Sonos đưa ra thông báo sẽ ngừng hỗ trợ khá nhiều dòng sản phẩm đời cũ đã tạo nên các phản ứng rất mạnh từ phía người dùng. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì những fan ruột của Sonos chắc chắn đã chi rất nhiều để lấp đầy ngôi nhà của họ với những sản phẩm Sonos, và giờ đây chúng sắp biến thành những cục chặn giấy đắt tiền. Sonos còn gây tranh cãi khi cập nhật chế độ Recycle Mode khiến một số mẫu sản phẩm có thể bị khóa (brick) vĩnh viễn và thậm chí không thể bán lại.
Thực sự không khó để thấy được những sản phẩm loa đời mới của Sonos đang ngày càng kém tương thích hơn với những chiếc loa đời cũ của hãng. Sonos đã lên tiếng xin lỗi về vấn đề này tuy nhiên các động thái từ hãng vẫn được xem là chưa thỏa đáng. Đây cũng là tương lai không chỉ cho thiết bị Sonos mà còn cho tất cả những sản phẩm thông minh khác hoạt động phụ thuộc vào mạng internet và app: một khi không được hỗ trợ nữa, chúng xem như là đã chết.
Trái ngược với những dàn âm thanh hi-fi được sản xuất từ những năm '70 hay '80 vẫn có thể sử dụng tốt đến ngày hôm nay, những chiếc loa thông minh khi vừa xuất xưởng là đã bắt đầu được "tính giờ" cho đến lúc nó trở nên lỗi thời và không được hỗ trợ nữa. Trong suy nghĩ thông thường vẫn còn hiện hữu ở bất cứ ai thì 1 sản phẩm sẽ có thể làm việc cho đến lúc nó bị hư hỏng gì đó và không thể sửa chữa được nữa. Không ai có thể ngờ rằng điều này đã thay đổi thành "sản phẩm khi trở nên lỗi thời thì sẽ không sử dụng được nữa dù nó chẳng hư hại gì".
Sonos là một trong những hãng đầu tiên đánh mạnh vào mảng công nghệ với những dòng loa thông minh cực kỳ đa dạng. Tầm nhìn đó giúp hãng nhanh chóng được người tiêu dùng ủng hộ và có được sự chú ý từ truyền thông. Thực ra thì việc một sản phẩm công nghệ sẽ trở nên lỗi thời là điều không thể tránh khỏi, tuy vậy sự thật này quá phũ phàng nên người dùng chưa thể chấp nhận được nó cũng là điều dễ hiểu. Với một hệ thống âm thanh cổ điển, ta chỉ cần bảo dưỡng là nó có thể chạy tốt. Ngược lại với những thiết bị hoạt động qua giao thức chuyên biệt, một khi giao thức đó thay đổi theo sự phát triển của các công nghệ mới, nó sẽ không có cách nào tiếp tục làm việc nữa.
Thực sự không khó để thấy được những sản phẩm loa đời mới của Sonos đang ngày càng kém tương thích hơn với những chiếc loa đời cũ của hãng. Sonos đã lên tiếng xin lỗi về vấn đề này tuy nhiên các động thái từ hãng vẫn được xem là chưa thỏa đáng. Đây cũng là tương lai không chỉ cho thiết bị Sonos mà còn cho tất cả những sản phẩm thông minh khác hoạt động phụ thuộc vào mạng internet và app: một khi không được hỗ trợ nữa, chúng xem như là đã chết.
Trái ngược với những dàn âm thanh hi-fi được sản xuất từ những năm '70 hay '80 vẫn có thể sử dụng tốt đến ngày hôm nay, những chiếc loa thông minh khi vừa xuất xưởng là đã bắt đầu được "tính giờ" cho đến lúc nó trở nên lỗi thời và không được hỗ trợ nữa. Trong suy nghĩ thông thường vẫn còn hiện hữu ở bất cứ ai thì 1 sản phẩm sẽ có thể làm việc cho đến lúc nó bị hư hỏng gì đó và không thể sửa chữa được nữa. Không ai có thể ngờ rằng điều này đã thay đổi thành "sản phẩm khi trở nên lỗi thời thì sẽ không sử dụng được nữa dù nó chẳng hư hại gì".

Sonos là một trong những hãng đầu tiên đánh mạnh vào mảng công nghệ với những dòng loa thông minh cực kỳ đa dạng. Tầm nhìn đó giúp hãng nhanh chóng được người tiêu dùng ủng hộ và có được sự chú ý từ truyền thông. Thực ra thì việc một sản phẩm công nghệ sẽ trở nên lỗi thời là điều không thể tránh khỏi, tuy vậy sự thật này quá phũ phàng nên người dùng chưa thể chấp nhận được nó cũng là điều dễ hiểu. Với một hệ thống âm thanh cổ điển, ta chỉ cần bảo dưỡng là nó có thể chạy tốt. Ngược lại với những thiết bị hoạt động qua giao thức chuyên biệt, một khi giao thức đó thay đổi theo sự phát triển của các công nghệ mới, nó sẽ không có cách nào tiếp tục làm việc nữa.
Những chiếc loa và amplifier của Sonos hoạt động trong mạng lưới liên kết sử dụng giao thức mạng riêng của hãng, cho kết nối ổn định và chất lượng tín hiệu cao hơn so với Bluetooth thông thường. Điểm mạnh là thế, nhưng giới hạn của nó là bạn bắt buộc phải có kết nối mạng, cũng như chỉ có thể điều khiển bằng app. Sonos nói chung cũng đã rất cố gắng tích hợp thêm những giao thức điều khiển khác để thuận tiện hơn cho người dùng, tuy không bao nhiêu nhưng có còn hơn không.
Thật lạnh lùng khi đánh giá rằng Sonos có thể tùy ý "khai tử" bất cứ dòng sản phẩm nào mà hãng này muốn, và người dùng chẳng thể làm được gì. Sau khi đưa ra lời xin lỗi, Sonos cho biết sẽ cố gắng tiếp tục hỗ trợ "một số dòng sản phẩm đời cũ" với danh sách thực sự là không nhiều nhặn gì. Theo đó, Zone Player và Connect:Amp sẽ có các bản vá sửa lỗi, còn Play:5 có thể nghe nhạc offline do có jack 3.5mm. Trong trường hợp của Play:1 và Play:3 không hỗ trợ AirPlay và cũng không được cập nhật phần mềm, có thể chúng sẽ là những sản phẩm tiếp theo đang nằm trong tầm ngắm. Về việc Play:5 có tiếp tục tương thích AirPlay sau khi hết được hỗ trợ hay không vẫn là điều khó đoán trước.

Trước Sonos cũng đã có nhiều hãng công nghệ khác khai tử sản phẩm của mình. Điển hình với việc Logitech ngừng hỗ trợ Squeezebox và Microsoft khai tử máy nghe nhạc Zune và vòng đeo thông minh Band. Pebble cũng chỉ sống sót được 5 năm trước khi bị FitBit mua lại. Tuy nhiên kết thúc của một vài sản phẩm nói trên "có hậu" hơn, ví dụ như Pebble vẫn có thể sử dụng mà không cần đến server, hay máy Zune vẫn cho phép chép nhạc vào nghe tốt. Nói cách khác, ta vẫn có thể sử dụng thiết bị của mình, chỉ là thiếu đi một số tính năng được nhà sản xuát cung cấp mà thôi.
Những gì nói trên hoàn toàn không phải là để ngăn cản bạn đầu tư vào những sản phẩm công nghệ, mà mục đích chính là giúp bạn "đã thông tư tưởng" và có cái nhìn thoáng hơn. Sau Sonos chắc chắn sẽ có thêm nhiều hãng công nghệ khác khai tử những thiết bị lỗi thời của họ, và chúng ta phải chấp nhận điều này như một quy luật. Các hãng phần cứng công nghệ nói chung nên có thêm chính sách hỗ trợ khi thiết bị trở nên lỗi thời để không mắc phải những chỉ trích và tranh cãi như Sonos đang phải gánh chịu hiện nay.
Nguồn engadget