm 1980, hải sâm có giá dưới 50 bảng Anh/kg (khoảng 1,6 triệu đồng), còn giờ đây con số này đã tăng đến hơn 200 bảng Anh/kg (6,3 triệu đồng), với một số loài hải sâm quý hiếm hơn cái giá có thể lên đến hơn 2,500 bảng Anh/kg (79 triệu đồng). Với nhu cầu vô cùng to lớn đó, trong những năm qua, Vịnh Palk và Vịnh Mannar đã liên tục chứng kiến nhiều cuộc khai thác trái phép quá mức. Đối với những loài hải sâm quý hiểm, số lượng cá thể trên toàn cầu đã giảm hơn 60%.


hai-sam-5.jpg

Theo giảng viên cao cấp về động vật học tại Đại học Sri Jayewardenepura ở Sri Lanka cho biết việc đánh bắt quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học, đồng thời cũng gây trở ngại cho sinh kế của những ngư dân ven biển, những người vốn sinh sống phụ thuộc vào tài nguyên biển.

Anthony Vigrado còn cho biết nhiều tàu thuyền đánh bắt bất hợp pháp thậm chí còn cố tình phá hoại thiết bị của ngư dân địa phương khiến họ nghĩ quẩn vì không còn đủ khả năng chi trả các khoản nợ. “Toàn bộ số tiền đều đầu tư vào tàu thuyền mà chúng lại còn bị phá huỷ. Những chiếc thuyền kia không quan tâm và khi chúng chỉ đi vào vùng biển của chúng tôi, tất cả chỉ toàn là thiệt hại.”

Được biết hầu hết các bên hành vi bất hợp pháp đều nhờ vào việc lợi dụng các quy định khác nhau giữa những quốc gia biển này. Chẳng hạn như trong khi Sri Lanka cấp giấy phép đánh bắt và xuất khẩu Hải Sâm, Ấn Độ thì lại ban lệnh cấm hoàn toàn với hoạt động này kể từ năm 2001. Do đó, người ta thường đánh bắt chui ở Ấn Độ rồi nhập lậu sang Sri Lanka, nơi hải sâm sẽ được xuất khẩu hợp pháp sang Đông Nam Á, hoặc từ Ấn Độ dưới nhãn mác giả.

hai-sam-7.jpg

Vào tháng 8 năm ngoái, lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ đã bắt quả tang 3 người đàn ông vì buôn lậu gần 1000 kg hải sâm từ Ấn Độ sang Sri Lanka, ước tính giá của số đó lên đến 500.000 bảng Anh. Theo giám đốc của OceansAsia, Teale Phelps Bondaroff chia sẻ: “Nếu bạn có một thị trường hợp pháp ở gần với một thị trường bất hợp pháp, thì thị trường hợp pháp sẽ trở thành nơi diễn ra các hành vi ”rửa cá". Thật ra trong suốt nhiều năm, chính quyền cả 2 nước luôn cố gắng chống lại hành vi phạm pháp này. Nhưng bất chấp số lượng các vụ bắt giữ gia tăng, các hoạt động buôn bán phạm pháp vẫn đang phát triển và thậm chí mở rộng quy mô sang nhiều khu vực chưa từng bị ảnh hưởng trước đây.

hai-sam-2.jpg

Giờ đây, khi giá trị của sinh vật này càng gia tăng, việc khai thác trở nên phổ biến hơn. Nhu cầu về hải sâm đã dẫn đến các cuộc ẩu đả chết người ở Mexico, liên quan đến các tổ chức tội phạm Yakuza ở Nhật Bản và các vấn nạn buôn lậu giữa Tanzania và Zanzibar.

Quảng cáo



Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tội phạm buôn bán hải sâm, chính quyền 2 nước đã có những phản ứng mạnh mẽ. Vào tháng 2 năm 2020, khu vực bảo tồn hải sâm đầu tiên trên thế giới đã được thành lập tại Lakshadweep, đồng thời các căn cứ chống bắt trộm được thiết đặt ở trên khắp hòn đảo và có hẳn một lực lượng đặc nhiệm để bảo vệ hải sâm.

Theo Guardian
145 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Không có tàu khựa thế giới đẹp biết bao
Tụi Tung Cẩu ăn tạp gây hại cho nhân loại quá!
tuanktmt
ĐẠI BÀNG
3 năm
@doremun96 cái gối kê là do thầu xây dựng hòa bình làm bạn nhé ( đoạn thủ đức + Q.9), mình cũng thi công dự án này nên rất rõ nội bộ ở đây. chẳng qua ông Hòa Bình bị ông nào đâm chọt, rồi thuê thêm báo chí vô làm dùm beng lên mới phải kiểm tra lại toàn bộ phần đường mà nhà thầu hòa bình làm.
tuanktmt
ĐẠI BÀNG
3 năm
phần mà bạn biết chỉ qua báo chí chứ thực tế sao bạn biết dc. tổng thầu Sumi - Cienco nhưng dưới họ có mấy chục nhà thầu phụ, mổi nhà thầu 1 hạng mục khác nhau. cái báo chí nêu là phần của Hòa Bình xây dựng hạng mục trên cao đoạn Q.9 - Thủ Đức, họ chưa có kinh nghiệm làm việc này ( chưa làm lần nào) nhưng thực ra nó k có nghiêm trọng lắm, do bị đâm chọt, rồi bị thuê báo chí vô viết bài, còn nhật ( thầu phụ cty nhật luôn) họ chỉ làm phần ngầm của 2 ga Ba Son và Bến Thành chứ đâu phải lỗi của cty nhật. bạn thấy tàu CLHD với tàu của BTST chưa, chưa cần mục sở thị chỉ nghe thương hiệu 1 cái china 1 cái của nhật nó đã khác nhau như nào rồi. hiện tại mình đang thi công ở đây thực tế ra sao mình rất rõ, chẳng qua tiền nó chậm nên các nhà thầu thi công chậm, chứ nếu có tiền dự án này cuối năm xong là bình thường. chưa kể các các công trình cầu đường từ bắc vào nam của Nhật làm có bao h bị sự cố chưa? nhưng 2 cái của china làm thì đường cao tốc đà nẵng vô vận hành đã hư hỏng, cát linh thì chưa vận hành thì bao nhiêu thứ xảy ra rồi, hên là đoạn Nhổn - Ga Hà Nội là liên danh Pháp - Hàn Quốc làm chứ k cũng khác gì bên cát linh hà đông.
iamcuong
TÍCH CỰC
3 năm
@tuanktmt Bạn lập luận lại càng bào chữa không đúng.
- Tổng thầu chịu trách nhiệm toàn bộ, cứ cho ông Hòa Bình làm đi, sao ông tổng thầu lại lựa chọn 1 đơn vị CHƯA CÓ KINH NGHIỆM làm hạng mục này. Rồi giờ lỗi thuộc về Cty Hòa Bình?
- Bạn dân xây dựng mà lại nói KHÔNG NGHIÊM TRỌNG LẮM thì mình cũng chịu. Không phải tự nhiên đang định cho chạy thử rồi stop luôn ngay khi phát hiện
- CLHD có sự cố gì ngoài việc Tàu làm nhưng lại cho Pháp vào nghiệm thu? Thằng nghiệm thu đương nhiên nó sẽ vẽ voi trên giời, cứ vẽ ra là nó ăn tiền. Bạn dân xây dựng thừa biết hội nghiệm thu thế nào rồi.
- Đường cao tốc thì mình không rành nên không ý kiến.
tuanktmt
ĐẠI BÀNG
3 năm
không biết phải nói sao cho bạn hiểu:
- Thứ 1 là các nước cho nước khác vay tiền ODA để xây dưng hạ tầng thường kèm theo điều khoản là họ sẽ là người thầu thi công dự án đấy ( để kiểm soát tiền giải ngân, tránh thất thoát, tham nhũng và thêm nữa là họ mang cty của họ qua làm để họ có việc làm cho người lao động của họ, cty của họ có doanh thu). ở CLHD TQ cho vay tiền nhưng mặc định tổng thầu xây dựng là của họ, họ quyết định hết mọi việc từ kim đến sợi chỉ ( việc này liên quan chút đến chính trị mình không bàn) nên kể cả thầu việt nam hay không cũng do họ quyết định mọi việc.
còn BTST tuy là Nhật cho vay tiền nhưng liên danh 2 bên VN - Nhật ( Sumi - Cienco) công việc chia rõ ràng là Nhật chịu trách nhiệm thi công phần 2 Ga ngầm bến thành và ba son, cung cấp tàu. còn phần việc thi công đường trên cao là của Cienco, nên việc lỗi của phần gối kê ( đoạn hòa bình làm) không liên quan gì đến Sumi mà do bên phía VN, nội bộ họp các nhà thầu báo chí sao biết dc, nên bạn nói là sai của Nhật là không đúng.
- Thứ 2 1 lỗi nhỏ nhưng nó sẽ phản ứng dây chuyền là điều đương nhiên, nhưng sâu xa hơn là hiện tại dự án đang chậm vốn giải ngân, đưa ra 1 lý do hợp lý để chậm tiến độ thì chỉ có mấy ông VN mình thôi. như mình nói phía trên nếu giải ngân nhanh thì thi công cuối năm là xong hết, nhưng vẫn còn chậm lắm vì do tiền.
- Thứ 3 CLHD dưới sức ép của dư luận cũng như là mấy ông quan nhà mình nghi ngờ chất lượng của tổng thầu TQ nên mới phải thuê bên thứ 3 vô nghiệm thu đánh giá chất lượng cho đảm bảo. nếu sau này vận hành nếu có sự cố gì thì trách nhiệm do bên nghiệm thu và tổng thầu. lúc đấy mấy ông quan phủi tay không liên quan. mình đi làm cho các cty tư nhân, hay nước ngoài ( gọi chung là tư nhân đi) làm việc ok, rõ ràng, cứ làm đúng làm theo HD là ký nghiệm thu thanh toán, còn làm cho dự án nhà nước thì ối giời ơi lắm. như dự án này bên mình làm cũng chỉ là lấy cái danh tiếng là từng thi công dự án nhà ga Metro thôi.
- Thứ 4 bạn thấy bao nhiêu công trình của VN mình mà nhật thi công có bao h xảy ra sự cố không nhất là cầu đường ( gần như không có) vì họ làm có thể giá cao hơn các nhà thầu China, Hàn, ... nhưng chất lượng của họ làm đảm bảo. người thuê họ sẵn sàng bỏ thêm tiền để mua được sự yên tâm.
- Thứ 5 dân VN mình có câu ''thích ngon bổ rẻ'', nhưng thời buổi bây h làm gì có ngon bổ mà lại rẻ, nếu có chỉ là đồ china, chứ cứ EU G7 xem làm gì có khái niệm đấy. 2tr cũng mua dc cái iphone nhưng là hàng tàu nhái còn 20tr cũng mua 1 cái iphone nhưng là hàng mỹ. bạn có thể tìm đọc lại khi mà muốn xây CLHD thì có bao nhiêu nước muốn cho vay tiền, bao nhiêu nhà thầu quốc tế ( Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn,..) muốn vô tham gia nhé, nhưng cuối cùng vì câu '' tình anh em hữu nghị - ngon bổ rẻ mà chọn TQ'' bởi vậy nên cuối cùng chất lượng dự án ra sao thì chỉ khi đi vận hành chạy thử đi mới biết được. mình hi vọng nó sẽ không là đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi thứ 2.
hoangvuong
TÍCH CỰC
3 năm
Lại là cái " ăn " của tq , mình cũg là người hoa nhưng mình rất phản cảm cách ăn uống của người sao mà ác quá : cá mập chỉ lấy vi cá , tê giác lấy sừng , nhiểu loài các giết vì cái bao tử cá ......... ( thật ra có tác dụng ko ????????? ) , hen là gia đình mình không có truyển thống như vậy hết lời .
Trải nghiệm cá nhân của một ai đó không có ý nghĩa gì cả, bởi vì một người bình thường không đủ khả năng xét nghiệm / nhận biết tác dụng thực sự của thuốc đưa vào cơ thể (chưa xét đến độ trung thực của họ). Vì lý do đó nên người ta mới phải thử nghiệm thuốc trên số lượng lớn người, theo dõi và ghi chép cẩn thận bởi chuyên gia, rồi mới được phát hành ra thị trường.

Tóm lại tức là gì, là những câu truyện kiểu như ông A bà B bị ung thư bác sĩ trả về, đi hỏi ông lang nào đó cho thuốc về khỏi bệnh,... hoàn toàn là nhảm nhí hết. Chừng nào chính cái thuốc đó họ cho hàng nghìn người uống và theo dõi, thống kê cẩn thận mà thấy có tác dụng thì lúc ấy mới công nhận.
Npnex2212
TÍCH CỰC
3 năm
@Methanol sao bác biết các thứ đó không có tác dụng, đừng nói là do nghiên cứu khoa học nhé, khoa học nó cũng bị chăn dắt như thường thôi. Thời bùng nổ thông tin nhưng là thông tin gì,ai kiểm soát thông tin, ai được lợi khi thông tin đó được lan truyền. Còn cái giáo dục, ý thúc, lối sống của thế hệ cũ đó giành được tự do,đem lại hòa bình và phát triển, nuôi bác khôn lớn để giờ bác cào phím mong muốn ông bà cha mẹ anh chị bác xuống lỗ đấy
@Npnex2212 Cái tôi nói là mấy thứ này không có tác dụng, ý nghĩa với lớp trẻ chứ lớp già họ đội cái này lên đầu thờ, còn tác dụng dược lí thì kệ xác nó, tốt hay không chả quan trọng, giờ bạn đưa rượu ba kích, hải sâm... cho bọn nhóc 10x nó uống và bảo cái này bổ lắm xem chúng nó có đổ luôn đi không ? còn lớp già mà vớ được thì nốc nấy nốc để.
Còn cái bạn nói là thành tựu của lớp già là tự do, hòa bình... đem lại để nuôi lớn lớp trẻ á, thành tựu thì có nhưng hủ tục để lại cũng chả kém, áp đặt lối sống, không dung hòa nổi khảng cách các thế hệ...tôi không mong họ xuống lỗ nhưng chắc chắc họ sẽ xuống lỗ và mang theo máy cái quan điểm, hủ tục của họ xuống mồ.
Điển hình thời trước chửa hoang thì cạo đầu bôi vôi, thả trôi sông nhưng lớp người làm mấy cái việc đó xuống lỗ gần hết rồi, tất nhiên giờ thì chửa hoang gần như không bị cạo đầu bôi vôi nữa, nó dần mai một và xuống mồ theo cái lớp người làm việc, có quan điểm về việc đó. Rồi nó cũng sẽ biến mất khỏi cái xã hội này thôi.
llyllr
TÍCH CỰC
3 năm
Hét giá lên mây thì cũng hạn chế đc mà
@llyllr Giá càng cao thì tàu càng thích mua để thể hiện
@llyllr khi nó gần như tuyệt chủng, giá sẽ lên mây thôi
@llyllr Tq giá càng cao họ càng mua vì họ ko thiếu tiền từ việc có giá cao như vậy ngừoi dân sẽ hám tiền hơn mà đánh bắt nhiều tâm lý chung
nghia3d
CAO CẤP
3 năm
Mụ nội thằng khựa mất nết
H.T
ĐẠI BÀNG
3 năm
Con gì hình dạng giống ku là đều tốt cho sinh lý nam =))
@H.T Ví dụ ?
@Tuat Phan Ốc vòi voi nè.
@Tuat Phan pín cẩu
@Tuat Phan c*c bò
@H.T rộng ra thì đồ hải sản đều tốt cho việc giường chiếu =))
hiepsicoi
TÍCH CỰC
3 năm
Hồi mình đi Côn Đảo
355E57A1-F783-4C1B-BC46-2FB2E7332C38.jpeg
@hiepsicoi Rồi bác đã sấy khô nó chưa?
theladu
CAO CẤP
3 năm
@hiepsicoi
Cười vô mặt
1st January
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hiepsicoi đi chơi với ghệ mà rụng cả chim thế này cơ à bác :v
Dơi ô tổ covi mà nó còn ăn muốn tận diệt thì hải sâm nghĩa là j
@Bão Đã Tan Bậy nha, covi trong phòng thí nghiệm ra nha chứ dơi đâu ra
macinPhone
TÍCH CỰC
3 năm
@nhoxs2zin Đúng r, thấy nó k nói đổ thừa nó à
buonban2u
TÍCH CỰC
3 năm
Không có tàu khựa
mới nhìn cứ tưởng là cầm sh... @@
Cả thế giới ăn chứ đâu chỉ riêng tàu ăn con này đâu 😁
lordgon
TÍCH CỰC
3 năm
Mấy thằng khựa cái mẹ gì cũng cho vào mồm đc 😆
@lordgon Dân khựa ăn nhiều nhất chứ đâu phải chỉ có mình nó ăn đâu 😃)
[Zeus]
CAO CẤP
3 năm
@lordgon VN ăn con này cũng không hề ít đâu, nhà hàng hải sản tươi sống trong thành phố bán nhiều lắm, và tới mấy khu du lịch biển, đảo thì con này với nhím biển là đặc sản luôn được recommended 😁
lordgon
TÍCH CỰC
3 năm
@nhoxs2zin Có câu nào mình nói là mình nó ăn hả bạn?
lordgon
TÍCH CỰC
3 năm
@[Zeus] Mình nói cái gì nó cũng ăn bạn ơi, mình k nói nó ăn con này ít hay nhiều nha
Tội nghiệp mấy em sâu biển, bị ghi lộn thành chữ sâm thế là suốt ngày bị săn bắt.
@Jacky_Knight_90 Cứ có cái gì bổ là tq nó mua hết nhé có chữ sâm to bố
@Jacky_Knight_90 Phải sửa lạ̣i là hải sâu hoặc hải trùn
donganh444
TÍCH CỰC
3 năm
Dân số tăng quá nhanh, 1950 chỉ khoảng 2 tỉ rưỡi dân, 70 chục năm sau dân số tăng hơn gấp 3 lần xấp xỉ 8 tỉ.
Trung quốc thì chả bỏ sót thứ gì
Ôi lại là Trung Quốc! Ngư dân địa phương bị Trung Quốc bắt nạt, đe doạ. Biển thì bị Trung Quốc đánh bắt tận diệt!
Chưa được ăn con này hay sao ấy
Lại là TQ.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019