SONY DSC-F828-Khủng long một thời
Vừa qua mình nhận được chiếc máy Sony DSC-F828 do một người anh kêu đem sửa, sau đó mình có hỏi mượn một hai ngày và chụp vì thấy chiếc máy này có thiết kế lạ nên cũng vọc chơi xem sao, sau đây là cảm nhận của mình:
Sony đặt cái tên DSC-F828 khiến cho mình thấy nó là một cái tên khó nhớ cũng như OM-D EM5 vậy, nó sử dụng cảm biến Super HAD CCD 4color, loại cảm biến thuộc vào thời công nghệ trước cả CMOS như hiện nay
Vừa qua mình nhận được chiếc máy Sony DSC-F828 do một người anh kêu đem sửa, sau đó mình có hỏi mượn một hai ngày và chụp vì thấy chiếc máy này có thiết kế lạ nên cũng vọc chơi xem sao, sau đây là cảm nhận của mình:
Sony đặt cái tên DSC-F828 khiến cho mình thấy nó là một cái tên khó nhớ cũng như OM-D EM5 vậy, nó sử dụng cảm biến Super HAD CCD 4color, loại cảm biến thuộc vào thời công nghệ trước cả CMOS như hiện nay
- Toàn bộ máy được làm từ Nhật, hàng nội địa và do một phần anh mình ít xài, nên nó còn như mới, máy có thể bẻ lên bẻ xuống 90 độ và một ít từ trên xuống, giống như những chiếc mà Sony đã tích hợp cho các dòng máy NEX sau này
- Mình rất thích việc họ làm với cục xạc hồi đó, tuy rằng có to hơn những cục sạc pin bây giờ, nhưng nó lại hiển thị chi tiết, đầy đủ giờ còn lại để pin đầy
- Khi thao tác trên DSC-F828 nó cho mình cảm giác khó và phức tạp, mặc dù mất khoảng 10 phút là có thể hiểu được hết tất cả thông số hiển thị trong menu, có lẽ do hồi đó do giới hạn công nghệ nên có thể ít sự can thiệp phức tạp chăng
- Đây là tấm hình mình chụp từ nóc của quán cà phê Sakura(đối diện nhà hàng 7 kì quan-Quận6), máy có ống kính Carl Ziess Vario Sonnar T* sở hữu tiêu cự từ 28-200(7.1-51 quy đổi sang máy phim) với khẩu độ 2-2.8/
- Nó thật sự khá nặng, cồng kềnh và thô
- Khi mình bắt đầu chụp phơi sáng thì chiếc máy này vẫn phơi được như thường, nhưng chắc do công nghệ thời đó nên EV chỉ có thể kéo xuống đến +-2
- Lúc mình đi gần, mở khẩu 2.2 dí sát vào cái đèn, tăng iso tối đa lên 800 thì xuất hiện rất nhiều hạt nhiễu, nhưng mình lại bất ngờ với chi tiết của ảnh khi nhìn vào sự đổ bóng của cục đá ở hàng thứ 4, chất lượng ảnh của CCD hơn CMOS nhưng bù lại phải trả giá sự khử nhiễu và iso, thế mạnh của cảm biến CCD sau này dần được thay thế bởi những ống kính đắt tiền cùng sự phát triển dần dà của CMOS
- Tốc độ xử lí điện tử trên máy không quá chậm cũng như không chớp nhoáng, ngược lại khi mình thử nhanh một vài tấm ảnh, mình đã rất bất ngờ, vì nghĩ rằng chất lượng của con DSC-F828 này thật sự không quá tuyệt vời so với thời bây giờ, nhưng cũng không qúa tệ cho một chiếc máy đã được 10 năm.
- Ở dưới EVF có một cần gạt qua lại có thể làm cho EVF thụt ra vô, na ná như cái vòng xoay điều chỉnh độ cận ở các máy hiện nay, nó dễ dàng điều chỉnh và đây là một điểm mình rất thích