Starfield, về mặt bản chất, không hề cố gắng bắt chước bất kỳ tác phẩm nào lấy đề tài khám phá không gian đã ra mắt trước đó. Thành ra, có nhiều người coi trò chơi này là nhạt nhẽo, không chân thực hay có chiều sâu cũng là điều dễ hiểu. Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ, Starfield lại là một tuyệt phẩm theo cách cực kỳ cổ điển, hệt như cái cách Bethesda Game Studios đã làm dược với Skyrim và Fallout 4.
Nội một vấn đề duy nhất và cũng là trung tâm của toàn bộ trò chơi này, đó là việc quản lý và điều khiển con tàu vũ trụ chinh phục những hành tinh và những dải ngân hà xa xăm cách chúng ta hàng chục, hàng trăm năm ánh sáng. Mọi người phàn nàn như thế này. Để di chuyển từ mặt đất vào không gian, game buộc anh em phải ấn nút cất cánh rồi tải màn chơi. Đến lúc muốn nhảy sang hệ mặt trời và các hành tinh khác, phải đặt đường đi để kích hoạt động cơ graviton bay với tốc độ nhanh hơn ánh sáng. Tới nơi rồi thì lại phải mở bản đồ để chọn điểm hạ cánh.
Nói cách khác, toàn bộ cơ chế di chuyển và khám phá mọi hành tinh của Starfield thực sự không ấn tượng như những lời hứa của Todd Howard, đạo diễn trò chơi. Ngay chính bản thân từng hành tinh trong từng hệ mặt trời cũng chỉ là những thế giới mở được giới hạn về mặt không gian, mỗi hành tinh chỉ có vài khu vực, hạ cánh xuống là không thể di chuyển toàn bộ bề mặt hành tinh, hoặc lấy tàu bay xung quanh, sát mặt đất.
Nội một vấn đề duy nhất và cũng là trung tâm của toàn bộ trò chơi này, đó là việc quản lý và điều khiển con tàu vũ trụ chinh phục những hành tinh và những dải ngân hà xa xăm cách chúng ta hàng chục, hàng trăm năm ánh sáng. Mọi người phàn nàn như thế này. Để di chuyển từ mặt đất vào không gian, game buộc anh em phải ấn nút cất cánh rồi tải màn chơi. Đến lúc muốn nhảy sang hệ mặt trời và các hành tinh khác, phải đặt đường đi để kích hoạt động cơ graviton bay với tốc độ nhanh hơn ánh sáng. Tới nơi rồi thì lại phải mở bản đồ để chọn điểm hạ cánh.

Nói cách khác, toàn bộ cơ chế di chuyển và khám phá mọi hành tinh của Starfield thực sự không ấn tượng như những lời hứa của Todd Howard, đạo diễn trò chơi. Ngay chính bản thân từng hành tinh trong từng hệ mặt trời cũng chỉ là những thế giới mở được giới hạn về mặt không gian, mỗi hành tinh chỉ có vài khu vực, hạ cánh xuống là không thể di chuyển toàn bộ bề mặt hành tinh, hoặc lấy tàu bay xung quanh, sát mặt đất.
Rất dễ để đưa ra những so sánh giữa Starfield với No Man's Sky. Cách khám phá các hành tinh, thám hiểm không gian mượt mà, không có màn hình tải game của No Man's Sky là thứ đến tận bây giờ mới trở nên hoàn hảo, sau một khoảng thời gian dài nhà phát triển chỉnh sửa lại trò chơi của họ. Còn với Starfield, khám phá ở đây là ấn nút chọn địa điểm và ngồi chờ.

Dĩ nhiên, nếu muốn khám phá không gian xung quanh một hệ mặt trời nhất định, gặp, chào hỏi, trao đổi hàng hóa hay chiến đấu với những con tàu khác thì cũng vẫn được, có điều tính năng ấy thực sự không phải thứ thu hút sự chú ý của người chơi. Có làm cũng được, không tương tác với những con tàu khác cũng chẳng phải vấn đề, anh em không bỏ qua một trong những khía cạnh hay của trò chơi đâu.
Nhưng trái ngược lại, cũng là khám phá không gian, việc chăm chút cho con tàu vũ trụ anh em cầm lái lại là thứ có khả năng gây nghiện, hệt như cái lúc anh em xây dựng căn cứ và nhà cửa cho mọi người trong Fallout 4 vậy. Từ động cơ, giáp chắn năng lượng, động cơ đẩy vượt tốc độ ánh sáng cho tới hệ thống vũ khí, những con tàu của anh em sẽ tiêu tốn không ít thời gian lắp ráp và thử nghiệm.

Nếu như Starfield đã thất bại trong việc trở thành một trò chơi khám phá không gian, thì chí ít nó cũng nên là một tác phẩm hay về mặt nhập vai, cốt truyện và xây dựng thế giới? May mắn thay đó là những khía cạnh Starfield thực sự xuất sắc.
Mô tả Starfield như thế nào để anh em dễ hình dung. Chiều sâu cốt truyện của Starfield giống hệt như những gì anh em có thể trải nghiệm trong siêu phẩm gần đây nhất của Bethesda, Fallout 4. Nhưng cái sự khốn khổ và kiệt quệ của thế giới hậu thảm họa trong Fallout 4 lại được thay thế bởi hy vọng ngập tràn, nguyên sơ và trong sáng nhất của loài người.

Quảng cáo
Anh em còn nhớ Horizon: Zero Dawn không? Rất nhiều chi tiết cốt truyện và nhiệm vụ trong Starfield thực sự khiến mình nhớ tới tác phẩm ấy, đặc biệt là việc con người chỉ tập trung tranh giành lẫn nhau, chỉ biết sống qua ngày, còn một nhóm rất nhỏ nhân vật chính thì có tham vọng xa hơn, giải đáp bí ẩn của cả vũ trụ rộng lớn tới mức dễ khiến một con người nhỏ bé cảm thấy hoảng sợ vì khả năng của bản thân không thể hiểu hết, đi hết và khám phá hết những thứ nhân loại còn chưa biết.

Game cũng mô tả quá tuyệt vời cái “nỗi khổ” của thế hệ bây giờ. Chúng ta được sinh ra quá muộn để khám phá thế giới, nhưng lại là quá sớm để khám phá những dải ngân hà. Ấn nút X trên bàn phím, con tàu đốt cháy nhiên liệu để vọt qua bầu khí quyển, đánh bại trọng lực hành tinh để đi vào không gian, âm nhạc của Inon Zur thực sự khiến người chơi nổi da gà, thực sự tạo ra được cảm giác chúng ta đang là những nhà thám hiểm đích thực.
Bất chấp cái xuất phát điểm của nhân vật chính vô cùng tầm thường, chỉ là một thợ mỏ, vô tình tìm được một mảnh vật thể lạ, để rồi được mời về một tổ chức rất nhỏ mang tên Constellation, game vẫn thành công trong việc tiêm nhiễm khát vọng khám phá vào tâm trí mỗi người chơi. Đặt chân lần đầu tiên tới căn cứ của Constellation, khát vọng ấy thậm chí còn được thể hiện ngay ở những bức tranh sơn dầu vẽ chân dung những con người kiệt xuất.

Nơi đó có con tàu gỗ từng đưa Charles Darwin đi vòng quanh thế giới, có con tàu CSM-107 gắn với module LM-5 đã đưa con người chinh phục mặt trăng trong nhiệm vụ Apollo 11. Ở đó có chân dung của Yuri Gagarin, của Neil Armstrong, của nữ phi hành gia đầu tiên của nhân loại Valentina Tereshkova, của Amelia Earhart, nữ phi công đầu tiên chinh phục toàn bộ chiều dài Đại Tây Dương… Nếu những cá nhân ấy hiện diện trong game không thôi thúc anh em lên tàu để chinh phục những chòm sao, những hành tinh mới, thì còn gì thuyết phục được nữa?
Quảng cáo
Nhưng rồi chiều sâu thậm chí còn ấn tượng hơn cả những gì thể hiện trong Fallout 4 bắt đầu khiến người chơi có cảm giác ngợp.

Cùng lúc, anh em phải để tâm tới quá nhiều thứ diễn ra trong thế giới của Starfield. Từ nền hòa bình không mấy dễ dàng sau cuộc chiến tranh giữa hai phe United Colonies và Freestar Collective. Từ cái hệ thống nhập vai đầy chiều sâu, mỗi món trang bị, từ quần áo lót bên trong, trang phục du hành vũ trụ, nón bảo hiểm đến vũ khí đều có chỉ số riêng phù hợp với từng lối chơi. Rồi đến cả hệ thống lên cấp với những kỹ năng liên quan cực kỳ mật thiết với toàn bộ cơ chế chiến đấu, trò chuyện, khám phá vũ trụ, nâng cấp tàu, nghiên cứu khoa học để mở khóa những món phụ kiện cho vũ khí hay thực phẩm, y tế…
Điều đó khiến những giờ đồng hồ đầu tiên làm quen với Starfield sẽ là thứ tạo ra cảm giác quyết định, xem một người có gắn bó với trò chơi này được lâu hay không. Lời khuyên được đưa ra là, anh em hãy chơi thật chậm rãi, để dần dần làm quen với từng khía cạnh nhập vai và mô phỏng làm phi hành gia của Starfield, vì mỗi mảng của gameplay nhập vai kết hợp lại đủ để anh em bỏ hàng giờ đồng hồ nghiên cứu và khám phá.

Và như đã nói, mỗi lần lên cấp, anh em sẽ lại có điểm cộng kỹ năng cho nhân vật. Những kỹ năng này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cách anh em tương tác với thế giới, ví dụ những cuộc hội thoại sẽ trở nên dễ dàng hơn, hay chiến đấu dễ hơn khi vũ khí trở nên hiệu quả trong tay nhân vật. Cũng có những kỹ năng tối quan trọng để nâng cấp tàu vũ trụ, hay để nghiên cứu chế tạo ra những thứ mới phục vụ chuyến hành trình của anh em…
Tất cả những cơ chế gameplay với chiều sâu choáng ngợp ấy được tạo ra để phục vụ cho chuyến phiêu lưu không gian, thứ mà anh em rất dễ bị xao nhãng vì hệ thống nhiệm vụ phụ và cách xây dựng thế giới tương lai những năm 2330 giống hệt như một tác phẩm điện ảnh. Đôi khi anh em sẽ bị cuốn vào chuỗi nhiệm vụ của United Colonies, nhưng cũng có lúc cảm giác làm cao bồi không gian khi trở thành phó cảnh sát trưởng của phe Freestar Collective lại rất lôi cuốn.

Anh em đừng lao vào thực hiện hết những nhiệm vụ chính, đi giải đáp bí ẩn của những vật thể lạ được đặt tên là Artifact, ẩn chứa lời giải của cả quá khứ, hiện tại và tương lai vũ trụ, không chỉ của riêng loài người.
Cái hay của Starfield cũng nằm ở chính phong cách hình ảnh. Nó không nghiêng hẳn về một phong cách nhất định như những tác phẩm trong quá khứ. Có lúc những thành phố nhìn không khác gì miền tây hoang dã như trong Star Wars kinh điển. Nhưng những nơi có dấu chân của United Colonies thì lại phát triển và hiện đại hệt như Star Trek.

Cũng có thời điểm, thành phố Neon với phong cách đúng chuẩn Cyberpunk, nơi những tập đoàn ngự trị cũng là một trong những điểm đến. Rồi chính bản thân từng con tàu cũng có sự kết hợp giữa thực tế và giả tưởng. Mọi thứ trên tàu nhìn rất nhựa và cơ bản, hệt như những hình ảnh ghi lại từ trạm vũ trụ quốc tế, mọi chi tiết đều tiết kiệm diện tích và trọng lượng đến tối đa. Nhưng thiết kế bên ngoài con tàu thì lại rất viễn tưởng.
Bỏ ra khoảng 20 đến 30 tiếng đồng hồ cho Starfield, làm đều đặn mọi dạng nhiệm vụ từ chính đến phụ, cho tới cả việc bỏ thời gian đi mò mẫm những bí mật ẩn giấu trong những thiên hà xa xăm, nơi những bí mật trong quá khứ, lý do con người phải rời bỏ trái đất, hay những bộ giáp với chỉ số cao nhất game hiện diện.
Và thời điểm anh em thuộc hệt những cơ chế gameplay, cũng là lúc anh em nhận ra bản thân có thể là bất kỳ ai trong Starfield. Anh em có thể làm cướp ngoài không gian, có thể làm người bảo vệ dân chúng, hay đơn giản hơn là một nhà thám hiểm thuộc “biên chế” Constellation, lựa chọn hoàn toàn nằm trong tay anh em.

Sau khoảng thời gian ấy, nếu còn gắn bó được với game, Starfield sẽ giống như một thiên sử thi ngoài không gian, luôn thôi thúc anh em lên tàu, đi tới điểm đến kế tiếp trong kế hoạch, hay tiếp tục nghiên cứu ra những thứ cần thiết cho chuyến hành trình của bản thân, hoặc thậm chí là xây dựng cả một căn cứ riêng trên một hành tinh giàu tài nguyên, tự sản tự tiêu những nguồn tài nguyên quan trọng, không phải bỏ tiền đi mua.
Rồi tới khi mô tả được hết cái chiều sâu đầy ấn tượng của một tác phẩm như Starfield, mình lại cảm thấy tiếc nuối. Nếu trò chơi này ra mắt sớm hơn 3 năm, trước khi Elden Ring ra mắt, chắc chắn nó sẽ được xếp vào hàng một trong những tác phẩm xuất sắc nhất mọi thời đại. Chất điện ảnh và mức độ lôi cuốn của một tác phẩm game nhập vai tập trung mạnh vào cốt truyện đa chiều khiến Starfield giống như một kiệt tác của thời kỳ cũ, cái thời kỳ Fallout 4 và The Witcher 3 còn được coi là những game hay nhất.

Tiếc thay, cái tiêu chuẩn của một game nhập vai giờ đã khác biệt khá nhiều. Những tác phẩm xuất sắc thời gian gần đây từ chối nắm tay chỉ việc cho người chơi, như chính bản thân Elden Ring hay gần đây hơn là Tears of the Kingdom. Nếu Starfield cũng làm như vậy, việc người chơi bị lạc đến cái ngưỡng không biết mình ở đâu và phải làm gì, đơn giản vì thế giới của game quá rộng lớn.

Như đã nói ở đầu bài viết, Starfield từ chối bắt chước những tác phẩm khám phá không gian khác. Khía cạnh khám phá không gian, những mảng miếng màu sắc đẹp đến nao lòng khi ở ngoài vũ trụ đóng một vai kép phụ đầy lôi cuốn để những câu chuyện đa chiều mà các nhà biên kịch của Bethesda nhào nặn, biến thành những nhiệm vụ trong game.
Và chính những cái lát cắt đa chiều của cốt truyện, chiều sâu của hệ thống nhập vai trở thành một phi hành gia thứ thiệt, chiều sâu của hệ thống khám phá, nghiên cứu và chế tạo, kết hợp cùng sự thành công khi thuyết phục được người chơi lao vào khám phá vũ trụ bao la, bốn thứ ấy hoàn toàn đủ để chúng ta tạm gác những giới hạn và khuyết điểm của Starfield, để trở thành một trò chơi xuất sắc.

Tiếc thay, những lời khen ấy chỉ đúng, nếu anh em sẵn lòng bỏ hàng chục giờ đồng hồ cho một game nhập vai kiểu cũ, hệt như những gì Fallout 4, Skyrim hay The Witcher 3 đã làm được trong quá khứ. Mình vẫn chắc chắn rằng, không thiếu anh em còn mê mẩn phong cách game như vậy. Và với những gamer như vậy, Starfield là một kiệt tác đúng nghĩa.