Soundcard là gì? nó khác DAC như thế nào? lựa chọn cái nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng của anh em

abuchino
27/5/2020 13:5Phản hồi: 151
Soundcard là gì? nó khác DAC như thế nào? lựa chọn cái nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng của anh em
Khi nói về thiết bị giải mã âm thanh thì mọi người thường hay coin một cụm từ mang tên là soundcard. Nhiều người cho rằng soundcard là một thiết bị giải mã âm thanh trên máy tính, tuy nhiên nếu như vậy thì DAC cũng là một thiết bị giải mã từ Digital sang Analog. Như vậy Soundcard và DAC có khác nhau không và chọn thiết bị giải mã nào cho phù hợp với nhu cầu của bạn.

1/ Soundcard là gì?

Thông thường cụm từ soundcard là từ chỉ chung tất cả các thiết bị có khả năng giải mã âm thanh cho máy tính. Ngoài ra trong pro-audio cũng có một vài thiết bị được gọi là soundcard nhưng phục vụ chủ yếu cho mục đích công việc chứ không phải nghe nhạc

Vì khái niệm soundcard khá mông lung nên mình sẽ phân chia theo hai cách khác nhau

2/ Soundcard tích hợp vs Soundcard rời

Các bạn có thể hiểu Soundcard tích hợp và Soundcard rời cũng tương tự như GPU vậy.

Tinhte_Soundcard_p2.jpg

  • Soundcard tích hợp: Soundcard tích hợp là các bộ xử lý âm thanh bên trong của máy tính hoặc điện thoại, TV. Hiện nay bất kỳ thiết bị nào có khả năng phát âm thanh dù có jack tai nghe hay không cũng có một phần để giải mã âm thanh. Thông thường các soundcard tích hợp sử dụng một chip codec (AD/DA chip) để giải mã âm thanh như Realtek trên máy tính hoặc Qualcomm Aqstic trên điện thoại.
    Tuy nhiên thông thường các thiết bị soundcard tích hợp có chất lượng âm thanh thường không cao và không khả năng giải mã các định dạng cao cấp như MQA, DSD. Ngoài ra các giải pháp soundcard tích hợp thường có độ nhiễu cao vì chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các linh kiện xung quanh đặc biệt là chip xử lý nguồn và antenna thu phát sóng WiFi, Bluetooth.
Tinhte_Soundcard_p3.jpg
  • Soundcard rời: Chất lượng của các soundcard khá đa dạng vì quá đa dạng và nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Mình cũng không thể khẳng định soundcard rời chắc chắn sẽ có chất lượng âm thanh tốt hơn soundcard tích hợp. Tuy nhiên đối với những chiếc soundcard rời cao cấp thì chất lượng âm thanh sẽ ngon hơn so với các giải pháp tích hợp cũng như có thể giải mã được những định dạng âm thanh cao cấp hơn.
    Việc sử dụng soundcard rời sẽ giúp bạn có chất âm cao cấp, giảm nhiễu, tiếng sạch hơn và quan trọng đáp ứng được những nhu cầu mà soundcard tích hợp không thể đáp ứng như âm thanh đa chiều, kéo những tai nghe có trở kháng cao…
    Soundcard rời có thể kết nối với máy tính thông qua cổng USB, PCI-E, Thunderbolt, Ethernet hoặc không dây qua Bluetooth, WiFi.
tinhte_Galaxy_Buds_p1.jpeg

Một trường hợp thú vị đó là các tai nghe Bluetooth, bên trong các tai nghe thường sẽ sử dụng một chip tích hợp bên trong chip Bluetooth Receiver của Qualcomm để giải mã chất lượng âm thanh, một số tai nghe cao cấp sẽ sử dụng một chip giải mã riêng. Nên có thể xem chip xử lý của tai nghe Bluetooth là giải pháp tích hợp nhưng không phụ thuộc nhiều vào thiết bị nguồn phát (Chất lượng âm thanh của tai nghe Bluetooth sẽ hoàn toàn không phụ thuộc vào soundcard của thiết bị nguồn phát)

3/ Phân biệt soundcard theo mục đích sử dụng

Như lúc đầu mình có nói thì soundcard để chỉ các thiết bị giải mã âm thanh trong cả âm thanh chuyên nghiệp cũng như âm thanh gia đình, và vì mục đích sử dụng khác nhau nên hai dạng soundcard này cũng khác nhau rất nhiều

Tinhte_Soundcard_p4.jpg
  • Professional Soundcard: Một điểm thú vị của soundcard trong âm thanh chuyên nghiệp là chưa chắc là các bạn có thể cắm loa/tai nghe và nghe trực tiếp trên soundcard. Bởi vì soundcard của pro-audio thường đích phục vụ cho mục đích làm nhạc, có nhiều soundcard sẽ xuất Digital In/Out với rất nhiều kênh khác nhau hoặc MIDI/MADI lên đến gần 400 kênh với những đầu connector cực kỳ lạ lẫm với người dùng phổ thông. Tuy nhiên phổ biến nhất khi nói soundcard về pro-audio đa số mọi người sẽ hiểu là Audio Interface (AD/DA)

    Tinhte_Soundcard_p5.jpg

  • Home-Audio Soundcard: Phục vụ cho mục đích gia đình các bạn cũng có thể chia thành nhiều soundcard có mục đích khác nhau như

Quảng cáo


Gaming: Gaming soundcard thường tập trung để cho việc phục vụ nhu cầu gaming với micro input, độ trễ thấp, không quá chú trọng vào âm thanh và thường tập trung vào các hiệu ứng không gian ảo.
Film: Xem phim thì tất nhất phải cần đến những soundcard có khả năng hỗ trợ Dolby Atmos hoặc DTS:X và đồng thời phải có khả năng kết nối nhiều loa cùng lúc.
Music: Nghe nhạc thì soundcard nếu dành cho headphone cũng cần đến việc một mạch amply cho headphone tốt. Các soundcard để nghe nhạc thường giới thiệu khả năng giải mã nhạc cao cấp như DSD hay Hi-Res PCM.
Và tất nhiên những soundcard dành cho mục đích gia đình cực kỳ dễ sử dụng chỉ cần cắm vào máy tính là dùng được không quá khó khăn trong khâu cài đặt như các professional soundcard.

3/ DAC và Soundcard khác nhau như thế nào

Thực tế thì DAC là viết tắt của Digital to Analog Converter và cũng là một dạng soundcard, tuy nhiên nhiều người hay tách DAC và Soundcard riêng vì cho rằng DAC là một thiết bị chuyên để giải mã âm thanh còn Soundcard thì đa dụng hơn và chất lượng âm thanh không bằng so với DAC.

Tinhte_Soundcard_p6.jpg
  • DAC (D/A Converter) là một thiết bị hoặc một bộ chip IC giải mã tín hiệu nhạc số từ nguồn phát thành tín hiệu điện xoay chiều Analog có thể ‘nghe’ được. Tín hiệu Analog xuất ra từ DAC sẽ qua một thiết bị/ mạch khuếch đại để các bạn có thể nghe được bằng loa hoặc tai nghe.
    Thông thường khi nói đến DAC người ta thường ám chỉ đến USB-DAC thiết bị mà các bạn cắm qua cổng USB để giải mã âm thanh. Các bạn cũng có thể thấy đầu vào tín hiệu ngoài DAC cũng có thể các cổng như Coaxial, Optical, AES, Ethernet và đầu output thường là RCA và XLR. Nếu trường hợp có cổng tai nghe hoặc cọc loa thì bên trong thiết bị cũng đã có một mạch amply tích hợp.
    Thông thường DAC sẽ giải mã chỉ 2 kênh (L,R) stereo trong trường hợp có nhiều kênh hơn thì sản phẩm sẽ được gọi là multi-channel DAC, Sound Processor hay Receiver.
Tinhte_Soundcard_p7.jpg
  • Soundcard theo nhiều người thì ngoài tích hợp DAC thì còn nhiều tính năng hơn như mạch Microphone Pre-amp, A-D (Analog to Digital Converter), độ trễ thấp để monitor âm thanh theo thời gian thật, các bộ DSP và có thể có nhiều kênh (channel) trong một thiết bị. Nhiều người cũng hay nói soundcard là các thiết bị gắn PCI-E trên máy tính để giải mã âm thanh thì thiết bị này sẽ có một lợi điểm đó là độ trễ thấp hơn so với USB. Tuy nhiên khả năng bị nhiễu, noise cao hơn do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiễu xung của phần nguồn PSU cũng như nhiễu từ sóng EMI/RFI từ các thiết bị thu phát Bluetooth/WiFi trong máy.
    Tuy nhiên việc Soundcard (Audio Interface) thì sẽ có mạch giải mã D/A tệ hơn một chiếc USB DAC là chưa chắc. Bởi vì có nhiều thiết bị interface có chất lượng giải mã âm thanh cực kỳ tốt và được sử dụng bởi một số người dùng ‘prosumer’ như trước đây EMU-0404 hay sau này có RME ADI2-PRO, KORG nếu cao cấp hơn có những sản phẩm như Merging Horus/Hapi, Dangerous Convert, Cranesong… có chất lượng D/A cực kỳ cao cấp.
Nếu như bạn chưa biết thì hai hãng High-End DAC cực kỳ nổi tiếng là DCS và EMM Labs cũng có gốc gác đầu tiên từ professional audio sau đó chuyển qua High-End cực kỳ thành công

Quảng cáo



Việc chọn DAC hay Soundcard Interface sẽ phục thuộc vào nhu cầu và kiến thức của người dùng. Nếu các bạn chỉ muốn nghe nhạc và không nhu cầu chỉnh sửa, thu âm thì chỉ cần một chiếc DAC thuần với chất âm phù hợp là hoàn toàn hợp lý. Và thường thì cùng một tầm giá phổ thông thì DAC consumer sẽ có chất âm dễ nghe hơn các pro soundcard nhưng độ trễ latency cao hơn.
Nếu các bạn muốn tập thu âm, DJ, mixing, master và ‘Hello các Streamer đển với trải nghiệm… âm thanh’ thì tốt nhất các bạn nên sử dụng một thiết bị soundcard (interface) phù hợp với nhu cầu làm việc.

4/ Chọn Soundcard như thế nào cho đúng


Tinhte_Soundcard_p8.jpg

Việc lựa chọn Soundcard thế nào cho đúng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng
  • Nếu các bạn muốn đơn giản là chơi game thì một chiếc tai nghe gaming sử dụng cổng USB có DAC tích hợp sẵn là hoàn toàn đủ. Tuy nhiên nếu muốn thử làm streamer, content creator hay có nhu cầu nghe nhạc và chất lượng đàm thoại cao cấp thì hoàn toàn có thể sử dụng một audio-interface như RME Babyface Pro, Focusrite… hoặc một chiếc USB-DAC để cắm tai nghe kết hợp với một USB Microphone là hoàn toàn hợp lý.
  • Nếu như muốn xem phim trên máy tính (nếu sử dụng với TV thì tốt nhất các bạn nên đầu tư một chiếc AV Receiver). Nếu soundcard multi-channel thường số lượng cũng không nhiều tuy nhiên cũng có một vài hãng như PCI-E của Asus Xonar, Creative... các thiết bị cao cấp hơn cũng có như ExaSound E38, Lyngdorf…
  • Với việc nghe nhạc thì muôn hình vạn trạng, nếu các bạn muốn nghiêm túc và quan tâm chất lượng âm thanh tốt nhất thì nên tách riêng các thiết bị giữa DAC và Pre-Amp/ Amp. Và thông thường thì các bạn nên chọn những thiết bị Soundcard rời với cổng kết nối với máy tính là USB hoặc tốt hơn là Ethernet vì khi sử dụng PCI-E sẽ dễ bị nhiễu hơn.
Nếu có câu hỏi gì thêm thì các bạn cứ comment bên dưới dùm mình nhé
151 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đ.Bảo
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thanks bác, bài viết rất hửu ích, tiện thể ae có thể gợi ý giúp mình 1 vài mẫu soundcard dùng để nghe nhạc không, mình mới tìm hiểu nên cũng không biết nhiều mẫu.
@ĐỒNG BẢO KG Soundcard chuyên nghe nhạc thì chỉ có ASUS hoặc Onkyo.
@nospecial mấy thể loại hd650 / hd800s thì phải chơi tới tube amp mới kéo được hết chất của nó, phải đầu tư amp thôi bác.
nguyenhtl
ĐẠI BÀNG
2 năm
@ĐỒNG BẢO KG Bạn định nghe nhạc bằng cái gì, tai nghe hay loa, loa của bạn thuộc loại gì có những cổng kết nối thế nào. Nhìn chung vụ chọn soundcard trông vậy nhưng khá phức tạp. Về cơ bản để nghe nhạc thì Asus sonar là ngon nhất, mấy dòng creative mình thấy phù hợp cho game hơn.
tiorelness12
ĐẠI BÀNG
4 năm
Có bác nào đánh giá dùm mình con creative sound blaster play 3 không, so với con DAC hidizs sonata hd 2 chất âm nào ổn hơn ạ. Mình muốn mua 1 con gắn vào desktop nghe nhạc
Bổ sung bài viết là : hiện tại không có bất cứ con sound card PC nào hổ trợ Dolby Atmos hay DTS X cả, giải pháp là lên dân dụng. Hiện tại thì chức năng film này của sound card là tổng hợp các nguồn âm thanh đa kênh giải mã trực tiếp nó ra âm thanh Dolby hoặc DTS dưới dạng 5.1 thông qua cổng optical gọi là Encode. Nếu xưa hơn thì chọn sound creative trên win XP sẽ có chức năng Decode nó sẽ lấy âm thanh Dolby cai nhất là 7.1 và DTS đưa vào sound card giải mã và cho ra loa. Win 7 trở lên thay đổi cấu trúc nên ko giải mã được như win XP. Anh em mà hoài cổ như mình có thể đang giữ bộ sound creative x-fi elite pro và loa gigawork s750 😃. Còn mấy con sound chuyên tạo âm thì mình ko rành!
@jn.loc Không cần bác ạ, card onboard xuất tốt 😆
Van Nha
ĐẠI BÀNG
4 năm
@dthanhliem83 Anh có cách nào kết hợp bộ creative s750 với soundcard bluetooth nào mà ko dùng pc ko ? Minh muốn nghe từ nguồn phát dien thoại.
@dthanhliem83 tui còn con t-7900, giờ mà thùng cpu hư là vứt bộ loa đây(card 7.1 onboard), nhưng cài win 7 mất chất cặp loa lắm
@NguyenTuanKiet.ntk Kẹt ở DD thôi. DD+ optical ko dc nhé.
Đoạn này đúng nhưng chưa đủ vì để dùng được DAC bạn bắt buộc phải có soundcard.
Nếu không có sound card thì DAC ko làm ăn được gì. Tuy nhiên 99.99% số mainboard hiện nay đều có soundcard tích hợp nên người dùng cũng ko cần quan tâm là mua DAC về có dùng đc hay ko
C8369DCC-FEAB-4164-98F4-41BC66EA78FA.jpeg
@qstxyz Bác này giải thích chuẩn nhất này, ở trên e nói sơ sài quá :v
biquangphuc
ĐẠI BÀNG
4 năm
@sskkb @abuchino
@sskkb Soundcard là 1 cái card tích hợp mọi thứ: DSP + DAC + Amply. Soundcard nên hiểu là tên gọi cho cái card all-in-one cho dân vi tính chứ không phải là một component trong chơi âm thanh dân dụng. Nếu chuyển qua chơi dân dụng thì chỉ có nghe về Source nhạc, DAC, Amp chứ ko có khái niệm Soundcard.
Duongqua14
TÍCH CỰC
2 năm
@qstxyz Cho em tham khảo tí. Em đang ghép amp Marantz + loa B&W + Sub Rel. Giờ muốn thử 1 cái dac bình dân thì tiếng có khác gì không bác
prochang
TÍCH CỰC
4 năm
Cho hỏi tác giả tự viết hay dịch bằng google translate vậy. Nếu dịch thì có thể cung cấp link ko? Mình đọc thấy nhức não vãi. 1 vấn đề đơn giản và dễ hiểu sao lại diễn đạt khó hiểu vậy.
prochang
TÍCH CỰC
4 năm
@Vo Huu Phuc Nói thẳng ra là cái bài này là rác rưởi chứ đầy đủ gì. DAC là bộ phận không thể thiếu được của soundcard. Ko có DAC thì ko gọi là soundcard được. Riêng cái tiêu đề đi so sánh soundcard khác gì DAC đã thấy ngu rồi. Còn đọc mà vẫn khen đầy đủ thì đúng là ko có tí kiến thứ gì về điện tử hết. Thằng viết cái bài này cũng phải đi học lại kiến thức vỡ lòng đi trước khi viết.
Ai đời đi viết:
"Thực tế thì DAC là viết tắt của Digital to Analog Converter và cũng là một dạng soundcard, tuy nhiên nhiều người hay tách DAC và Soundcard riêng vì cho rằng DAC là một thiết bị chuyên để giải mã âm thanh còn Soundcard thì đa dụng hơn và chất lượng âm thanh không bằng so với DAC"
@prochang Không biết trình độ bạn cỡ nào, thấy ko đúng có thể góp ý cùng nhau tiến bộ, mở miệng ra toàn "ngu" "rác rưởi" rồi thằng này thằng nọ, có tư thù kiếp trước gì với người ta đến mức phải nói chuyện kiểu đó mới chịu được 😃

DAC là bộ phận không thể thiếu được của soundcard, bạn nói đúng ko sai tí nào cả. nhưng bạn thử ra cửa hàng âm thanh bảo cho tôi mua một cái DAC, cho tôi mua một cái Soundcard, người ta sẽ biết phải lấy cái gì đưa cho bạn chứ ko có nói: sao mày ngu vậy, DAC nằm trong Soundcard đó.

Do đó đúng là thực tế người ta vẫn tách DAC và Soundcard thành 2 tên riêng để gọi 2 thiết bị khác nhau cho dễ phân biệt: 1 cái với mớ linh kiện đóng gói sẵn bộ nhớ để lưu trữ file âm thanh, màn hình hiển thị, nút điều chỉnh...thuận tiện cho việc lưu trữ và nghe nhạc gọi là DAC và 1 cái với mớ linh kiện cho phép xuất Digital ra các cổng Analog với hình dáng module lắp bổ sung vào PC gọi là Soundcard được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau chứ ko phải chỉ để nghe nhạc thôi.

=> Thế nên người viết bài nói thế cũng ko sai bạn nhé.

Người dùng cũng có xu hướng đánh giá Soundcard chất lượng âm thanh ko bằng DAC vì mục đích chính của Soundcard ko hẳn là nghe nhạc mà còn phục vụ những nhu cầu khác như xem phim, chơi game, đàm thoại,...còn DAC là thiết bị chuyên phục vụ cho music, tinh chỉnh âm thanh sẽ vượt trội và tối ưu hơn là một thiết bị bao thầu nhiều mục đích khác nhau như Soundcard. Tất nhiên điều này ko đúng lắm vì một chiếc Soundcard đắt tiền ko những nghe nhạc hay, coi phim phê mà còn chơi game cực đã bao sân mọi thể loại
prochang
TÍCH CỰC
4 năm
@Vo Huu Phuc Tôi comment nhẹ nhàng thôi nhưng vì ông mới làm tôi phải nói nặng lời đó. Cái ông dẫn chứng tới rất tiếc anh em chơi âm thanh ko gọi là DAC mà nó là player. Ông với ông mod rủ nhau đi học lại khái niệm đi.

DAC là chỉ mỗi thiết bị giải mã từ digit sang analog thôi không thể nào gọi 1 cái DAC/amp là DAC được. DAC gắn kèm thêm amp thì là DAC/amp. Muốn gọn nhẹ thì từ phone hoặc laptop cắm vào portable DAC/amp xuất thẳng ra headphone. Muốn chơi xịn thì từ máy tính hay phone cắm vào DAC rồi cắm tiếp sang head amp nếu dùng tai nghe và speaker amp nếu dùng loa.
@prochang Bài viết của 1 dân chơi tiền số mà bạn, nên câu từ sống gấp lắm. Trong đầu lúc nào cũng có từ "coin" thôi....
Khôn như mày :D
T Tin
TÍCH CỰC
4 năm
Bài viết hay quá
Chất lượng âm thanh của tai nghe Bluetooth sẽ hoàn toàn không phụ thuộc vào soundcard của thiết bị nguồn phát.

Cái này rõ buồn cười.
zoro1tuoi
ĐẠI BÀNG
2 năm
@TYA Người ngu thường cười 😁
@TYA Bạn có thể vào BIOS disable Sound Card On Board đi và tiếp tục dùng Bluetooth Headphone để nghe nhạc nhé

Hoặc nếu vẫn chưa tin thì bạn mua/mượn cái Sound Card đắt tiền rồi dùng với tai nghe Bluetooth để xem nó có khác gì ko.

Còn nếu vẫn ko tin nữa thì thôi, bạn cứ cười cho đời nó vui vẻ, lúc đó báo cho mình biết để mình vào cười cùng bạn.
adaptor
ĐẠI BÀNG
2 năm
@TYA Cười mà cười vào mặt của bn haha
nangcao072
ĐẠI BÀNG
2 năm
@TYA Kiến thức ko có mà thích chém gió
SULLEY
TÍCH CỰC
4 năm
Thanks bác, bài viết rất hửu ích, tiện thể ae có thể gợi ý giúp mình 1 vài mẫu soundcard dùng để nghe nhạc không, mình mới tìm hiểu nên cũng không biết nhiều mẫu.
ps:copy
jedi9
TÍCH CỰC
4 năm
Sau 1 thời gian té qua HT Omega vẫn trở về với Creative. Còn Realtek Onboard nghe bao đời vẫn cứ ngang phè chả có âm điệu gì. AE-9 nhìn đẹp nhưng bộ đi kèm ko đã bằng ZxR =))
caphe17
TÍCH CỰC
4 năm
DAC là một phần của SOUNDCARD...
Em đang dùng con này nghe nhạc vàng...
sound onkyo 1.jpg
caphe17
TÍCH CỰC
4 năm
@tiachop22 Vâng, chính nó, hình em cũng lấy từ trên mạng.
Hiện tại con này nghe khác ok, lại thuộc tầm ngon, bổ, rẻ... Em mua từ JP có 1.3tr thôi.
@caphe17 Cổng PCI màu trắng đã biến mất trên các mainboard từ 10 năm nay rồirồi mà bác vẫn dùng 😁
gacon14182
TÍCH CỰC
2 năm
@c0mmand0 Nhạc vàng ,ấm áp thì cứ phải qua con cassett như Teac ff70 hay mấy con nakamichi làm rề thì ...
caphe17
TÍCH CỰC
2 năm
@nonut Dong main Gygabyte van con do bac, cam len nghe van ok hon cac dong main doi moi co quang cao chip DAC ngon.
ha26
TÍCH CỰC
4 năm
Giờ mới biết thanks mod
Bút xanh
TÍCH CỰC
4 năm
Đang dùng loa Creative Gigaworks T40 Series II và Sound card SB X-Fi Xtreme Audio nghe khá ổn
mà không rõ nghe hay là do loa hay Sound card nữa.
canon30
TÍCH CỰC
4 năm
Mình nghe nhạc qua Apple TV > ampli stereo > loa ,vậy giờ có nên xài thêm DAC hay không ?
@canon30 Nên hay ko còn xem có đường ra digital ko (quang, usb...vv) để mà nối dac. Với lại dac giá nào thì mới hơn được.
canon30
TÍCH CỰC
4 năm
@TYA Apple tv có optical out DAC cỡ 5-6000k thôi
tbdat11
CAO CẤP
4 năm
Đang dùng soundcard Creative Blaster X AE-5. Vì xài cùng nó với bộ loa Logitech Z906 nên cũng chẳng biết là nó xịn hay không xịn so với các cái DAC hay soundcard khác, nhưng mà có 1 điều chắc chắn, là nó ĐẸP. 😆
hiepmu
CAO CẤP
4 năm
@tbdat11 mua về gắn liệu âm thanh có nghe hay hơn ko bác, cả đời chưa xài soundcard bao giờ, em đang nghiên cứu Creative Blaster X AE-5 😁
@tbdat11 Mua thêm dàn loa creative về nữa cho đồng bộ. Loa vi tính mình đặc biệt thích loa của hãng này 😁
noob
TÍCH CỰC
4 năm
Mình vừa chuyển qua DAC nên dư ra 1 em Xonar ST, con này nhất nhì top card dành cho audiophile, giá mua mới 7tr. Bác nào thích mình để lại 40%, còn nguyên hộp.
image.jpg
noob
TÍCH CỰC
4 năm
@demonntl Không bạn, con này thuần về âm thanh thôi, không có đồ chơi
noob
TÍCH CỰC
4 năm
@bloodofmonster Mình ở đà nẵng nhưng có thể giao card ở Q3 SG
@noob đổi bù vs creative ae5/ xifi fal1 ko b? m bù ...
noob
TÍCH CỰC
4 năm
@demonntl Mình chuyển qua xài dac rồi
LocDT
TÍCH CỰC
4 năm
Đọc bài này hơi muộn. Mấy hôm trước mình cũng có nhu cầu tìm mua soundcard vì card onboard của main cắm tai nghe vào nghe chán quá. Cuối cùng chọn ES100 MK2 vừa làm USB DAC cho máy tính vừa làm Bluetooth Receiver cho điện thoại. May mắn là kết hợp với tai Sen MX980 thấy chất lượng rất hợp gu âm nhạc của mình.
xboyclub
ĐẠI BÀNG
4 năm
@LocDT mình thấy nó bé tí vậy thì chất lượng có hơn nhiều so với onboard không b?
LocDT
TÍCH CỰC
4 năm
@xboyclub Hơn nhiều đấy ạ. Tiếng trong và chi tiết đến ngạc nhiên luôn. Kéo rất khoẻ luôn ý. Nếu bạn quan tâm có thể ra các cửa hàng để thử sức mạnh em nó. Mình ngại đi nghe thử nên mua liều theo review, may là mọi thứ vẫn ổn đến h.
Tạm haiò lòng với cái cổng audio tích hợp sẵn trên main Pc ở mức nghe được, chưa có điều kiện chơi card âm thanh rời vì còn phải nâng cấp loa nữa, mà đã dính vào nâng cấp âm thanh là rất tốn kém.
hiepmu
CAO CẤP
2 năm
@Pentanol tập trung vào loa thôi bác, mua con loa xịn cho nó giải mã luôn, khỏi card mất công 😁
em đang xài con Audio Pro A36, cắm trực tiếp cho nó giải mã, nghe hay vl, xem youtube nghe tiếng nước chảy mà âm thanh trung thực như Dolby Atmos 🤣
ricky0090
TÍCH CỰC
4 năm
Thật lùng bùng và nhức đầu.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019