Theo báo cáo của F-Secure, tổng số các ứng dụng độc hại xuất hiện trên HĐH Android đã tăng tới 2200%, từ 139 ứng dụng độc hại trong Q1/2011 lên 3063 ứng dụng độc hại trong Q1/2012.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra rằng thời điểm này năm ngoái tổng số chỉ có 10 gia đình mã độc hại cho Android nhưng nay đã tăng lên 37.
Lí do mà Android chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của các mã độc hại đó là do HĐH này ngày càng trở nên phổ biến, chính vì thế mà nó trở thành phương tiện lí tưởng để phát tán malware. Phát tán malware trên kho ứng dụng Google Play là một trong những cách thức hiệu quả của những kẻ lười sáng tạo nhưng lại muốn kiếm tiền dễ dàng. Tốc độ tăng tới 2200% là do những người viết malware cố gắng tạo ra các loại malware khác nhau nhằm vượt qua các phần mềm diệt vi rút trên Android và do số lượng các ứng dụng bị trojan hóa cũng tăng lên rất nhanh.
Trojan hóa là một trong những biện pháp chủ yếu của các tội phạm mạng. Họ mua một loại game phổ biến nào đó, ví dụ như Angry Birds, rồi sau đó cài malware vào. Thông qua việc tải ứng dụng hoặc các trang mạng xã hội, malware sẽ bị phát tán một cách vô thức.
Một số gói độc hại phổ biến
Theo Android Authority
Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra rằng thời điểm này năm ngoái tổng số chỉ có 10 gia đình mã độc hại cho Android nhưng nay đã tăng lên 37.
Lí do mà Android chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của các mã độc hại đó là do HĐH này ngày càng trở nên phổ biến, chính vì thế mà nó trở thành phương tiện lí tưởng để phát tán malware. Phát tán malware trên kho ứng dụng Google Play là một trong những cách thức hiệu quả của những kẻ lười sáng tạo nhưng lại muốn kiếm tiền dễ dàng. Tốc độ tăng tới 2200% là do những người viết malware cố gắng tạo ra các loại malware khác nhau nhằm vượt qua các phần mềm diệt vi rút trên Android và do số lượng các ứng dụng bị trojan hóa cũng tăng lên rất nhanh.
Trojan hóa là một trong những biện pháp chủ yếu của các tội phạm mạng. Họ mua một loại game phổ biến nào đó, ví dụ như Angry Birds, rồi sau đó cài malware vào. Thông qua việc tải ứng dụng hoặc các trang mạng xã hội, malware sẽ bị phát tán một cách vô thức.
Một số gói độc hại phổ biến
- Fake Token.A: một loại trojan giả àm thông báo từ ngân hàng điện tử. Thực tế thông báo đó chỉ là những con số ngẫu nhiên, trong khi đó username mà password trên hệ thống ngân hàng điện tử của người dùng sẽ tự động gửi tới một server quản lí và điều khiển của người phát tán malware.
- Boxer.H: đây là một loại trojan tiếp theo từ "đại gia đình" trojan Boxer, giả làm Google Play.
- RootSmart.A: những máy bị nhiễm loại trojan này sẽ bị root máy mà không hay biết. Nó đồng thời cũng là một loại botnet có thể nhận lệnh từ xa. Các lệnh này có thể ăn cắp tiền tài khoản của người dùng bằng cách gửi các tin nhắn trúng thưởng hoặc tự động mở các video trả tiền (pay-per-view).
Theo Android Authority