Sự ra đời thú vị của chiếc điều khiển TV

MinhTriND
30/10/2020 7:41Phản hồi: 50
Sự ra đời thú vị của chiếc điều khiển TV
Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng sự ra đời của chiếc điều khiển TV xuất phát từ việc không muốn các quảng cáo làm gián đoạn quá trình thưởng thức các nội dung trên màn ảnh nhỏ. Vào những năm 1950, Eugene F McDonald lúc bấy giờ là chủ tịch của công ty Zenith Electronics đã đưa cho các nhân viên của mình một thử thách cần giải quyết, đó là: ông ghét phải ngồi xem quảng cáo trên TV.

Điều ông muốn là một thiết bị nào đó có thể giúp ông tắt tiếng hoặc chuyển sang kênh khác ngay lập tức. Và cũng từ đó, chiếc điều khiển từ xa ra đời. Mong muốn của McDonald đã tạo ra một cuộc cách mạng làm thay đổi mãi mãi cách con người tương tác với truyền hình. Ngày nay, nếu đột nhiên nhìn thấy thứ gì đó không thuận mắt, bạn hoàn toàn có quyền bấm nút để chuyển sang kênh khác.

Thiết bị ra đời vào giai đoạn đó được gọi là Flashmatic, thiết kế bởi một kỹ sư tên Eugene Polley và chính thức tung ra vào năm 1955. "Anh ấy không phải là một kỹ sư điện mà là kỹ sư cơ khí. Thế nên thiết bị đó phần lớn mang nhiều đặc điểm liên quan đến cơ khí", theo John Taylor, một chuyên gia về lịch sử của công ty mẹ LG nhận định. Trước kia, từng có thiết bi có thể giúp chuyển kênh truyền hình, nhưng đa phần đều được tích hợp dính luôn vào TV.

remote-tv-tinhte-1.jpg

Được biết tới nhiều nhất có lẽ là Lazy-Bones, một thiết bị cũng của Zenith. Công cụ này cho phép người dùng bật/tắt TV và thay đổi kênh, nhưng chưa có tùy chọn tắt tiếng quảng cáo. Trong bối cảnh đó, Flashmatic đã ra đời, hoạt động hoàn toàn độc lập. Thiết bị này được giải thích là sẽ dùng "một nguồn sáng có định hướng tới cảm biến đặc ở mỗi góc của màn hình TV. Điều này cho phép người dùng tắt âm, chuyển sang kênh khác".


Tuy nhiên, thiết kế đó gặp phải một vấn đề, đó là 4 cảm biến nằm ở 4 góc của màn hình nhạy cảm với nhiều nguồn ánh sáng khác chứ không riêng gì ánh sáng đến từ bộ điều khiển cầm tay. "Tùy thuộc vào vị trí đặt TV trong phòng, lúc mặt trời lên, nó có thể sẽ tự động mở hoặc chuyển kênh". Chưa hết, chi phí cũng là một trong những vấn đề mà Flashmatic gặp phải. Để dễ hình dung, vào thời đó, bạn có thể sở hữu một chiếc ô tô chỉ với giá 600 USD (tất nhiên là ở thị trường Mỹ), trong khi để có thêm Flashmatic, bạn phải bỏ ra tới 100 USD.

remote-tv-tinhte-2.jpg

Trước tình hình đó, đội ngũ của Zenith Electronics đã quay lại với việc thiết kế, lần này, họ chọn ý tưởng của một kỹ sư khác tên là Robert Adler. Thực ra giả thiết ban đầu đó chính là sử dụng sóng vô tuyến, nhưng kế hoạch này bị bác bỏ, bởi nếu sống trong một tòa chung cư, bạn rất dễ bấm chuyển kênh TV của mình lẫn của nhà hàng xóm cùng lúc theo phương thức đó. Sáng kiến của Adler đó chính là sử dụng âm thanh. Kết quả đó là sự ra đời của Space Command - chiếc điều khiển từ xa với những chiếc búa nhỏ bên trong đập vào các lá nhôm để tạo âm thanh. Âm thanh này sẽ vang lên theo các tần số khác nhau để ra lệnh cho TV tắt hay mở, chuyển kênh hoặc tắt/mở âm.

Vấn đề là âm thanh tạo ra bởi Space Command đủ lớn để tai người có thể nghe được. Nhưng kể từ giai đoạn đó, remote TV dường như không có thay đổi nào về các phím bấm vật lý mãi cho đến khoảng giữa năm 1970. Năm 1974, ở Anh cho ra đời Ceefax, gần như là dịch vụ teletext đầu tiên trên thế giới, một tiện ích giúp cung cấp thông tin bằng văn bản cho người dùng thông qua nền tảng TV. Lúc bấy giờ, phần lớn người xem TV không thể tiếp cận các chuyên mục khác nhau của Ceefax với chiếc điều khiển thông thường.

remote-tv-tinhte-3.jpg

Vì lẽ đó, một thiết kế remote mới đã ra đời, cung cấp không gian dành cho các phím số, đồng thời, có thêm phím chức năng để chuyển từ chế độ xem TV thông thường sang chế độ dùng dịch vụ văn bản. Sau thời gian đó, ngày càng có nhiều đòi hỏi hơn đối với một chiếc điều khiển từ xa, khiến cho các nhà thiết kế phải liên tục tìm cách khác để sản xuất thiết bị tương tác với TV. Trong nỗ lực đó, họ tìm ra một thứ có thể giúp đưa remote TV lên một tầm cao mới: ánh sáng hồng ngoại. Và lịch sử về chiếc điều khiển TV chuyển sang một trang mới vào khoảnh khắc ấy, mãi cho đến ngày nay.

Nguồn: BBC
50 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay vậy mod
Nhớ thời những năm 90 của thế kỷ trước, mỗi khi cần chuyển kênh hoặc tăng giảm âm lượng, toàn phải ra tận nơi để nhấn trực tiếp trên tivi. Mãi sau đó một thời gian mới thấy tivi có điều khiển từ xa được du nhập vào VN, rồi tích hợp luôn cả tính năng chơi game trên cái remote đó. Trong tương lai, liệu con người sẽ phát minh thêm thứ gì thay cho remote được nhỉ? 🤓
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@crazysexycool1981 Haha cái vụ sửa tivi bằng bài vỗ thần thánh hay thật, vỗ vỗ đập đập 1 hồi nó vô tình chạm mạch lại thành được, thế nên hầu như ai cũng truyền nhau bài vỗ này
@Hassler Chiêu thức thần thánh của dân ta những năm 90, giờ thì tivi màn hình mỏng hơn cả cuốn sổ nên coi như thất truyền òi 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@crazysexycool1981 Sau này hình ảnh chuyển thẳng vào não, khỏi cần màn hình luôn 😆
@nịnastorm Ko biết bao giờ con người mới đạt được công nghệ tầm cỡ đó nhỉ 😂
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
À hay ghê, hồi bé cũng thắc mắc mãi là mang cái điều khiển nhà mình qua nhà hàng xóm có điều khiển được không
@WXYZ Làm A nhớ đến màn ghẹo hàng xóm, 2 nhà có tivi giống nhau, điều khiển cũng giống nhau nên có những lần cầm điều khiển ở nhà đến nhà hàng xóm xem cùng rồi nhấn đại khiến gia chủ cứ tưởng tivi có vấn đề 😆
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
antonior
TÍCH CỰC
3 năm
Trùng hợp thay, một trong số agency quảng cáo có tên tuổi cũng tên Zenith 😆
Thì ra nó được ra đời nvay. mọi thứ đều được phát minh đều có nguyên do của nó cả 😁
Dkhquyen
ĐẠI BÀNG
3 năm
Ngày xưa xài TV trắng đen còn phải dùng kìm để vặn chuyển kênh đây.
@Dkhquyen Giống mình, mình còn dùng cây để chiêm lại vì nút vặn bị lệch.
dino_su
CAO CẤP
3 năm
@Ma Vương _ MT Toàn gập giấy lại để chèn vào chỗ nút volume vì núm ý hay dùng nhất. Toàn bị lờn 🤣
pionguyen
ĐẠI BÀNG
3 năm
cái hinh điều khiển đầu zenith đẹp quá
Thế thôi
fuyin
TÍCH CỰC
3 năm
bổ sung thêm bằng bluetooth đi Mod
Trước toàn cầm điều khiển tắt tivi hàng xóm mà điều khiển ngày trước xa vãi
Người tiêu dùng Việt đang chịu rất nhiều thiệt thòi khi các nhà đài kỹ thuật số cung cấp các bộ thu của Tàu Khựa. Các remote lởm của nó rất mau liệt phím, lờn phím.
hipppo
CAO CẤP
3 năm
Tổ sư cái điều khiển Sony, mới dùng thời gian đã hỏng. Mất cả hình tượng của Sony.
Chuột bay LG chấp tất 😆
image.jpg
TUẤN.N.Đ
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tyhn Nhà đang dùng OLED C9 có chuột bay ngon, nhưng nhận giọng nói thì lại như 💩
@tuan171 Nhận giọng nói youtube quá tốt luôn còn nhận giọng nói mặc định trên điều khiển chỉ phù hợp tiếng anh thoii
thú vị
anh em cho hỏi mình đang dùng tivi TCL ko có Android kết hợp Tivibox, giờ mình dùng remote TCL của Android TV để có thể điều khiển cả box, nhưng khổ cái là phím điều khiển giọng nói nhấn thì nó nhận lệnh nhưng ko giọng nói thì có cách nào ko ạ.
Mình muốn dùng 1 remote cho cả box và tivi mà có thể dùng giọng nói. Nhà cũng có con chuột bay nhưng nó học lệnh ngáo ngáo sao ấy
gane
ĐẠI BÀNG
3 năm
@kobebryant Bạn phải kết nối bluetooth cho remote và cái tivibox nhé. Còn kết nối remote như thế nào lên mạng search
@tranthelinh235454545 Kết nối xài bình thường hết bạn ơi, nhấn nút ra lệnh giọng nói nhận luôn nhưng ra lệnh ko nghe, nhấn nút giọng nói tivi rồi nói vào remote box thì nó lại nhận mới buồn cười. Giờ muốn giảm còn 1 remote ko biết làm sao nữa
@kobebryant Vậy bỏ box đi, hoặc bỏ điều khiển Tv đi.
Giờ mình toàn đk bằng mi remote
pippi17
TÍCH CỰC
3 năm
Trong các loại điều khiển TV hiện tại thì cái Magic Remote của LG là ngon nhất, riêng khoản có con chuột bay như chuột máy tính đã đủ ăn đứt điều khiển của các hãng khác rồi. Nó thực sự rất tiện và dễ xài.
Yêu quá
hunggh
CAO CẤP
3 năm
Magic Remote của LG, best của best
daibt
ĐẠI BÀNG
3 năm
Ha ha...

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019