Số trang web lừa đảo bị chặn trong tháng 8 tăng gần 90%
Các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện hoặc nghi ngờ các trang web lừa đảo , giả mạo, ngoài việc gửi phản ánh tới cơ quan công an địa phương gần nhất, các cơ quan, tổ chức và người dùng cá nhân có thể thông tin trực tuyến tới Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, qua trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ canhbao.ncsc.gov.vn.
Sau khi tiếp nhận báo cáo của người dùng về trang web giả mạo, lừa đảo đến các hệ thống kỹ thuật, Cục An toàn thông tin, trực tiếp là NCSC, sẽ phối hợp với cơ quan chức năng đánh giá và xác định các trang web giả mạo, lừa đảo.
Theo đại diện NCSC, trên cơ sở kết quả đánh giá và xác định này, các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin cũng như an toàn thông tin sẽ có quyết định xử lý, ngăn chặn những trang web vi phạm.
Trong những năm gần đây, theo nhiều chuyên gia nhận định, tình trạng các đối tượng lập website giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là đơn vị khối tài chính, ngân hàng để phục vụ một mục đích nào đó, thậm chí là lừa đảo, đánh cắp thông tin, tài sản của người dùng là tương đối phổ biến.
Đại diện Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cho biết, mục tiêu tấn công của tin tặc trong thời gian gần đây đã có sự dịch chuyển . Thay vì tập trung vào các nhà mạng viễn thông, công ty truyền thông giải trí như trước thì các cuộc tấn công mạng gần đây lại chủ yếu nhắm vào khối ngân hàng, tài chính.
Cục An toàn thông tin cho biết, tình trạng lừa đảo trên mạng đang có xu hướng gia tăng. Thống kê trên Cổng không gian mạng quốc gia cho thấy, chỉ tính từ giữa tháng 2/2022 đến trung tuần tháng 7/2022, đã có gần 3.500 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông tin tới hệ thống cảnh báo. Qua kiểm tra, có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, công ty tài chính.
Số liệu mới nhất của Cục An toàn thông tin chỉ ra rằng, trong 8 tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã ngăn chặn tới 926 trang web lừa đảo, nhiều hơn gần 140 trang so với tổng số trang web bị chặn trong 8 tháng đầu năm 2021. Trong đó, chỉ trong tháng 8/2022, có tới 163 trang web bị chặn.
Bên cạnh việc giám sát 24/7, phát hiện, cảnh báo, xử lý website lừa đảo, vi phạm pháp luật; hỗ trợ xử lý ngăn ngừa người dùng Internet Việt Nam truy cập vào các trang lừa đảo, Cục An toàn thông tin đã phối hợp cùng Google duy trì trang DauhieuLuadao.com nhằm cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình, giúp người dân nhận biết những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện hoặc nghi ngờ các trang web lừa đảo , giả mạo, ngoài việc gửi phản ánh tới cơ quan công an địa phương gần nhất, các cơ quan, tổ chức và người dùng cá nhân có thể thông tin trực tuyến tới Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, qua trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ canhbao.ncsc.gov.vn.
Sau khi tiếp nhận báo cáo của người dùng về trang web giả mạo, lừa đảo đến các hệ thống kỹ thuật, Cục An toàn thông tin, trực tiếp là NCSC, sẽ phối hợp với cơ quan chức năng đánh giá và xác định các trang web giả mạo, lừa đảo.
Theo đại diện NCSC, trên cơ sở kết quả đánh giá và xác định này, các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin cũng như an toàn thông tin sẽ có quyết định xử lý, ngăn chặn những trang web vi phạm.
Trong những năm gần đây, theo nhiều chuyên gia nhận định, tình trạng các đối tượng lập website giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là đơn vị khối tài chính, ngân hàng để phục vụ một mục đích nào đó, thậm chí là lừa đảo, đánh cắp thông tin, tài sản của người dùng là tương đối phổ biến.
Đại diện Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cho biết, mục tiêu tấn công của tin tặc trong thời gian gần đây đã có sự dịch chuyển . Thay vì tập trung vào các nhà mạng viễn thông, công ty truyền thông giải trí như trước thì các cuộc tấn công mạng gần đây lại chủ yếu nhắm vào khối ngân hàng, tài chính.
Cục An toàn thông tin cho biết, tình trạng lừa đảo trên mạng đang có xu hướng gia tăng. Thống kê trên Cổng không gian mạng quốc gia cho thấy, chỉ tính từ giữa tháng 2/2022 đến trung tuần tháng 7/2022, đã có gần 3.500 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông tin tới hệ thống cảnh báo. Qua kiểm tra, có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, công ty tài chính.
Số liệu mới nhất của Cục An toàn thông tin chỉ ra rằng, trong 8 tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã ngăn chặn tới 926 trang web lừa đảo, nhiều hơn gần 140 trang so với tổng số trang web bị chặn trong 8 tháng đầu năm 2021. Trong đó, chỉ trong tháng 8/2022, có tới 163 trang web bị chặn.
Bên cạnh việc giám sát 24/7, phát hiện, cảnh báo, xử lý website lừa đảo, vi phạm pháp luật; hỗ trợ xử lý ngăn ngừa người dùng Internet Việt Nam truy cập vào các trang lừa đảo, Cục An toàn thông tin đã phối hợp cùng Google duy trì trang DauhieuLuadao.com nhằm cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình, giúp người dân nhận biết những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.