Đầu tiên, mời các bạn tham khảo hoạt động của bi tròn và bi tam giác:
và
và
1. Bi tròn:
a/ Hình dáng và cấu tạo:
Như tên gọi, bi tròn có hình dáng tròn. Về cấu tạo, bi tròn có hai phần là phần lõi trong và phần vỏ ngoài. Phần lõi trong thường được làm từ kim loại như đồng, nhôm, sắt, v.v…. Việc dùng kim loại nào làm lõi là tuỳ thuộc vào từng nhà sản xuất lựa chọn. Phần vỏ ngoài làm từ hợp chất nhựa đặc biệt theo bí quyết riêng của từng nhà sản xuất.
b/ Hoạt động:
Như clip, đa phần chúng ta sẽ cho rằng khi hoạt động, lực li tâm của puli trước sẽ làm bi lăn tròn ra. Điều này 1 phần đúng vì bi chỉ lăn khá ít. Phần lớn còn lại là trượt ra và trượt vào. Về lâu dài dẫn đến bi sẽ chỉ bị mòn ở 2 vị trí tiếp xúc puli trong và má puli ngoài chứ không mòn tròn đều cả viên bi. Hình minh hoạ (chổ mòn là chổ đánh dấu màu đỏ):
Quảng cáo
Tuổi thọ và hiệu năng của bi sẽ được quyết định dựa trên chất lượng nguyên liệu chế tạo bi và độ chính xác của bi.
c/ Sự khác nhau giữa bi tròn thông dụng và bi tròn Dr.Pulley:
Bi tròn thông dụng thường dùng vật liệu bên trong lõi là nhôm hoặc sắt nên độ chính xác về trọng lượng không cao. Dung sai lớn. Bi tròn Dr.Pulley dùng vật liệu bên trong là đồng và có độ chính xác trọng lượng gần như tuyệt đối. Dung sai (nếu có) rất thấp, chỉ khoảng 0.01% trên từng viên bi.
Bi tròn thông dụng dùng vật liệu vỏ ngoài là nhựa nên mau mòn, tuổi thọ kém, độ ma sát cao gây mất lực trong truyền động, độ tản nhiệt kém. Bi tròn Dr.Pulley dùng hợp chất Nylon đặt biệt theo bí quyết riêng của hãng nên bề mặt trơn láng, độ ma sát rất ít không gây mất lực truyền động, tuổi thọ rất cao và rất lâu mòn.
Hình minh hoạ:
Quảng cáo
Như hình trên. Dùng cân tiểu li cân vàng để đo độ chính xác trọng lượng của bi Dr.Pulley ta thấy bộ bi chính xác tuyệt đối. Mỗi viên 12g nhân 6 viên bằng 72g. Lõi bi làm bằng đồng.
So sánh với bi chính hãng:
Mỗi viên 14g nhân 6 bằng 84g nhưng lại dư 0.3g/6 viên. Dung sai khá lớn. Đồng thời ta thấy lõi bi làm bằng sắt.
2. Bi tam giác:
a/ Hình dáng và cấu tạo:
Hình dáng:
Bi tam giác là từ phổ thông mà anh em chúng ta gọi để dễ phân biệt so với bi tròn. Thật ra bi tam giác hình dáng nó ko phải là hình tam giác mà có hình dạng đặc thù riêng. Tên chính xác của nó là Sliding Rollers hay "Bi trượt".
b/ Hoạt động:
Ta xem hình sau:
Nhìn hình ta thấy. Với bi tròn, điểm tiếp xúc má puli trong và ngoài khi trượt ra trượt vào là rất nhỏ (chổ đánh dấu màu đỏ). Do đó, dưới tác dụng của lực li tâm khi nồi hoạt động, bi sẽ trượt ra. Tuy nhiên, do tiết diện tiếp xúc quá nhỏ nên bi bị phản lực ép trượt ngược trở vào gây mất lực trong truyền động.
Bi tam giác có hình dáng đặc thù với tiết diện tiếp xúc má puli trong và ngoài là rất lớn. Điều này giúp loại bỏ tình trạng trượt ngược vào trong khi nồi hoạt động. Và do đó xe ko bị mất lực truyền. Hơn nữa, bi tam giác có kích thước bề cao cao hơn bi tròn cùng loại nên đẩy puli ra sát hơn giúp tăng hậu. Cơ chế trượt ra cũng khác bi tròn nên bi tam giác trượt rất nhanh, đẩy puli ra nhanh hơn bi tròn nên bi tam giác đề pa nhanh hơn bi tròn.
c/ Điểm khác nhau giữa bi tam giác Dr.Pulley và các hiệu khác:
Như trên đã đề cập. Bi tam giác Dr.Pulley có tuổi thọ cao hơn, độ chính xác lớn hơn và mang lại hiệu năng xe tốt nhất. Cùng 1 cấu hình xe. Nếu lắp bi tam giác Dr.Pulley hiệu năng có thể tăng lên đến 10%.
Với các dòng xe tay ga cao cấp và phân khối lớn của các hãng nỗi tiếng ví dụ như Piaggio GTSSuper300 , bi nồi zin theo xe được hãng sử dụng là bi tam giác Dr.Pulley.
Hình tham khảo: