Thực vật là nền móng của mọi sự sống trên Trái đất. Thực vật (bao gồm cây xanh, rêu, các loài nấm…) cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu, thuốc chữa bệnh, lọc không khí và cung cấp oxy cho muôn loài. Thế nhưng cứ mỗi năm trôi qua, có 2 loài thực vật biến mất trong tự nhiên, nhanh gấp 500 lần tốc độ tuyệt chủng vì các nguyên nhân tự nhiên.
Thế nhưng những người di cư đến đảo đầu những năm 1600 coi cây ô-liu Saint Helena, loài thực vật đặc hữu của hòn đảo này là nguyên liệu. Họ chặt cây làm gỗ xây nhà, họ phá rừng để làm đồng cỏ và trang trại.
Năm 1994, cây ô-liu Saint Helena cuối cùng trong tự nhiên biến mất trên hòn đảo.
Các nhà khoa học đã cố gắng bảo tồn cây ô-liu Saint Helena cuối cùng bằng phương pháp nuôi trồng trong nhà kính, nhưng họ đã thất bại.
Cây ô-liu Saint Helena
Trên một hòn đảo ở Nam Đại Tây Dương từng tồn tại một loại cây tên là cây ô-liu Saint Helena. Nó rậm rạp và mập mạp, điểm xuyết bằng những chùm hoa nhỏ màu đỏ hồng.Thế nhưng những người di cư đến đảo đầu những năm 1600 coi cây ô-liu Saint Helena, loài thực vật đặc hữu của hòn đảo này là nguyên liệu. Họ chặt cây làm gỗ xây nhà, họ phá rừng để làm đồng cỏ và trang trại.
Năm 1994, cây ô-liu Saint Helena cuối cùng trong tự nhiên biến mất trên hòn đảo.
Các nhà khoa học đã cố gắng bảo tồn cây ô-liu Saint Helena cuối cùng bằng phương pháp nuôi trồng trong nhà kính, nhưng họ đã thất bại.
Các nhà khoa học công bố cây ô-liu Saint Helena tuyệt chủng vào năm 2003.
Thực vật đang tuyệt chủng rất nhanh
Từ thế kỉ 18 đến nay, có khoảng 800 loài thực vật đã tuyệt chủng. Và hàng ngàn loài khác được xếp loại tuyệt chủng về mặt chức năng, nghĩa là số lượng cá thể còn quá ít, không thể sinh sản, hoặc không còn đóng góp gì trong hệ sinh thái. Thậm chí, các nhà khoa học ở Vườn bách thảo Kew của UK cho rằng con số thực tế nhiều hơn 800 vì chúng ta không thể thống kê đầy đủ hết được.Nhà nghiên cứu bảo tồn thực vật Eimear Nic Lughadha tại Kew cho biết: Sự tuyệt chủng của cây côi rất âm thầm, những quần thể cây xanh biến mất mà không ai nhận ra, cho tới khi sự thiếu hụt của chúng làm ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên.
Báo cáo Cây xanh và Nấm năm 2020 của Kew nói rằng các khu rừng vẫn đang tiếp tục bị chặt phá để lấy đất làm nông nghiệp, trồng dầu cọ và đất làm đô thị, thì ít nhất 40% loài thực vật còn lại của trái đất đang bị đe dọa.
Hành tinh xanh
Ước tính địa cầu có khoảng 423.000 loài thực vật sinh sống trên đất liền đã được con người ghi nhận, gấp 78 lần số loài động vật có vú. Tổng trọng lượng của các loài thực vật này chiếm 82% trọng lượng của các loài sinh vật của Trái đất chúng ta đang sống.Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ có thể đánh giá nguy cơ tuyệt chủng của 15% số loài thực vật, vì họ không thể lần theo dấu chân của thực vật, cũng như không thể nghe được tiếng gọi của chúng khi mùa giao phối tới.
Trong thế giới thực vật, cây có hoa - còn gọi là thực vật hạt kín - là đa dạng nhất với khỏag 369.000 loài. Rêu và dương xỉ là 34.000 loài. Cây lá kim - còn gọi là cây hạt trần - chiếm khoảng 1.100 loài.
Chức năng của thực vật
Thực vật cung cấp thức ăn, vật liệu để may quần áo, củi để đốt lửa, dây để làm dây thừng. Cây cối còn giúp chúng ta che mưa, che nắng, lọc nước, lọc không khí. Nhiều loài cây còn có thể làm thuốc chữa bệnh.Quảng cáo
Các khu rừng là nơi sinh sống của các loài sinh vật
Cây lấy gỗ cung cấp vật liệu xây nhà cho con người
Cung cấp lương thực, thực phẩm và chế phẩm để sản xuất xăng dầu
Nhiều loài cây xanh còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh
Nguyên liệu để may quần áo, cung cấp mảng xanh cho môi trường sống
Cây giúp giữ nước cho lòng đất, chống xói mòn. Lọc nước, lọc không khí
Quảng cáo
Chống lại sự tuyệt chủng
Báo cáo nghiên cứu công bố năm 2019 của Nature Ecology & Evolution cho biết, trung bình cứ mỗi năm sẽ có 2 loài thực vật bị tuyệt chủng, tốc độ này nhanh gấp 500 lần tuyệt chủng tự nhiên.Nhà nghiên cứu Eimear Nic Lughadha nói rằng các loài thực vật mọc trên các hòn đảo xa xôi sẽ gặp nguy cơ tuyệt chủng cao nhất vì, chúng không có nơi nào khác để “di cư”.
Rất may là nhờ công nghệ hiện đại, các nhà khoa học có thêm phương pháp để bảo tồn các loài thực vật quí hiếm, ví dụ sử dụng drone để tìm kiếm các cá thể còn sót lại.
Ngoài ra, họ còn lắp đặt các thiết bị giám sát bằng âm thanh ở các khu rừng mưa nhiệt đới của Nam Mỹ và Châu Phi, giúp phát hiện tiếng cưa máy của những kẻ chặt gỗ lậu.
Ngân hàng hạt giống của 74 quốc gia hợp tác đang lưu giữ hạt giống của 57.000 loài thực vật.
Trong nhiều thế kỉ vừa qua, các nhà khoa học luôn trau dồi và làm mới kiến thức của họ, bằng cách đi thăm lại những địa điểm cũ họ đã từng khảo sát, tiến hành thăm dò thực địa lại. Theo Kew, các nhà khoa học đã khôi phục được 537 loài thực vật được cho là đã tuyệt chủng.
Ví dụ, năm 2001 các nhà khoa học tìm thấy cây nghệ Chile, tên khoa học Tecophilaea cyanocrocus, mọc mầm ở phía nam Santiago. Chúng từng bị đánh giá là tuyệt chủng vì nạn khai thác quá mức nhiều thập kỉ trước, từ thời Victoria.
Một điều tuyệt vời nữa là trong vòng 20 năm trở lại đây, cứ mỗi năm thì các nhà thực vật học tạo lập được danh mục thêm hơn 2.100 loài cây mới, vượt xa số lượng 800 loài đã bị tuyệt chủng.
Trồng cây cho tương lai
Nhiều thập kỉ qua, các nhà khoa học đã nuôi trồng những cá thể cây quí hiếm trong phòng thí nghiệm vô trùng, và lưu trữ hạt giống của chúng. Với tiến bộ ngày nay của khoa học kĩ thuật, họ cho rằng đã tới lúc gây giống lại những loài cây sắp bị tuyệt chủng này.Thậm chí, một số nhà khoa học còn thảo luận về việc đem trồng thực vật ở những nơi xa lạ, ngoài khu vực bản địa của chúng, như một phương pháp dự phòng.
Các quốc gia cũng lên kế hoạch để bảo tồn thiên nhiên cho những thế hệ con cháu về sau. Một trong những mục tiêu đang được bàn bạc đó là trong 7 năm tới, các quốc gia sẽ dành ra 30% diện tích đất của họ để bảo tồn, nhằm cung cấp môi trường sống an toàn cho các loài thực vật.
Dành thêm 1.2% diện tích đất để bảo tồn có thể ngăn được nhiều loài động-thực vật tuyệt chủng (tinhte.vn)
"Đường mòn" xuyên rừng là mối đe dọa lớn nhất đối với rừng nhiệt đới (tinhte.vn)
Theo Reuters