Có thể bạn chưa từng nghe đến cái tên Steve Wilhite nhưng chắc chắn, trong đời bạn đã nhiều lần gặp phải một trong những di sản lớn nhất mà ông đã để lại cho internet: những bức ảnh GIF. Đang khi cả thế giới vừa nghiêng mình tưởng niệm sự ra đi của ông ở tuổi 74 sau 2 tuần chống chọi với Covid-19, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại cách mà người đàn ông này đã tạo nên GIF – di sản không thể thay thế trên internet ngày nay.
Vào năm 1987, khi còn đang là một kỹ sư phần mềm tại CompuServe, ông ấy đã phát triển chương trình này dựa theo yêu cầu của giám đốc điều hành Alexander Trevor. Lúc bấy giờ, có lẽ quý ngài Steve không nghĩ rằng hơn 30 năm sau, những ảnh GIF lại được sử dụng phổ biến và rộng rãi như ngày hôm nay.
GIF ra đời là do các công ty dịch vụ trực tuyến như CompuServe ngày càng có nhiều hình ảnh đồ họa hơn, tuy nhiên các nhà sản xuất máy tính lúc bấy giờ - Apple, Commodore và IBM - đều có những định dạng ảnh độc quyền của họ. Trevor giải thích: “Chúng tôi không muốn tạo ra hình ảnh ở 79 định dạng khác nhau,” CompuServe chỉ cần 1 định dạng đồ họa chung.
Mặc dù lúc này, World Wide Web và máy ảnh kỹ thuật số vẫn chưa xuất hiện trên thế giới thế nhưng việc tạo ra định dạng hình ảnh đã được tiến hành, và trở thành thứ mà ngày nay chúng ta đều biết - JPEG. Tuy nhiên JPEG không phù hợp với nhu cầu của CompuServe, ví dụ như biểu đồ chứng khoán và đồ họa thời tiết hiển thị không được sắc nét. Vì vậy, giám đốc Trevor đã yêu cầu Wilhite tạo loại định dạng hình ảnh khác đẹp hơn và cho phép tải xuống nhanh chóng vào thời điểm mà modem quay số 2400 bps (bit per second) được coi là rất nhanh rồi. Khi định dạng này ra đời, mục đích của GIF chắc chắn không phải phục vụ cho các meme, mà là tìm ra giải pháp để đưa hình ảnh lên màn hình ở định dạng có màu sắc và độ nét “tốt”, theo tiêu chuẩn của thời đó.
Ban đầu, ảnh GIF hầu như chỉ là ảnh tĩnh, điều khiến định dạng này mang tính cách mạng là một thuật toán nén cụ thể, được đặt tên là Lempel-Ziv-Welch bởi ba người tạo ra nó (Abraham Lemepl, Jacob Ziv và Terry Welch). Cách nó hoạt động là xác định các mẫu lặp lại, sau đó đơn giản hóa chúng, cho phép nén các tệp không mất dữ liệu — nghĩa là không có dữ liệu nào bị cắt trong quá trình rút gọn, như Eric Limer giải thích trong Popular Mechanics.
Ảnh GIF chính thức ra mắt vào ngày 15/6/1987 và đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của công ty, đây là công nghệ rất cần thiết cho CompuServe Information Manager (CIM) - phiên bản phần mềm với đồ họa trực quan thay vì giao diện bằng chữ đơn điệu. Định dạng GIF rất linh hoạt, cho phép lưu trữ nhiều hình ảnh để tạo những đoạn phim ngắn hoặc ảnh tĩnh. Ngay sau đó, GIF đã nhanh chóng phổ biến, xuất hiiện trong trình duyệt web đồ họa đầu tiên - Mosaic, tiếp đến là Netscape Navigator. Netscape Navigator hỗ trợ GIF chạy trong vòng lặp vô hạn - thứ mà ngày nay chúng ta vô cùng quen thuộc khi cần chia sẻ cảm xúc mà không muốn sử dụng emoji.
Nhà phát triển phần mềm Mike Battilana viết: “GIF trở thành tiêu chuẩn thế giới và cũng đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng Internet. Nhiều nhà phát triển khác đã viết (hoặc mua lại) phần mềm hỗ trợ GIF mà không hề biết rằng đằng sau nó là sự tồn tại của công ty tên là CompuServe”.
Jason Eppink - cộng tác viên phụ trách mảng truyền thông kỹ thuật số tại Museum of the Moving Image (Bảo tàng Hình ảnh Chuyển động) ở New York cho rằng phần lớn thành công của GIF đến từ khả năng thể hiện cảm xúc qua hình ảnh, không cần ngôn từ, không cần văn bản. Ông chia sẻ thêm: “Trong phần lớn lịch sử của nhân loại, chúng ta là một nền văn hóa truyền miệng, từ trước khi biết sử dụng văn bản. Trên internet, chúng ta chủ yếu giao tiếp bằng chữ viết, và GIF cho phép con người biểu lộ cảm xúc rõ ràng hơn, thứ mà khó có thể diễn đạt chỉ với câu chữ”. Một cuộc triển lãm về ảnh GIF cũng được tổ chức tại Bảo tàng này vào năm 2014, nơi mà khách thăm quan đắm chìm giữa muôn vàn hình ảnh và những khoảnh khắc độc đáo.
GIF chính là cử chỉ, thái độ trên Internet, ảnh GIF phản ứng hài hước, truyền tải tức thì cảm xúc và “tín hiệu xã hội”, vốn là những thứ quan trọng chỉ có được khi giao tiếp trực tiếp - thứ bị mất đi khi nói chuyện qua bàn phím.
Một cuộc tranh luận đã diễn ra về cách phát âm GIF kể từ khi Graphic Interchange Format được nhà cung cấp dịch vụ là CompuServe giới thiệu vào năm 1987. Cách dùng phổ biến nhất chính là dùng chữ G (như trong từ “Gift”) nhưng sự thật là Steve Wilhite - cha đẻ của GIF, luôn nói rằng nó được phát âm với âm J để nghe giống như thương hiệu bơ đậu phộng nổi tiếng của Hoa Kỳ là “Jif”.
Theo nghệ sĩ kỹ thuật số Elektra KB, ảnh GIF đã trở thành một công cụ quan trọng có tác động trực quan ngay lập tức. Cô cũng cho biết thêm là cho đến nay, chúng không thể bị bot hoặc thuật toán tìm kiếm “từ khóa” đọc được và vì vậy chúng cung cấp thông tin một cách hiệu quả qua các nhà kiểm duyệt trực tuyến.
Vào năm 2013, Giải thưởng Webby đã vinh danh Wilhite với giải thành tựu trọn đời, được người sáng lập ra Tumblr - David Karp trao tặng. Giám đốc điều hành CompuServe - Alexander Trevor Trevor nhấn mạnh rằng : “Steve là một thiên tài phần mềm, người được biết đến nhiều nhất với vai trò tạo GIF, nhưng đây thực sự là chỉ một trong những thành tích bình thường của anh ấy”. Vào thời điểm mà Wilhite tạo ra GIF, ông còn tự tay viết thêm các phiên bản ngôn ngữ lập trình Fortran và BASIC cho CompuServe, cũng như hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Sau đó, Wilhite phát triển giao thức “Host Micro Interface”, cho phép phần mềm CIM giao tiếp với các máy tính lớn (mainframe) của CompuServe dù cho khách hàng đang sử dụng nền tảng máy tính nào”.
“Steve đã hoàn thành tất cả những điều này dù cho bị khiếm khuyết về khả năng nói, thứ khiến ông ấy khó chịu vì nó kìm hãm khả năng của ông ấy lại” Trevor nói thêm.
Vào năm 2014, Hu đã hợp tác với Travis Rich để tạo nên GIFGIF - một dự án nhằm định lượng mức độ cảm xúc đến từ một số GIF nhất định. Trang web hoạt động gần như một bài kiểm tra có chủ đích và người dùng được yêu cầu xác định xem ảnh GIF nào thể hiện cảm xúc tốt hơn. Cho đến thời điểm này, họ đã nhận được gần 3.2 triệu phản hồi và rất ấn tượng bởi độ chính xác mà các ảnh GIF được chọn biểu thị cho mỗi cảm xúc ra sao.
Sau này, khi mà các trang web dần phức tạp hơn, GIF từng có lúc trở nên lỗi thời, thế nhưng 1 lần nữa nó lại sống lại mạnh mẽ khi xuất hiện rất nhiều trên các ứng dụng như Reddit, Twitter hay Tumblr... Và hiện giờ là Giphy, một kho lưu trữ khổng lồ của ảnh GIF, trị giá lên tới 400 triệu đô la khi Facebook mua nó vào năm 2020.
Một điều thú vị là GIF được bảo vệ khỏi các khiếu nại về bản quyền theo học thuyết sử dụng hợp pháp (bảo vệ tài liệu sao chép cho các mục đích có giới hạn và biến đổi). Trước đây, các hiệp hội thể thao lớn như NFL và hội nghị NCAA Big 12 đã gửi khiếu nại lên Twitter về việc nhiều tài khoản sử dụng ảnh GIF của các sự kiện thể thao và Ủy ban Olympic quốc tế đã cố gắng cấm ảnh GIF tại Thế vận hội 2016, thế nhưng không thành công.
Vào năm 1987, khi còn đang là một kỹ sư phần mềm tại CompuServe, ông ấy đã phát triển chương trình này dựa theo yêu cầu của giám đốc điều hành Alexander Trevor. Lúc bấy giờ, có lẽ quý ngài Steve không nghĩ rằng hơn 30 năm sau, những ảnh GIF lại được sử dụng phổ biến và rộng rãi như ngày hôm nay.
GIF ra đời là do các công ty dịch vụ trực tuyến như CompuServe ngày càng có nhiều hình ảnh đồ họa hơn, tuy nhiên các nhà sản xuất máy tính lúc bấy giờ - Apple, Commodore và IBM - đều có những định dạng ảnh độc quyền của họ. Trevor giải thích: “Chúng tôi không muốn tạo ra hình ảnh ở 79 định dạng khác nhau,” CompuServe chỉ cần 1 định dạng đồ họa chung.
Mặc dù lúc này, World Wide Web và máy ảnh kỹ thuật số vẫn chưa xuất hiện trên thế giới thế nhưng việc tạo ra định dạng hình ảnh đã được tiến hành, và trở thành thứ mà ngày nay chúng ta đều biết - JPEG. Tuy nhiên JPEG không phù hợp với nhu cầu của CompuServe, ví dụ như biểu đồ chứng khoán và đồ họa thời tiết hiển thị không được sắc nét. Vì vậy, giám đốc Trevor đã yêu cầu Wilhite tạo loại định dạng hình ảnh khác đẹp hơn và cho phép tải xuống nhanh chóng vào thời điểm mà modem quay số 2400 bps (bit per second) được coi là rất nhanh rồi. Khi định dạng này ra đời, mục đích của GIF chắc chắn không phải phục vụ cho các meme, mà là tìm ra giải pháp để đưa hình ảnh lên màn hình ở định dạng có màu sắc và độ nét “tốt”, theo tiêu chuẩn của thời đó.
Ban đầu, ảnh GIF hầu như chỉ là ảnh tĩnh, điều khiến định dạng này mang tính cách mạng là một thuật toán nén cụ thể, được đặt tên là Lempel-Ziv-Welch bởi ba người tạo ra nó (Abraham Lemepl, Jacob Ziv và Terry Welch). Cách nó hoạt động là xác định các mẫu lặp lại, sau đó đơn giản hóa chúng, cho phép nén các tệp không mất dữ liệu — nghĩa là không có dữ liệu nào bị cắt trong quá trình rút gọn, như Eric Limer giải thích trong Popular Mechanics.
Ảnh GIF chính thức ra mắt vào ngày 15/6/1987 và đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của công ty, đây là công nghệ rất cần thiết cho CompuServe Information Manager (CIM) - phiên bản phần mềm với đồ họa trực quan thay vì giao diện bằng chữ đơn điệu. Định dạng GIF rất linh hoạt, cho phép lưu trữ nhiều hình ảnh để tạo những đoạn phim ngắn hoặc ảnh tĩnh. Ngay sau đó, GIF đã nhanh chóng phổ biến, xuất hiiện trong trình duyệt web đồ họa đầu tiên - Mosaic, tiếp đến là Netscape Navigator. Netscape Navigator hỗ trợ GIF chạy trong vòng lặp vô hạn - thứ mà ngày nay chúng ta vô cùng quen thuộc khi cần chia sẻ cảm xúc mà không muốn sử dụng emoji.
Nhà phát triển phần mềm Mike Battilana viết: “GIF trở thành tiêu chuẩn thế giới và cũng đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng Internet. Nhiều nhà phát triển khác đã viết (hoặc mua lại) phần mềm hỗ trợ GIF mà không hề biết rằng đằng sau nó là sự tồn tại của công ty tên là CompuServe”.
Jason Eppink - cộng tác viên phụ trách mảng truyền thông kỹ thuật số tại Museum of the Moving Image (Bảo tàng Hình ảnh Chuyển động) ở New York cho rằng phần lớn thành công của GIF đến từ khả năng thể hiện cảm xúc qua hình ảnh, không cần ngôn từ, không cần văn bản. Ông chia sẻ thêm: “Trong phần lớn lịch sử của nhân loại, chúng ta là một nền văn hóa truyền miệng, từ trước khi biết sử dụng văn bản. Trên internet, chúng ta chủ yếu giao tiếp bằng chữ viết, và GIF cho phép con người biểu lộ cảm xúc rõ ràng hơn, thứ mà khó có thể diễn đạt chỉ với câu chữ”. Một cuộc triển lãm về ảnh GIF cũng được tổ chức tại Bảo tàng này vào năm 2014, nơi mà khách thăm quan đắm chìm giữa muôn vàn hình ảnh và những khoảnh khắc độc đáo.
GIF chính là cử chỉ, thái độ trên Internet, ảnh GIF phản ứng hài hước, truyền tải tức thì cảm xúc và “tín hiệu xã hội”, vốn là những thứ quan trọng chỉ có được khi giao tiếp trực tiếp - thứ bị mất đi khi nói chuyện qua bàn phím.
Một cuộc tranh luận đã diễn ra về cách phát âm GIF kể từ khi Graphic Interchange Format được nhà cung cấp dịch vụ là CompuServe giới thiệu vào năm 1987. Cách dùng phổ biến nhất chính là dùng chữ G (như trong từ “Gift”) nhưng sự thật là Steve Wilhite - cha đẻ của GIF, luôn nói rằng nó được phát âm với âm J để nghe giống như thương hiệu bơ đậu phộng nổi tiếng của Hoa Kỳ là “Jif”.
Theo nghệ sĩ kỹ thuật số Elektra KB, ảnh GIF đã trở thành một công cụ quan trọng có tác động trực quan ngay lập tức. Cô cũng cho biết thêm là cho đến nay, chúng không thể bị bot hoặc thuật toán tìm kiếm “từ khóa” đọc được và vì vậy chúng cung cấp thông tin một cách hiệu quả qua các nhà kiểm duyệt trực tuyến.
Vào năm 2013, Giải thưởng Webby đã vinh danh Wilhite với giải thành tựu trọn đời, được người sáng lập ra Tumblr - David Karp trao tặng. Giám đốc điều hành CompuServe - Alexander Trevor Trevor nhấn mạnh rằng : “Steve là một thiên tài phần mềm, người được biết đến nhiều nhất với vai trò tạo GIF, nhưng đây thực sự là chỉ một trong những thành tích bình thường của anh ấy”. Vào thời điểm mà Wilhite tạo ra GIF, ông còn tự tay viết thêm các phiên bản ngôn ngữ lập trình Fortran và BASIC cho CompuServe, cũng như hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Sau đó, Wilhite phát triển giao thức “Host Micro Interface”, cho phép phần mềm CIM giao tiếp với các máy tính lớn (mainframe) của CompuServe dù cho khách hàng đang sử dụng nền tảng máy tính nào”.
“Steve đã hoàn thành tất cả những điều này dù cho bị khiếm khuyết về khả năng nói, thứ khiến ông ấy khó chịu vì nó kìm hãm khả năng của ông ấy lại” Trevor nói thêm.
Vào năm 2014, Hu đã hợp tác với Travis Rich để tạo nên GIFGIF - một dự án nhằm định lượng mức độ cảm xúc đến từ một số GIF nhất định. Trang web hoạt động gần như một bài kiểm tra có chủ đích và người dùng được yêu cầu xác định xem ảnh GIF nào thể hiện cảm xúc tốt hơn. Cho đến thời điểm này, họ đã nhận được gần 3.2 triệu phản hồi và rất ấn tượng bởi độ chính xác mà các ảnh GIF được chọn biểu thị cho mỗi cảm xúc ra sao.
Sau này, khi mà các trang web dần phức tạp hơn, GIF từng có lúc trở nên lỗi thời, thế nhưng 1 lần nữa nó lại sống lại mạnh mẽ khi xuất hiện rất nhiều trên các ứng dụng như Reddit, Twitter hay Tumblr... Và hiện giờ là Giphy, một kho lưu trữ khổng lồ của ảnh GIF, trị giá lên tới 400 triệu đô la khi Facebook mua nó vào năm 2020.
Một điều thú vị là GIF được bảo vệ khỏi các khiếu nại về bản quyền theo học thuyết sử dụng hợp pháp (bảo vệ tài liệu sao chép cho các mục đích có giới hạn và biến đổi). Trước đây, các hiệp hội thể thao lớn như NFL và hội nghị NCAA Big 12 đã gửi khiếu nại lên Twitter về việc nhiều tài khoản sử dụng ảnh GIF của các sự kiện thể thao và Ủy ban Olympic quốc tế đã cố gắng cấm ảnh GIF tại Thế vận hội 2016, thế nhưng không thành công.
Cái "nhẹ" ở đây chẳng qua là giảm độ phân giải và giảm chất lượng một cách thô bạo thôi.
Tự nhiên đi so với video encode cái mãi sau này tận 90s mới có. Chả khác nào bảo xe đạp ko nhanh hơn được oto đâu, nó chỉ là giúp cho đi nhanh hơn đi bộ thôi
Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena