Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Sự thay đổi của Trái Đất xưa và nay qua bộ ảnh của NASA

ND Minh Đức
17/11/2016 20:37Phản hồi: 93
Sự thay đổi của Trái Đất xưa và nay qua bộ ảnh của NASA
Những tản băng lớn không còn, hồ nước biến mất, núi băng thay đổi, sông ngòi cạn kiệt, những công trình vĩ đại được xây dựng. sa mạc trồng được cây nhờ hệ thống thủy lợi khổng lồ,... là một vài biến đổi của Trái Đất mà chúng ta có thể chứng kiến được qua bộ sưu tập ảnh của NASA chụp cùng một nơi tại 2 thời điểm quá khứ và hiện tại. Qua đó, chúng ta phần nào chứng kiến được những tác động cực kỳ mạnh mẽ của con người làm biến đổi thiên nhiên mà trong đó gồm cả tác động lớn do góp phần biến đổi khí hậu lẫn những dự án khổng lồ nhằm cải tạo thiên nhiên.

Với tên gọi Image of Change, mỗi địa điểm trong bộ sưu tập ảnh mang được chụp với các khoảng thời gian khác nhau, dao động từ 1 tới cả 100 năm. Mời các bạn xem qua một số ảnh trong bộ sưu tập. Còn nhiều nữa trên trang web của NASA với các bức ảnh được phân chia theo các chủ đề khác nhau, nguồn nước, mảng xanh, băng, đại dương và có hẳn một mục dành cho những tác động trực tiếp bởi con người.


Bac_cuc_truoc.jpg Những khu vực tại Bắc cực vốn được bao phủ bởi mảng băng dày ít nhất 4 năm tuổi đã giảm từ 1,86 triệu km vuông vào 9/1984 xuống còn có 110 ngàn km vuông vào 9/2016.

ho_Poopó_truoc.jpg Cái chết của hồ Poopó ở Bolivia, ảnh chụp giữa 2013 và 2016. Đây là hồ nước lớn thứ 2 Bolivia và là nguồn cung cấp cá cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên hiện đã bị cạn kiệt do hạn hán và việc thay đổi nguồn nước phục vụ cho khai khoáng, nông nghiệp.

dao_dubai.jpg

Đảo nhân tạo được xây dựng dọc theo vịnh Ba Tư thuộc thành phố Dubai, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Ảnh chụp giữa 2001 và 2012.

nang_luong_mat_troi.jpg
Cánh đồng năng lượng Mặt Trời ở Topaz, California. Ảnh chụp giữa 2011 và 2015. Đây là một nhà máy điện 550MW cung cấp đủ điện cho 160 ngàn hộ gia đình. Nó bao gồm 9 triệu tấm năng lượng Mặt Trời, phủ kín diện tích 24,6 km vuông.

dap_edward.jpg
Tháo dỡ đập Elwha ở Washington, Mỹ. Ảnh chụp 2011 và 2012. Con đập được xây dựng từ những năm 1920 nhằm vận hành nhà máy thủy điện. Tuy nhiên do máy móc công nghệ đã lỗi thời qua nhiều thập niên cùng các hồ chứa nước đã bồi tụ nhiều phù sa. Mặt khác, con đập còn ngăn chặn bầy cá hồi di chuyển tới nguồn nước trên thượng lưu. Do đó, năm 2012 người ta đã quyết định phá dỡ con đập, các chất bồi lắng sau đó đã dần giảm và dòng chảy tự nhiên đã hình thành lại.

nui_lua_holuhraun_truoc.jpg
Bùng nổ dung nham ở Vatnajökull, Iceland. Ảnh chụp 2014 và 2015

song_bang_Pedersen_truoc.jpg
Sông băng Pedersen ở Alaska. Ảnh chụp hè 1917 và hè 2005.

bien_aral.jpg
Biển Aral - vùng bồn địa trũng gôm một số hồ nước mặn nằm ở Trung Á, trước đây nó liên kết lại thành một vùng biển kín như ảnh chụp hồi năm 2000 và tới 8/2014 chỉ là một dải những hồ nhỏ hơn.

Quảng cáo



ho_Oroville_truoc.jpg
Hồ Oroville ở California. Ảnh chụp tháng 7/2010 và tháng 8/2016, nghĩa là biến thành một con sông khô cằn chỉ sau vài năm.

pha_rung_mexico.jpg
Nạn phá rừng ở Angangueo, Mexico. Ảnh chụp 4/1973 và 4/2000. Những mảng màu đỏ chính là loài cây họ thông sinh sống nơi đây, đồng thời là nơi sinh sống của loài bướm vua vốn cần cư trú trong những cánh rừng rậm nhằm tránh khỏi kẻ thù sau chuyến di cư dài từ phía đông Mỹ và miền nam Canada. Tuy nhiên, do hoạt động lấn rừng lấy đất canh tác, chăn thả và khai thác gỗ đã thu hẹp diện tích rừng cùng hệ sinh thái động thực vật tại đây.

song_bang_Carroll_truoc.jpg
Sông băng Carroll, Aslaska chụp 8/1906 và 9/2003.

ho_powell_truoc.jpg
Hồ chứa nước Powell ở Arizona và Utah, Mỹ. Ảnh chụp 3/1999 và 5/2014.

Quảng cáo



song_bang_bear_truoc.jpg
Sông băng Bear ở Alaska chụp 7/1909 và 8/2005.

song_bang_McCarty_truoc.jpg Sông băng McCarty, Alaska chụp 7/1909 đã trở thành những ngọn núi xanh cây vào tháng 8/2004.

dinh_apls_truoc.jpg
Đỉnh núi Matterhorn trên ngọn Alps tại biên giới giữa Thụy Sĩ và Ý. Ảnh chụp 8/1960 và 8/2005.

rung_mabira.jpg
Rừng Mabira ở Uganda, ảnh chụp 11/2001 và 1/2006.


song_bang_Qori_Kalis_truoc.jpg Sông băng Qori Kalis, tại Peru. Ảnh chụp 7/1978 và 7/2011.

song_bang_Muir_truoc.jpg
Sông băng Muir ở Alaska chụp 8/1941 và 8/2004.

yosamite_truoc.jpg yosamite_sau.jpg
Công viên Yosimate xưa và nay

lu_campuchia.jpg
Hồi tháng 10/2013, cơn bão Nari kèm theo mùa mưa lớn đã tạo nên đợt lũ lụt dọc theo sông Mê kông và Tonlé Sap ở Campuchia. Đợt lũ ảnh hưởng tới nửa triệu người dân và hơn 300 ngàn héc ta lúa nước đã bị phá hủy.

Tham khảo NASA
93 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vitanguyen
ĐẠI BÀNG
7 năm
Cảm thấy sợ 😔
Vậy chưa tới 1000 năm như ông kia nói đâu
Amuadi.Com
TÍCH CỰC
7 năm
Rồi 100 năm nữa những nơi ấy chỉ còn cát và đá
Có những bức ảnh chụp cách nhau vài chục năm nhưng chất lượng lại giống hệt nhau. Chẳng hạn bức đầu tiên là ảnh năm 84 và 2016, nhưng độ nét, màu sắc không khác nhau gì. Mình nghĩ có một số ảnh là ảnh dựng bằng CGI minh họa, nhưng tất nhiên họ vẫn làm đúng với sự thay đổi thực tế của trái đất
thailevi
TÍCH CỰC
7 năm
@toan tran 1992 Bạn quên mất kĩ thuật phục hồi ảnh cũ rồi. Mình nghĩ mấy cái CGI không cần lắm trong mấy cái này. Chủ yếu muốn làm phim thì dùng nhiều hơn.
@toan tran 1992 Bạn nhầm rồi nhé, con người sử dụng vệ tinh quan sát trái đất từ khá sớm. Chỉ tính đến Landsat thôi vệ tinh đầu tiên hoạt động là từ năm 1978 cơ. Ảnh đều có dữ liệu vị trí chụp nên tất nhiên người ta có thể dùng hai ảnh từ hai thời điểm khác nhau để so sánh sự khác biệt
xickdu
ĐẠI BÀNG
7 năm
@toan tran 1992 Vãi bác, Cái bức hình đầu tiên là thông kê lượng băng mà. Nó có phải là ảnh chụp thật đâu bác mà là hình minh họa về lượng băng thôi mà. Chất lượng ảnh là do phần mềm mà :3,
Mình thì kết nhất bức hình ở công viên yosimate, người chụp vẫn là đen trắng, dễ
forzet
TÍCH CỰC
7 năm
Tất cả là tại tụi Tàu hết :rolleyes:
@forzet Việt Nam cũng "góp công" không nhỏ đâu bạn 😔
meodichoi
ĐẠI BÀNG
7 năm
@forzet Cái này chuẩn 😔:mad::mad::mad::mad::mad::mad::mad::mad::mad::mad::mad::mad::mad::mad:
rebaroniii
ĐẠI BÀNG
7 năm
@forzet Thằng Mỹ là xả nhiều khí độc hại nhất
nhattanla
TÍCH CỰC
7 năm
@forzet
Có não của bạn thì vẫn ko đổi theo thời gian 😃
Larsen
ĐẠI BÀNG
7 năm
@forzet Thánh phủi
100 nữa tèo hết cả lũ cho xem.
totalhn
TÍCH CỰC
7 năm
mấy bức ảnh chụp sông băng sau có 100 năm mà thay đổi quá nhanh

những bức ảnh nói lên sự biến đổi của tđ khiến ng ta rùng mình

sau 100 năm nữa ,đồng bằng sông cửu long sẽ ntn nhỉ, khi mà đập thủy điện đầu nguồn chặn nc về, nc biển thì dâng lên 😔
diennguyentn
ĐẠI BÀNG
7 năm
không biết 20 năm nữa, huyện cần giờ ở Tp.HCM còn hay không?
Cái cánh đồng năng lượng mặt trời ở Mỹ thấy ảo ảo nhỉ?
Nó bao gồm 9 triệu tấm năng lượng Mặt Trời, phủ kín diện tích 24,6 triệu km vuông.
Theo mình được biết diện tích cả nước Mỹ chưa được 10 triệu km2 mà????
@hung_hy88 24,6 km vuông thôi ông ơi
@Nguyen Hoa 13 Mod sửa lại rồi bạn ơi, mà ngày trước mình nhớ trên tinh tế đã có quy định là nếu các mod ghi sai thì vẫn phải để đó, có gạch ngang chỗ sai và ghi thêm phần sửa, trả hiểu sao giờ sửa mà không ghi gì nhỉ?
@datafire vâng, có "mỗi" 6 số 0 đằng sau thôi mà.:p
loài người đáng ghét,chúng mày là lũ khốn nạn:mad:
@hiệp sĩ kanzaki hẳn bạn không phải loài người?
@hiệp sĩ kanzaki Thế bạn là loài gì vậy, đến trái đất mục đích gì?
@nhinlaisaulung mình là thiên thần,đến trái đất để tìm bạn tình nhé
Lưu lại 200 năm sau mở coi khác nữa k :v
ku.linh
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Trịnh Út Quyên Nhớ lưu trên điện toán đám mây xong sau này để lại di chúc cho con cháu nha bác 😁
từ khi khoa học vào kĩ nguyên phát triển có hơn 100 năm mà phá hoại hơn hang ngàn năm loài người, kinh that. Nếu ko có gì thay đổi, 100 năm nữa sẽ diet vong, con cháu sống them 1-2 thế hệ nữa là có thể bị thảm họa, ko ngập lụt sạch thì chiến tranh, dân số bùng nổ di cư ào ạt.

Thôi để tui yên nghỉ cho nhẹ nhàng nhé, đi khò đây. 😁
"Cánh đồng năng lượng Mặt Trời ở Topaz, California. Ảnh chụp giữa 2011 và 2015. Đây là một nhà máy điện 550MW cung cấp đủ điện cho 160 ngàn hộ gia đình. Nó bao gồm 9 triệu tấm năng lượng Mặt Trời, phủ kín diện tích 24,6 triệu km vuông. "

Nhìn thế này thì mấy vụ năng lượng mặt trời chả thấy tiết kiệm hay ưu việt ở điểm gì cả. Mất 9 triệu tấm năng lượng mặt trời, phủ kín diện tích 24.6 tr km vuông ( con số ở đâu vãi vậy 24.6 triệu km2). Mà phục vụ dc có 160 ngàn hộ gia đình.
@homethieugia còn hơn là để không 24,6tr km2 cho cỏ dại mọc và bò đái trong khi xây nhà máy thủy điện phải chặn nc , xả lũ ảnh hưởng tới cs ng dân hoặc nhà máy nhiệt điện tiêu tốn bn nguyên liệu để hoạt động mà thải ra môi trg lượng khí thải k hề nhỏ , còn hạt nhân thì kp nc nào cũng có nguồn U mà đòi làm điện như vậy 😆 đừng nghĩ b khôn hơn đc đầu óc của hội tư bản . ngta qtam đến chất lượng chứ kp chăm chăm kiếm số lượng như ng VN đâu
bangtown
ĐẠI BÀNG
7 năm
20 năm nữa, Alaska thành rừng nhiệt đới,
nước sắp tới chân rồi, ko còn là chuyện xa vời, mỗi năm mùa hè lại nóng hơn là hiểu.
totalhn
TÍCH CỰC
7 năm







sài gòn sau 50 năm nữa có thành một thành phố như venice ko nhỉ., ngập quanh năm
@totalhn sau 50 năm nữa mà hỏi bọn trẻ thời ấy thì chúng nói: Sài gòn nào cợ ạ???có phải thành phố dưới đáy biển mới mở cửa ko??Ơ mà nó tên là Alantic cơ mà😁
Tonny.4
ĐẠI BÀNG
7 năm
quá đáng sợ :mad::mad:
Ảnh cuối mới thấm. con người thật nhỏ bé. Chẳng có cách nào chống ngập được hết.
nh0cbuff
ĐẠI BÀNG
7 năm
@vanthaopham tấm cuối có dính 1 phần Tân Châu, Hồng Ngự của mình đó ban. Những vùng xanh, vuông, là ruộng lúa trong đê bao đó. Vẫn đê bao chống ngập được, hạn chế được 1 phần, mà hông hiểu sao tụi Cam không làm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019