Với việc chiếc F-35 Lightning II của Lockheed Martin bị mất tích được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và chiếc F-22 Raptor bắn hạ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc hồi tháng 2 năm nay, thì thế hệ chiến đấu cơ mới nhất của Hoa Kỳ đã có thời lượng phát sóng khá nổi bật trong năm 2023. Các máy bay như chiếc F-18 có thể là ngôi sao của những bộ phim bom tấn như "Top Gun: Maverick", nhưng tương lai của chiến tranh trên không có thể sẽ phải diễn ra với những chiếc Raptor và Lightning II.
Cả hai chiếc tiêm kích đều trông có vẻ rất tương lai và khá tương đồng khi nhìn từ bên ngoài, và có thể gây nhầm lẫn nếu không xem xét kỹ, giống như màn chơi hay vật phẩm chúng ta sẽ mở khóa trong trò chơi điện tử sau khi nhập mã. Những chiếc máy bay này đều đem đến một cảm giác hiểm sâu và ẩn tàng. Mặc dù cả hai loại chiến cơ đều đã bay trên bầu trời khoảng hai thập kỷ, nhưng vẫn có những thông tin chi tiết quan trọng về Raptor và Lightning II được coi là mật và có thể sẽ không được công chúng biết đến cho đến khi chúng ngừng các hoạt động quân sự của mình.
Một chiếc F-22 Raptor đang bay trên địa hình đồi núi của Alaska trong nhiệm vụ tiếp nhiên liệu giữa chuyến bay ngày 15 tháng 4/2009. Ảnh: Wikipedia.
Tuy nhiên, bất chấp những điểm tương đồng đó, các chiến đấu cơ này vẫn có sự khác biệt đáng kể với nhau. Giống như bất kỳ một đội quân toàn diện nào, quân đội Hoa Kỳ đã ký hợp đồng chế tạo đối với F-35 và F-22 Raptor để đảm nhiệm các vai trò khác nhau song không hề bị chồng chéo trên chiến trường hiện đại.
Cả hai chiếc tiêm kích đều trông có vẻ rất tương lai và khá tương đồng khi nhìn từ bên ngoài, và có thể gây nhầm lẫn nếu không xem xét kỹ, giống như màn chơi hay vật phẩm chúng ta sẽ mở khóa trong trò chơi điện tử sau khi nhập mã. Những chiếc máy bay này đều đem đến một cảm giác hiểm sâu và ẩn tàng. Mặc dù cả hai loại chiến cơ đều đã bay trên bầu trời khoảng hai thập kỷ, nhưng vẫn có những thông tin chi tiết quan trọng về Raptor và Lightning II được coi là mật và có thể sẽ không được công chúng biết đến cho đến khi chúng ngừng các hoạt động quân sự của mình.

Một chiếc F-22 Raptor đang bay trên địa hình đồi núi của Alaska trong nhiệm vụ tiếp nhiên liệu giữa chuyến bay ngày 15 tháng 4/2009. Ảnh: Wikipedia.
Tuy nhiên, bất chấp những điểm tương đồng đó, các chiến đấu cơ này vẫn có sự khác biệt đáng kể với nhau. Giống như bất kỳ một đội quân toàn diện nào, quân đội Hoa Kỳ đã ký hợp đồng chế tạo đối với F-35 và F-22 Raptor để đảm nhiệm các vai trò khác nhau song không hề bị chồng chéo trên chiến trường hiện đại.
Lockheed Martin F-22 Raptor: Chiến đấu cơ tốt nhất thế giới
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin quan trọng: chiếc F-22 Raptor là một trong những cỗ máy nguy hiểm nhất hành tinh. Không có chiếc tiêm kích nào khác trên Trái đất thậm chí có thể đạt gần đến khả năng chiến đấu tổng thể của Raptor. Câu trả lời của Trung Quốc, chiếc Thành Đô J-20, trên thông số thì đáp ứng tất cả các tiêu chí về vũ khí tấn công và khả năng tàng hình, nhưng công nghệ này hoàn toàn chưa được chứng minh và không rõ nước này đã sản xuất bao nhiêu chiếc vào thời điểm này.
Hai chiếc F-22 Raptor đang xếp hàng sau một chiếc KC-10 để chuẩn bị tiếp nhiên liệu trên đường đến Căn cứ Không quân Hill, Utah. Ảnh: F-22 Wikipedia.
Điều tương tự cũng có thể đúng với chiếc Sukhoi Su-57 của Nga. Và do cả Trung Quốc và Nga đều có xu hướng kín tiếng về những gì đang diễn ra trong quân đội của mỗi nước, thật khó để có được đánh giá chính xác về Thành Đô hay Sukhoi, chủ yếu vì cả hai máy bay này đều chưa được sử dụng trong chiến đấu. Lực lượng Không quân Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng: "F-22 không thể bị sánh ngang bởi bất kỳ chiến đấu cơ nào đã biết đến hoặc được dự kiến chế tạo."
Nhưng công bằng mà nói, thì F-22 cũng chưa thấy bất kỳ đợt triển khai đáng kể nào trong chiến đấu (trừ phi chúng ta tính đến số lần nó tiêu diệt mấy trái bóng bay). F-22 sở hữu loại năng lực mà Không quân Hoa Kỳ gọi là "cơ hội tiêu diệt đầu tiên (first-kill opportunity)". Điều đó có nghĩa là nó có thể tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt máy bay mục tiêu trước khi phi công đối phương biết rằng F-22 đang ở đó. F-22 xứng đáng được phân loại là "tiêm kích chiếm ưu thế trên không" ở mọi khía cạnh của từ này. Đơn giản là vì không có đối thủ cạnh tranh tương xứng với nó ngay cả trong không gian.

Cấu tạo sơ lược của chiếc F-22. Ảnh: King Titanium.
Chiếc tiêm kích tàng hình nhất sẵn có
Về thông số kỹ thuật, vẫn còn rất nhiều điều còn nằm trong vòng bí mật. Tất cả các con số đều là ước tính và có rất ít phép đo chính xác. Tuy là vậy, các thông số kỹ thuật được công khai của F-22 miêu tả nó như một chiếc máy bay nguy hiểm đến mức phi lý. Thời kỳ mà không chiến giữa máy bay với máy bay diễn ra bằng súng máy có thể đã qua, nhưng Raptor mang theo một khẩu pháo xoay M61 Vulcan 20 mm đề phòng trường hợp không chiến chuyển sang đánh xáp lá cà. Các khoang vũ khí của nó có thể mang tới hai tên lửa AIM-9 Sidewinder (cùng loại đã bắn rơi khinh khí cầu do thám của Trung Quốc) và sáu tên lửa dẫn đường bằng radar AIM-120. F-22 cũng có thể mang theo hai quả bom dẫn đường JDAM (vũ khí tấn công trực tiếp phối hợp) nặng 1,000 pound (khoảng 454 kg) trong trường hợp nhiệm vụ yêu cầu tấn công trên mặt đất.
Một chiếc F-22A Raptor đang bắn một tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 (AMRAAM) và một tên lửa phụ AIM-9M (không đối không tầm nhiệt đánh chặn) vào một máy bay không người lái trên Vịnh Mexico. Ảnh: F-22 Wikipedia.
Tốc độ là mối quan tâm hàng đầu đối với bất kỳ loại chiến đấu cơ đáng giá nào, và mặc dù không có con số chính xác, động cơ kép của F-22 tạo ra lực đẩy lớn hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác hiện đang hoạt động với lực đẩy đạt khoảng 70,000 pound (311 nghìn Newton), hơn gấp đôi lực đẩy của tiêm kích F/A-18 Super Hornet (Boeing). Động cơ quạt phản lực Pratt & Whitney của nó đẩy F-22 lên tới tốc độ Mach 2 (2,450 km/giờ). Nó cũng cực kỳ tiết kiệm nhiên liệu, với tầm bay hơn 1,800 dặm. Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, F-22 Raptor có thể bay tới bất cứ nơi nào trên thế giới và có thể đến đó rất nhanh.

Hệ thống vũ khí của F-22. Ảnh: How Stuff Works.
Quảng cáo
F-35 Lightning II: Chiến đấu cơ mới toanh của thế giới
Trong khi chiếc F-22 là một mũi giáo tuyệt đối, thì F-35 cuối cùng sẽ đóng vai trò khung sườn cho quân đội Hoa Kỳ và các quân đội đồng minh khác trên toàn thế giới. Nó được phân loại là máy bay chiến đấu đa chức năng, nghĩa là nó được thiết kế để thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào được chỉ định và không hẳn là một máy bay chiến đấu. Nó có chút sự đa năng, đa dụng như một con dao Thụy Sĩ. Theo Không quân Hoa Kỳ, F-35 được chế tạo để thay thế hầu hết các máy bay chiến đấu và tấn công mặt đất khác nằm dưới quyền điều động của họ, bao gồm F-16, F-18 và A-10. Ngoài ra, nó đang trong quá trình thay thế chiếc “jump-jet (phản lực lên thẳng)” Harrier dưới sự chỉ huy của Thủy quân lục chiến.
Hai chiếc F-35B của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Ảnh: Air Force Tech.
Không giống như F-22 chưa hề được xuất khẩu (và có thể sẽ không), F-35 đã được sử dụng trong quân đội của Vương quốc Anh, Ý, Hà Lan, Canada, Úc, Đan Mạch, Na Uy, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Ba Lan, Singapore, Phần Lan, Thụy Sĩ và Đức. Nếu là đồng minh với Hoa Kỳ và không ngại viết một tấm séc trị giá hàng trăm triệu đô la cho hãng Lockheed Martin, một quốc gia có thể tậu một chiếc F-35. So với con số tương đối nhỏ là tổng cộng 183 chiếc Raptor, Lockheed Martin cho biết hơn 965 chiếc Lightning II đã được gửi đến những người chủ nhân mới đang vô cùng hạnh phúc của chúng.

Hình minh hoạ một số tính năng nổi bật của F-35. Ảnh: F-35 News.
Tính linh hoạt là chìa khóa quan trọng
Nhưng chỉ vì Hoa Kỳ sẵn sàng xuất khẩu Lightning II không có nghĩa nó là sản phẩm có vấn đề. Nó vẫn hơn hẳn mọi máy bay chiến đấu khác trên hành tinh, chỉ xét riêng về khả năng tàng hình, chứ chưa kể đến khả năng chiến đấu của nó. Giống như hầu hết các chiến đấu cơ, F-35 chưa tham gia chiến đấu nhiều và danh tiếng hiện tại của nó đã bị lu mờ một cách oan uổng trong rừng ở Nam Carolina.Quảng cáo

Một chiếc F-35 đang chuẩn bị cất cánh. Ảnh: Getty Images.
Có ba loại F-35 riêng biệt: F-35A, F-35B và F-35C. Tất cả đều được trang bị một động cơ quạt phản lực Pratt & Whitney duy nhất, tạo ra lực đẩy khoảng 40,000 pound (178 nghìn Newton), giúp nó đạt tốc độ tối đa khoảng 1,200 dặm mỗi giờ. Trọng tải vũ khí chính xác có thể thay đổi nhưng có thể là khoảng hơn 8,000 kg bom hoặc tên lửa. Theo Lockheed Martin, biến thể "A" là loại F-35 phổ biến nhất và thực hiện vai trò của máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom, tùy theo nhiệm vụ. Phiên bản "B", chính là phiên bản bị mất tích ở Nam Carolina, có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng nhờ khả năng bay lơ lửng ngay tại chỗ. Cuối cùng, phiên bản "C" có cánh gấp lại được sử dụng trên boong tàu sân bay. Chiếc F-35 cũng phù hợp cho các nhiệm vụ tác chiến điện tử và tấn công mặt đất.

Các đặc điểm của F-35 khi được công bố tại triển lãm hàng không Farnborough. Ảnh: WordPress.
Phải dùng đến những tiêm kích khác nhau cho các nhiệm vụ khác nhau
F-22 vượt trội về khả năng gây sát thương trực tiếp và F-35 đạt điểm cao về tính linh hoạt. Nếu chúng ta muốn tiêu diệt máy bay đối phương ngay bây giờ thì F-22 chính là lựa chọn phù hợp. Còn nếu cần một lực lượng nòng cốt có khả năng rộng rãi cho phi đội tiêm kích của mình, thì F-35 chính là máy bay của chúng ta, do đó nó được rất nhiều quốc gia đưa vào sử dụng. Cả hai máy bay đều là tiêm kích và đều có khả năng thả bom nếu cần thiết. Và quan trọng nhất, cả hai đều có khả năng tàng hình và có thể tránh bị đối phương phát hiện.
Máy bay B-1B Lancers và F-22 Raptor của Hoa Kỳ bay cùng F-35 của Hàn Quốc trong cuộc tập trận vào ngày 1 tháng 2 năm 2023. Ảnh: Air and Space Forces.
F-22 Raptor chiến thắng nhờ tốc độ nhanh tuyệt đối và khả năng ra vào chiến trường mà kẻ thù không biết chuyện gì đã xảy ra. Lightning II, giống như chiếc tiêm kích ông tổ từ năm 1939 của nó, P-38 Lightning, có thể thích hợp cho bất kỳ nhiệm vụ nào được giao phó, cho dù đó là hoạt động trên tàu sân bay, gây ấn tượng với mọi người tại triển lãm hàng không khi đang bay lượn hay cung cấp thông tin quan trọng cho các lực lượng đồng đội trên không trung, trên mặt đất hoặc trên biển.
Để so sánh chúng ta hãy lấy ví dụ về hai chiếc xe, F-22 là một chiếc Bugatti Chiron, chiếc xe tốt nhất trong địa hạt của nó, không có ngoại lệ. Còn F-35 là chiếc Ford F-150 Lightning, được cải tiến đáng kể về mọi mặt mà không làm mất đi khả năng sử dụng.
Các điểm tương đồng giữa F-22 và F-35
F-22 và F-35 đều là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến do Lockheed Martin phát triển cho quân đội Hoa Kỳ. Mặc dù chúng có chung một số điểm tương đồng nhưng chúng cũng có những khác biệt rõ rệt. Dưới đây là một số điểm tương đồng giữa F-22 và F-35:+ Khả năng tàng hình: Cả hai máy bay đều tích hợp công nghệ tàng hình để giảm thiểu tín hiệu radar và tăng cường khả năng sinh tồn trong các môi trường đối địch.
+ Sự hợp nhất cảm biến: Cả hai máy bay đều sử dụng hệ thống hợp nhất cảm biến tiên tiến để thu thập và tích hợp dữ liệu từ nhiều cảm biến khác nhau, cho phép phi công có nhận thức toàn diện về tình huống và đưa ra quyết định sáng suốt.
+ Hệ thống điện tử hàng không tiên tiến: F-22 và F-35 có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, bao gồm các hệ thống radar tinh vi, khả năng tác chiến điện tử và khả năng tác chiến lấy mạng lưới làm trung tâm.
+ Tốc độ siêu thanh: Cả hai máy bay đều có khả năng bay ở tốc độ siêu thanh, trong đó F-22 có khả năng bay siêu thanh duy trì ổn định và F-35 có khả năng siêu thanh hạn chế.
+ Khả năng tấn công chính xác: Cả hai đều sở hữu khả năng tấn công chính xác, cho phép chúng tấn công các mục tiêu trên mặt đất bằng nhiều loại vũ khí, bao gồm bom dẫn đường và tên lửa.
+ Sự đa năng: F-22 và F-35 được thiết kế như những chiến đấu cơ đa chức năng, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu không đối không, không đối đất, thu thập thông tin tình báo và tác chiến điện tử.

Bảng so sánh khả năng chiến đấu của 2 tiêm kích. Ảnh: Defence Street.
Sự khác biệt giữa F-22 và F-35
Bất chấp những điểm tương đồng này, có một số điểm khác biệt chính giữa F-22 và F-35:+ Thiết kế và mục đích: F-22 chủ yếu là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không, được tối ưu hóa cho chiến đấu không đối không, trong khi F-35 là máy bay chiến đấu đa chức năng dành cho cả nhiệm vụ không đối không và không đối đất.

Bảng so sánh kích thước, lực đẩy và trọng lượng của F-22 và F-35. Ảnh: Defence Street.
+ Chi phí: F-22 là máy bay đắt tiền hơn so với F-35, với chi phí trên mỗi chiếc cao hơn và số lượng sản xuất hạn chế hơn.
+ Tình trạng sản xuất: Dây chuyền sản xuất F-22 đã đình chỉ, nghĩa là không có chiếc F-22 mới nào đang được sản xuất cả, trong khi chương trình sản xuất F-35 đang tiến hành, với hoạt động sản xuất và phát triển vẫn diễn ra.
+ Hiệu suất: F-22 sở hữu khả năng cơ động, tốc độ và độ cao vượt trội so với F-35. Nó có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng cao hơn và có thể đạt được tốc độ và độ cao cao hơn.
+ Tải trọng và tầm bắn: F-35 có trọng tải vũ khí bên trong lớn hơn và tầm bắn lớn hơn so với F-22, cho phép nó mang theo nhiều vũ khí hơn và hoạt động trên khoảng cách xa hơn.
+ Sự tham gia của quốc tế: Chương trình F-35 có sự tham gia của nhiều đối tác quốc tế, với một số quốc gia tham gia phát triển và mua sắm. Mặt khác, F-22 được sử dụng độc quyền bởi Không quân Hoa Kỳ.

Bảng so sánh chi tiết giữa F-22 và F-35. Các số liệu chi phí được cung cấp ở đây chỉ gần đúng và có thể thay đổi tùy theo biến thể và năm cụ thể. Ngoài ra, các đặc tính hiệu suất được đề cập chỉ là giá trị gần đúng và có thể thay đổi dựa trên cấu hình, mức tải và các yếu tố khác. Ảnh: Defence Street.
Tóm lại, mặc dù F-22 và F-35 có một số điểm tương đồng, chẳng hạn như khả năng tàng hình, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và khả năng đa năng, nhưng chúng cũng có những khác biệt đáng chú ý về thiết kế, mục đích, chi phí, hiệu suất và khả năng tham gia của quốc tế.
Là tài sản không thể thiếu đối với Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, cả F-22 Raptor và F-35 Lightning đều sở hữu và cung cấp các khả năng cũng như dịch vụ quan trọng cho chương trình Bảo vệ Quốc gia (National Protection). Trong khi F-22 Raptor được dành riêng cho Ưu thế trên không với khả năng cơ động và hệ thống vũ khí không thể so sánh với bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác, thì F-35 là chiến đấu cơ đa chức năng với nhiều loại năng lực. Việc phân tích các yêu cầu của nhiệm vụ và nguồn lực sẵn có để vận hành và bảo trì máy bay giúp người ta xác định xem cần đưa ra lựa chọn nào giữa hai chiếc tiêm kích nặng ký này.
Máy bay chiến đấu cũng là một loại thiết bị quân sự rất quan trọng nên ngày càng có nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng cho chúng. Đối với những phi công lái máy bay chiến đấu, họ không chỉ cần có kỹ năng bay siêu phàm mà còn phải có những phẩm chất tâm lý và thể chất tuyệt vời, đó là pha trộn giữa sự xuất sắc và lòng dũng cảm.
Tổng hợp từ [1], [2], [3].