Một nghiên cứu về những hoạt động gây ra sự lo lắng (như nói chuyện trước công chúng) phát hiện thấy sự cố gắng lấy lại bình tĩnh không phải là chiến lược tốt nhất.
Thay vào đó, con người được hướng dẫn nói với bản thân họ “Tôi đang phấn khích” trước một sự thử thách gây căng thẳng, đã có sự thể hiện tốt hơn.
Phát hiện này đến từ một loạt thực nghiệm được tiến hành bởi Alison Wood Brooks, được xuất bản trên Journal of Experimental Psychology (Brooks, 2013).
Mọi người đều biết rằng lo lắng có thể làm hại sự thể hiện. Nghiên cứu cho thấy người lo lắng thì mất tập trung, không thể suy nghĩ đúng đắn và trí nhớ ngắn hạn của họ suy yếu. Như thế thì việc cố gắng lấy lại bình tĩnh là có lý? Thực tế thì bằng chứng không ủng hộ.
Trong một thực nghiệm, 140 người tham gia được yêu cầu chuẩn bị cho một bài nói chuyện trước công chúng. Trước khi nói, một nửa số người được yêu cầu tự nói với bản thân “Tôi đang phấn khích” và một nửa còn lại nói “Tôi đang bình tĩnh.”
Thay vào đó, con người được hướng dẫn nói với bản thân họ “Tôi đang phấn khích” trước một sự thử thách gây căng thẳng, đã có sự thể hiện tốt hơn.
Phát hiện này đến từ một loạt thực nghiệm được tiến hành bởi Alison Wood Brooks, được xuất bản trên Journal of Experimental Psychology (Brooks, 2013).
Mọi người đều biết rằng lo lắng có thể làm hại sự thể hiện. Nghiên cứu cho thấy người lo lắng thì mất tập trung, không thể suy nghĩ đúng đắn và trí nhớ ngắn hạn của họ suy yếu. Như thế thì việc cố gắng lấy lại bình tĩnh là có lý? Thực tế thì bằng chứng không ủng hộ.
Trong một thực nghiệm, 140 người tham gia được yêu cầu chuẩn bị cho một bài nói chuyện trước công chúng. Trước khi nói, một nửa số người được yêu cầu tự nói với bản thân “Tôi đang phấn khích” và một nửa còn lại nói “Tôi đang bình tĩnh.”
Những bài diễn văn được quay video và được phân tích bởi những người đánh giá độc lập. Họ phát hiện thấy những người đã nói “Tôi đang phấn khích” thì đều thể hiện tốt hơn những người nói “Tôi đang bình tĩnh.”
Người “phấn khích” thì có sức thuyết phục hơn, có khả năng hơn, tự tin và kiên trì hơn. Thêm nữa, họ đã nói lâu hơn – có lẽ vì họ thích nói nhiều hơn.
Thực nghiệm thứ hai yêu cầu 188 người làm một bài test toán học khó.
Một lần nữa, những người được khuyến khích nói “Tôi đang phấn khích” trước đó đã làm bài tốt nhất. Về trung bình, họ đạt được số điểm ở bài test cao hơn 8% so với những người trước đó cố gắng giữ bình tĩnh và những người không được hướng dẫn nói bất kì điều gì.
Sự phấn khích dẫn đến thành công
Lý do điều này có hiệu quả vì những cảm xúc được diễn giải lại đó là cực kỳ mạnh mẽ.
Những cảm giác của sự phấn khích và lo lắng – đầu óc quay cuồng, dạ dày co bóp…- có rất nhiều điểm chung.
Quảng cáo
Việc thay đổi cách gán nhãn cho những cảm giác đó từ ‘lo lắng’ sang ‘phấn khích’ giúp tạo ra một sự thay đổi hướng đến một trạng thái cảm xúc tích cực hơn.
Alison Brooks giải thích:
“Khi bạn cảm thấy lo lắng, bạn nghiền ngẫm quá nhiều và tập trung vào những mối đe dọa tiềm ẩn. Trong những tình huống đó, con người nên cố gắng tập trung vào những cơ hội tiềm ẩn. Và con người nên nói là họ đang phấn khích. Ngay cả nếu ban đầu họ không tin nó, thì nói to “Tôi đang phấn khích” làm tăng những cảm giác của sự phấn khích thực sự.”
…Có lẽ, con đường dẫn đến thành công bắt đầu bằng cách nói “Tôi đang phấn khích.”
Nguồn: spring.org.uk