Kinh doanh điện tử (E-business) và thương mại điện tử (E-commerce) là 2 lĩnh vực không giống nhau. Việc phân biệt giữa hai khái niệm này rất quan trọng. Nó sẽ giúp nhà quản trị phân định rõ mục tiêu và hướng tiếp cận trong thị trường kinh doanh.
Khái niệm về E-business
Kinh doanh điện tử (E-business) là thiết lập hệ thống hay ứng dụng thông tin để phục vụ và làm tăng tính hiệu quả kinh doanh. Tại thời điểm công nghệ 4.0, quá trình điện tử hóa này chủ yếu dựa vào trên công nghệ web. E-business bao phủ quá trình hoạt động trong doanh nghiệp, từ e-procurement, e-purchasing đến quản lý dây chuyền cung cấp nguyên vật liệu, xử lý đơn hàng, phục vụ khách hàng và giao dịch với đối tác qua các công cụ điện tử, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp (Intrabusiness).
E-business đề cập đến sự phối hợp giữa doanh nghiệp, đối tác khách hàng và tổ chức hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, e-business không chỉ dừng lại ở việc giao dịch cá nhân, mà còn ghi nhận các giao dịch điện tử trong một tổ chức.
Vậy E-commerce là gì?
Khái niệm về E-business
Kinh doanh điện tử (E-business) là thiết lập hệ thống hay ứng dụng thông tin để phục vụ và làm tăng tính hiệu quả kinh doanh. Tại thời điểm công nghệ 4.0, quá trình điện tử hóa này chủ yếu dựa vào trên công nghệ web. E-business bao phủ quá trình hoạt động trong doanh nghiệp, từ e-procurement, e-purchasing đến quản lý dây chuyền cung cấp nguyên vật liệu, xử lý đơn hàng, phục vụ khách hàng và giao dịch với đối tác qua các công cụ điện tử, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp (Intrabusiness).
E-business đề cập đến sự phối hợp giữa doanh nghiệp, đối tác khách hàng và tổ chức hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, e-business không chỉ dừng lại ở việc giao dịch cá nhân, mà còn ghi nhận các giao dịch điện tử trong một tổ chức.
Vậy E-commerce là gì?
Thương mại điện tử (E-commerce) là hình thức mua bán và trao đổi qua mạng lưới Internet. Chúng ta có thể sử dụng E-commerce để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin. Nói cách khác, thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để triển khai thương mại. Hai yếu tố chính tạo nên E-commerce là Online Shopping (khảo hàng trực tuyến) và Online Purchasing (mua hàng trực tuyến).
E-commerce liên quan đến việc giao dịch tiền giữa khách hàng và các tổ chức trong quá trình mua và bán bằng Internet. Thương mại điện tử được phân chia thành nhiều loại như: B2B (Business to Business), B2C (Business to Consumer), C2C (Consumer to Consumer). Ngoài ra còn có G2C (Government to Citizen), G2B (Government to Business),...
Sự khác biệt về vai trò giữa E-business và E-commerce trong kinh doanh
E-business được hiểu rộng hơn E-commerce vì nó bao gồm các hoạt động kinh doanh đa dạng trên Internet. Trong đó, các hình thức thanh toán/giao dịch online được sử dụng làm nền tảng. Còn E-commerce được đánh giá là 1 phần của E-business. 2 khái niệm này tồn tại và bổ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số khác biệt giữa 2 khái niệm mà nhà quản trị cần phân biệt:
- E-commerce là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ thông qua thiết bị điện tử kết nối Internet. Trong khi đó, E-Business thể hiện vai trò của điện tử trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- E-commerce là 1 thành phần chính của E-business.
- E-commerce bao gồm các giao dịch liên quan đến tiền. Còn E-business bao gồm các hoạt động tiền tệ và liên minh (giao dịch điện tử trong 1 tổ chức).
- E-business hoạt động dựa trên hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp (ERP). Hoạt động của E-Business sẽ giúp nhà quản trị điều hành kinh doanh trên Internet. E-commerce hoạt động trên 1 trang thiết kế web thương mại điện tử riêng biệt. Trang web này có nhiệm vụ đại điện cho doanh nghiệp.
- E-commerce kết nối với khách hàng thông qua Internet. E-business sử dụng các công cụ điện tử kết nối với chức năng doanh nghiệp như Intranet, Internet và Extranet.
Kết luận
E-commerce và E-business là các quá trình tồn tại song song, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Thương mại điện tử đang trở thành yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, chính nó cũng sẽ cần các hoạt động cụ thể để điều hành việc kinh doanh hiệu quả.
Nguồn: esm.com.vn