Nepal trở thành đất nước sở hữu lượng hổ được bảo tồn nhiều nhất thế giới, với số lượng lên đến 355 con. Con số này gấp 3 lần so với số hổ ước tính vào năm 2009 ở quốc gia này là 121 con. Tại Hội nghị thượng đỉnh về bảo tồn hổ năm 2010 tại Nga, tất cả 13 quốc gia tham dự đều cam kết số lượng hổ tự nhiên của họ sẽ tăng gấp đôi. Nhưng tới hiện tại, duy chỉ Nepal đã đạt được điều đó.
Bởi vì nhiều nguyên nhân như mất môi trường sống, bị săn bắt lấy da, xương đã làm số lượng hổ giảm đáng kể so với nhiều thế kỷ trước (vào đầu thế kỷ 20 có hơn 100.000 con hổ nhưng năm 2015 ước tính chỉ còn hơn 3.500 con). Nạn săn bắt này đặc biệt xuất hiện thường xuyên tại một số nước Châu Á. Ngày nay, các nước như Lào, Campuchia, Việt Nam và phía nam Trung Quốc đều không còn hổ sống trong tự nhiên.
Abishek Harihar - phó giám đốc chương trình hổ thuộc nhóm bảo tồn mèo rừng Panthera lý giải về việc số lượng hổ gia tăng ở Nepal nhờ vào việc đầu tư mạnh mẽ của chính phủ cho công tác bảo tồn, đồng thời thực thi nghiêm ngặt các chính sách chống săn bắt trộm. Ngay từ những năm 1970, Nepal đã xây dựng 5 công viên Quốc Gia để cho hổ sinh sống, được bảo vệ và tuần tra thường xuyên bởi nhân viên và cả quân đội. Việc bảo vệ hổ đồng thời cũng giúp bảo tồn các động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng khác như tê giác, voi, tê tê… Hình phạt đối với việc săn trộm hổ là 15 năm tù với phí phạt 10.000 USD (tương đương 234 triệu).
Không chỉ thực thi những chính sách tốt mà Nepal còn sử dụng phương pháp đo mật độ quần thể tốt hơn là bẫy ảnh (camera trap - hệ thống camera lắp đặt để đếm số cá thể hổ). Nhờ phương pháp này mà họ có thể đo lường được quần thể hổ gần như chính xác, cải thiện hơn so với những cách đếm cũ vốn có sai số cao. Trên thực tế, số lượng hổ cũng đã tăng cao nhờ sinh sản tốt hơn. So với các nước cũng đang làm tốt việc bảo tồn hồ như Ấn Độ, Bhutan và Thái Lan,…Nepal vẫn vượt trội hơn.
Thông báo về hổ của Nepal được đưa ra sau khi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đưa thông báo số lượng hổ trên toàn Thế Giới đang “ổn định hoặc tăng lên”. Cuộc đếm kiểm gần nhất cho thấy mật độ hổ tăng 40% so với ước tính năm 2015, tăng từ 3726 lên 5578 con.
Bởi vì nhiều nguyên nhân như mất môi trường sống, bị săn bắt lấy da, xương đã làm số lượng hổ giảm đáng kể so với nhiều thế kỷ trước (vào đầu thế kỷ 20 có hơn 100.000 con hổ nhưng năm 2015 ước tính chỉ còn hơn 3.500 con). Nạn săn bắt này đặc biệt xuất hiện thường xuyên tại một số nước Châu Á. Ngày nay, các nước như Lào, Campuchia, Việt Nam và phía nam Trung Quốc đều không còn hổ sống trong tự nhiên.
Abishek Harihar - phó giám đốc chương trình hổ thuộc nhóm bảo tồn mèo rừng Panthera lý giải về việc số lượng hổ gia tăng ở Nepal nhờ vào việc đầu tư mạnh mẽ của chính phủ cho công tác bảo tồn, đồng thời thực thi nghiêm ngặt các chính sách chống săn bắt trộm. Ngay từ những năm 1970, Nepal đã xây dựng 5 công viên Quốc Gia để cho hổ sinh sống, được bảo vệ và tuần tra thường xuyên bởi nhân viên và cả quân đội. Việc bảo vệ hổ đồng thời cũng giúp bảo tồn các động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng khác như tê giác, voi, tê tê… Hình phạt đối với việc săn trộm hổ là 15 năm tù với phí phạt 10.000 USD (tương đương 234 triệu).
Không chỉ thực thi những chính sách tốt mà Nepal còn sử dụng phương pháp đo mật độ quần thể tốt hơn là bẫy ảnh (camera trap - hệ thống camera lắp đặt để đếm số cá thể hổ). Nhờ phương pháp này mà họ có thể đo lường được quần thể hổ gần như chính xác, cải thiện hơn so với những cách đếm cũ vốn có sai số cao. Trên thực tế, số lượng hổ cũng đã tăng cao nhờ sinh sản tốt hơn. So với các nước cũng đang làm tốt việc bảo tồn hồ như Ấn Độ, Bhutan và Thái Lan,…Nepal vẫn vượt trội hơn.
Thông báo về hổ của Nepal được đưa ra sau khi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đưa thông báo số lượng hổ trên toàn Thế Giới đang “ổn định hoặc tăng lên”. Cuộc đếm kiểm gần nhất cho thấy mật độ hổ tăng 40% so với ước tính năm 2015, tăng từ 3726 lên 5578 con.
Đe dọa đến đời sống của con người
Số lượng hổ được bảo tồn và sống trong tự nhiên tăng lên đồng nghĩa với việc rủi ro mà con người phải đối mặt cũng cao hơn, bởi hổ không giống như mèo nhà, chúng hung dữ và có thể tấn công, tước đoạt mạng sống của con người. Vào những năm gần đây, tỷ lệ các vụ hổ tấn công dân địa phương và gia súc bị hổ ăn thịt đã gia tăng. Một con hổ đã giết chết 16 người ở vườn Quốc gia Chitwan (Nepal) trong vòng 1 năm, trong khi 5 năm về trước tổng cộng chỉ có 10 vụ tấn công dẫn đến tử vong.
Tháng trước, cũng có một con hổ tấn công và làm bị thương một người phụ nữ 41 tuổi đang nhặt củi ở quận Bardiya, gần một trong những khu vực sống lớn nhất của hổ. Theo tờ báo The Kathmandu Post, vụ việc này khiến người dân cực kỳ phẫn nộ. Họ yêu cầu chính phủ thực hiện công tác kiểm soát và bảo tồn động vật hoang dã tốt hơn. Những con hổ tấn công người thường là những con bị mất lãnh thổ hoặc bị vấn đề tâm lý.
Với việc mật độ hổ tăng cao thì chúng buộc phải tìm kiếm lãnh thổ ở khu vực rìa, là nơi khiến chúng dễ dàng chạm trán với con người. Nhóm của Lamichhane cho biết thêm rằng nếu giám sát và kiểm soát kịp thời, việc ngăn chặn các cuộc tấn công là có thể. Nhưng nếu muốn di dời những con hổ đã có tiền lệ tấn công thì không thể được vì chúng sẽ tiếp tục tấn công con người ở những nơi khác.
Ông Kumar Paudel, giám đốc Greenhood Nepal đã nói các chính phủ và cơ quan bảo tồn vẫn chưa có đủ giải pháp an toàn cho người dân sống trong khu vực xung quanh. Hầu hết những người dân sống ở khu vực gần khu bảo tồn đều phụ thuộc vào rừng, vì vậy bên cạnh việc giám sát các con hổ thì Chính phủ và các cơ quan bảo tồn nên nghĩ phương án cung cấp các vật phẩm đáp ứng nhu cầu sống thay thế cho những người dân này.
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế khuyến khích các quốc gia tiếp tục phát huy công tác bảo tồn, nhưng bên cạnh đó cũng đưa ra các biện pháp tốt hơn nhằm khoanh vùng, giới hạn lãnh thổ của hổ và bảo vệ đời sống con người.
Theo National Geographic