Thời tiết khô hạn do hiện tượng El Niño năm nay gây ra đã ảnh hưởng tiêu cực lên nhiều nơi trên thế giới, lần này là sông Amazon ở Brazil. Rio Negro, nhánh sông lớn nhất ở phía Tây (tả ngạn) của Amazon đang bị giảm mực nước với tốc độ chóng mặt, lên tới 20cm/ngày.
Nếu anh em còn nhớ thì Amazon là sông dài nhất thế giới và có độ sâu, trữ lượng nước ngọt nhiều nhất. Lưu lượng nước trung bình của con sông này vô cùng khổng lồ, lên tới 220.000 mét khối mỗi giây, lúc tối đa có thể lên tới 230.000 m3/s.
Sông Amazon không chỉ có vai trò quan trọng riêng với Nam Mỹ mà nó cực kì quan trọng với chúng ta, khi mà Amazon cung cấp lên tới 20% trữ lượng nước ngọt cho các đại dương của địa cầu. Với vai trò là “đầu tàu nước ngọt" của mình, sông Amazon lớn hơn tổng 7 con sông (xếp từ số 2 tới số 8) cộng lại.
Chính vì vậy, chỉ cần sông Amazon “hắt xì” thì khắp nơi ở Brazil bị sổ mũi. Ở thị trấn Manacapuru, thuộc thành phố mưa nhiệt đới Manaus, hạn hán làm cho cá trên sông Amazon chết phủ trắng mặt nước. “Trời càng khô hạn thì cá chết càng nhiều, tình trạng ngày càng tồi tệ hơn” - Anesio Junior, ngư dân 39 tuổi nói.
Trước mắt, ít nhất 110.000 người dân sống quanh khu vực này bị ảnh hưởng trực tiếp, bởi vì sông Amazon không chỉ cung cấp nguồn nước sinh hoạt, ăn uống cho người dân, mà còn là nơi cung cấp thủy sản phục vụ ăn uống.
Ở bang Amazonas của Brazil, 59/62 đô thị đang bị hạn hán, trong đó có 15 thành phố bị hạn nghiêm trọng.
Người dân đi lên hồ Piranha lấy nước sinh hoạt về để sử dụng.
Theo Reuters
Nếu anh em còn nhớ thì Amazon là sông dài nhất thế giới và có độ sâu, trữ lượng nước ngọt nhiều nhất. Lưu lượng nước trung bình của con sông này vô cùng khổng lồ, lên tới 220.000 mét khối mỗi giây, lúc tối đa có thể lên tới 230.000 m3/s.
Sông Amazon không chỉ có vai trò quan trọng riêng với Nam Mỹ mà nó cực kì quan trọng với chúng ta, khi mà Amazon cung cấp lên tới 20% trữ lượng nước ngọt cho các đại dương của địa cầu. Với vai trò là “đầu tàu nước ngọt" của mình, sông Amazon lớn hơn tổng 7 con sông (xếp từ số 2 tới số 8) cộng lại.

Chính vì vậy, chỉ cần sông Amazon “hắt xì” thì khắp nơi ở Brazil bị sổ mũi. Ở thị trấn Manacapuru, thuộc thành phố mưa nhiệt đới Manaus, hạn hán làm cho cá trên sông Amazon chết phủ trắng mặt nước. “Trời càng khô hạn thì cá chết càng nhiều, tình trạng ngày càng tồi tệ hơn” - Anesio Junior, ngư dân 39 tuổi nói.
Trước mắt, ít nhất 110.000 người dân sống quanh khu vực này bị ảnh hưởng trực tiếp, bởi vì sông Amazon không chỉ cung cấp nguồn nước sinh hoạt, ăn uống cho người dân, mà còn là nơi cung cấp thủy sản phục vụ ăn uống.
Ở bang Amazonas của Brazil, 59/62 đô thị đang bị hạn hán, trong đó có 15 thành phố bị hạn nghiêm trọng.

Người dân đi lên hồ Piranha lấy nước sinh hoạt về để sử dụng.
Theo Reuters