Nguồn tin của Financial Times, những thảo luận và thỏa thuận hợp tác tiềm năng giữa SoftBank và Intel đã đổ bể. Kế hoạch hợp tác giữa tập đoàn đầu tư và tập đoàn bán dẫn nước Mỹ được bàn thảo để Intel tạo ra những con chip xử lý AI trong data center cạnh tranh được với sản phẩm của Nvidia. Nhưng mọi chuyện đổ bể khi Intel không đáp ứng được những yêu cầu của tập đoàn đến từ Nhật Bản.
Đáng lẽ ra, nếu thành công, thương vụ hợp tác với Intel có thể giúp SoftBank kết hợp những thiết kế kiến trúc của ARM với khả năng gia công bán dẫn của Graphcore, đơn vị vừa được SoftBank mua lại, từ đó tạo ra một đối trọng cạnh tranh được với những chip xử lý AI máy chủ hiệu năng mạnh nhất trên thị trường ở thời điểm hiện tại của Nvidia.
Như đã đề cập trước đây, CEO của SoftBank, Masayoshi Son có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD để đưa tập đoàn đầu tư Nhật Bản đứng ở vị thế trung tâm của cuộc chạy đua AI. Tham vọng của vị tỷ phú 67 tuổi, thứ đã được ông đề cập với các quan chức cấp cao của những tập đoàn công nghệ lớn, bao gồm tham vọng sản xuất chip xử lý và phát triển phần mềm vận hành AI, qua đó cung cấp cho những data center lựa chọn chip xử lý AI do những công ty thuộc quyền sở hữu của SoftBank tạo ra.
Theo nguồn tin giấu tên, những đàm phán và thỏa thuận đã đổ bể trong những tháng gần đây, ngay trước khi Intel công bố thông tin cắt giảm 15 nghìn nhân viên và cắt giảm chi phí đầu tư mở rộng khả năng gia công bán dẫn trong tương lai của IFS. Còn về phần SoftBank, họ đang tập trung đàm phán để ký thỏa thuận hợp tác với TSMC, đơn vị gia công bán dẫn lớn nhất hành tinh.
Đáng lẽ ra, nếu thành công, thương vụ hợp tác với Intel có thể giúp SoftBank kết hợp những thiết kế kiến trúc của ARM với khả năng gia công bán dẫn của Graphcore, đơn vị vừa được SoftBank mua lại, từ đó tạo ra một đối trọng cạnh tranh được với những chip xử lý AI máy chủ hiệu năng mạnh nhất trên thị trường ở thời điểm hiện tại của Nvidia.
Như đã đề cập trước đây, CEO của SoftBank, Masayoshi Son có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD để đưa tập đoàn đầu tư Nhật Bản đứng ở vị thế trung tâm của cuộc chạy đua AI. Tham vọng của vị tỷ phú 67 tuổi, thứ đã được ông đề cập với các quan chức cấp cao của những tập đoàn công nghệ lớn, bao gồm tham vọng sản xuất chip xử lý và phát triển phần mềm vận hành AI, qua đó cung cấp cho những data center lựa chọn chip xử lý AI do những công ty thuộc quyền sở hữu của SoftBank tạo ra.
Chủ tịch SoftBank Masayoshi Son muốn kiếm bạc tỷ nhờ đầu tư vào AI
Sẽ là công bằng khi nói phần lớn thành công về mặt đầu tư của tỷ phú người Nhật Bản Masayoshi Son đều đến từ một canh bạc duy nhất, đó là Alibaba. Năm 2000, chủ tịch tập đoàn SoftBank đầu tư vỏn vẹn 20 triệu USD vào startup thương mại điện tử…
tinhte.vn
Theo nguồn tin giấu tên, những đàm phán và thỏa thuận đã đổ bể trong những tháng gần đây, ngay trước khi Intel công bố thông tin cắt giảm 15 nghìn nhân viên và cắt giảm chi phí đầu tư mở rộng khả năng gia công bán dẫn trong tương lai của IFS. Còn về phần SoftBank, họ đang tập trung đàm phán để ký thỏa thuận hợp tác với TSMC, đơn vị gia công bán dẫn lớn nhất hành tinh.
Vừa dính scandal chip lỗi, vừa công bố sa thải 15 nghìn nhân viên, cổ phiếu Intel mất 26% giá trị
Hôm thứ 6 vừa rồi, chỉ một ngày thôi mà Intel đã mất hơn một phần tư tổng giá trị vốn hóa của tập đoàn, sau khi công bố báo cáo tài chính cũng như hé lộ kế hoạch thanh lọc nhân sự và cắt giảm đầu tư rất mạnh tay để đảm bảo tối ưu chi phí kinh doanh.
tinhte.vn
Một lý do SoftBank và tỷ phú Son tìm tới Intel, đó là khi đạt được thỏa thuận hợp tác với tập đoàn bán dẫn nước Mỹ này, tập đoàn Nhật Bản sẽ có thể tiếp cận được với gói hỗ trợ trị giá hàng chục tỷ USD được cung cấp cho các doanh nghiệp tư nhân trong khuôn khổ đạo luật CHIPS, được chính phủ Mỹ và tổng thống Joe Biden thông qua và áp dụng với tham vọng kích thích sản lượng gia công bán dẫn trên đất Mỹ, giảm phụ thuộc vào khu vực Đông Á.
CEO Intel, Pat Gelsinger thì đang tìm cách đưa tập đoàn mà ông điều hành trở lại vị thế hàng đầu trong ngành gia công bán dẫn. Sau khi nhận được gần 20 tỷ USD hỗ trợ từ chính phủ Mỹ hồi tháng 3, Intel đang đầu tư rất mạnh tay để bắt kịp với TSMC và Samsung, nghiên cứu những tiến trình gia công bán dẫn cao cấp nhất hiện giờ, rồi cố gắng nhờ vào đó để lôi kéo các khách hàng lựa chọn tiến trình và fab gia công của họ để đặt hàng chip xử lý thế hệ mới.
Theo nguồn tin của FT, đàm phán đổ bể, SoftBank đổ lỗi do Intel. Theo họ, SoftBank cho rằng Intel không đủ khả năng đảm bảo doanh số chip xuất xưởng, cũng như tốc độ sản xuất của Intel. Cũng theo những nguồn tin này, đàm phán hoàn toàn có thể được tái thiết, bắt đầu lại từ đầu, vì hiện giờ số lượng các nhà sản xuất chip bán dẫn với khả năng gia công quy mô lớn những chip xử lý AI hiện đại nhất hiện nay thật sự chỉ có hai đến ba cái tên: TSMC, Samsung và Intel.
Tỷ lệ chip 3nm Samsung đạt chuẩn đã tăng từ 20 lên 60%
Cuộc đua giữa Samsung Foundry và TSMC vẫn đang tiếp diễn, không chỉ ở việc nỗ lực nghiên cứu kỹ thuật gia công chip ở những tiến trình mới như 2 và 1nm, mà còn ở việc cải thiện tỷ lệ chip đạt chuẩn tiến trình 3nm…
tinhte.vn
CEO của SoftBank tỏ ra không hề ngần ngại vì những yếu tố chưa rõ ràng trong kế hoạch sản xuất chip xử lý AI của ông. Vị tỷ phú này đã đem ý tưởng chia sẻ cho những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, bao gồm cả Alphabet lẫn Meta, vì ông cần sự hỗ trợ cả về kỹ thuật lẫn tài chính cho tham vọng của ông cũng như của tập đoàn. Theo nhiều người thân cận với Son, ông cho rằng, một khoản trong số tiền đầu tư khổng lồ cần thiết để lập doanh nghiệp sản xuất chip xử lý có thể đến từ những tập đoàn công nghệ lắm tiền nhiều của.
Như đã đề cập, một yếu tố trong kế hoạch của Masayoshi Son, chính là ý tưởng tạo ra một tập đoàn chip xử lý đối trọng được với Nvidia. Thực tế thì Nvidia không chỉ làm ra những con chip xử lý mạnh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, mà còn có cả software stack với API CUDA tối ưu hoàn hảo cho kiến trúc phần cứng của hãng tạo ra, từ đó củng cố vị thế thống trị thị trường của họ ở thời điểm hiện tại.
Nhiều người đặt ra nghi hoặc, rằng đưa ARM vào liên minh sản xuất chip xử lý AI để cạnh tranh với Nvidia, giữa lúc chính bản thân Nvidia cũng đang là một khách hàng mua sở hữu trí tuệ thiết kế kiến trúc chip xử lý của đơn vị Anh Quốc này, liệu có gây ra xung đột hay không. Những người thân cận với Son nói, ông cho rằng lợi ích tiềm năng đủ lớn để chấp nhận rủi ro.
Quảng cáo
Ngành bán dẫn đối mặt với thiếu hụt lao động tay nghề và trình độ cao
Cứ nghe và đọc những dòng tiêu đề đe dọa rằng AI có thể thay thế con người ở nhiều lĩnh vực, khiến thị trường lao động gặp rối loạn. Nhưng có một ngành chắc chắn AI sẽ chỉ có thể làm công việc trợ giúp chứ không thể thay thế con người: Nghiên cứu…
tinhte.vn
Theo họ, ông Son vẫn muốn tạo ra một con chip AI, với tham vọng là chỉ vài tháng nữa thôi sẽ có bản mẫu thử nghiệm. Việc SoftBank mua lại đơn vị gặp khó khăn Graphcore của Anh Quốc, là vì startup nghiên cứu chip xử lý AI này có kiến thức và kinh nghiệm đưa bản vẽ thiết kế vào dây chuyền sản xuất.
Tuy nhiên, rào cản lớn vẫn là sản lượng chip xuất xưởng. CEO SoftBank đã có những cuộc trao đổi với TSMC, nhưng chưa đạt được thỏa thuận hợp tác. Chính bản thân TSMC hiện tại cũng đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng đơn hàng khổng lồ của Nvidia ở thời điểm hiện tại. Gần đây nhất, có thông tin nói rằng quy trình đóng gói chip CoWoS-L của TSMC cùng thiết kế chip B200 Blackwell của Nvidia gây ra những rắc rối trong sản xuất, dẫn tới việc Nvidia phải thiết kế lại con chip, nó sẽ bị dời ngày giao hàng vài tháng.
Chip xử lý Nvidia Blackwell gặp lỗi thiết kế, lỗi do cả Nvidia lẫn TSMC, hoãn ra mắt vài tháng
Thế hệ chip xử lý AI trên data center Blackwell của Nvidia đang gặp lỗi nghiêm trọng trong quá trình sản xuất thương mại số lượng lớn. Sự cố này sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và doanh số sản phẩm bán ra thị trường trong quý III và quý IV năm nay của…
tinhte.vn
Còn về phần SoftBank và ông Son, kể cả khi đạt được thỏa thuận hợp tác gia công chip bán dẫn với TSMC, SoftBank vẫn sẽ cần một đơn vị hợp tác nữa, với kinh nghiệm thiết kế chip như của Intel.
Chi phí để ông Son tạo ra được một đối trọng của Nvidia, chưa biết thành công hay không, cũng sẽ tiêu tốn hàng chục tỷ USD. CEO SoftBank cũng đã từ chối những khoản đầu tư của Saudi Arabia và UAE.
Quảng cáo