Super app là cụm từ mà bạn thường nghe thấy trong khoảng 2 năm trở lại đây, nó là các app "thứ gì cũng có" và ở Việt Nam có vài đại diện là Now.vn, Grab, mới đây có thêm GoViet. Tại sao họ lại ra mắt những app như thế này? Vai trò của nó rất lớn, và nó là cả một hệ sinh thái, một kế hoạch kinh doanh khủng khiếp phía sau chứ không chỉ đơn thuần là một ứng dụng di động.
1. Nhắm tới sự tiện lợi
Bối cảnh super app của Việt Nam khá giống những ứng dụng tương tự ở Trung Quốc, đó là nhắm tới sự tiện lợi dành cho người dùng khi họ có thể đặt mọi thứ và ship tới tận nơi, cần dịch vụ gì lên xem cũng có và bao phủ gần như mọi khía cạnh cuộc sống. Khi đi nói chuyện với những chuyên gia đầu tư cho startup ở cả Việt Nam lẫn những người có kinh nghiệm phát triển kinh doanh ở Trung Quốc, họ nói với mình rằng 2 thị trường này phát triển theo hướng tương tự nhau, thói quen người dùng cũng tương tự như nhau và các doanh nghiệp ở nước ta đang học theo Trung Quốc khá nhiều.
Sự tiện lợi ở Việt Nam chúng ta thường bắt nguồn từ việc giao đồ ăn, vậy nên bạn thấy Now.vn hay Grab hay GoViet đều đưa ra các dịp vụ ship đồ ăn để mở màn cho super app của họ. Đồ ăn là thứ ai cũng cần, rất dễ thu hút người dùng ở mọi lứa tuổi, dễ hợp tác, mạng lưới rộng khắp mọi quận huyện (ở đâu mà chả có quán ăn, còn ngon dở lại là chuyện khác).
1. Nhắm tới sự tiện lợi
Bối cảnh super app của Việt Nam khá giống những ứng dụng tương tự ở Trung Quốc, đó là nhắm tới sự tiện lợi dành cho người dùng khi họ có thể đặt mọi thứ và ship tới tận nơi, cần dịch vụ gì lên xem cũng có và bao phủ gần như mọi khía cạnh cuộc sống. Khi đi nói chuyện với những chuyên gia đầu tư cho startup ở cả Việt Nam lẫn những người có kinh nghiệm phát triển kinh doanh ở Trung Quốc, họ nói với mình rằng 2 thị trường này phát triển theo hướng tương tự nhau, thói quen người dùng cũng tương tự như nhau và các doanh nghiệp ở nước ta đang học theo Trung Quốc khá nhiều.
Sự tiện lợi ở Việt Nam chúng ta thường bắt nguồn từ việc giao đồ ăn, vậy nên bạn thấy Now.vn hay Grab hay GoViet đều đưa ra các dịp vụ ship đồ ăn để mở màn cho super app của họ. Đồ ăn là thứ ai cũng cần, rất dễ thu hút người dùng ở mọi lứa tuổi, dễ hợp tác, mạng lưới rộng khắp mọi quận huyện (ở đâu mà chả có quán ăn, còn ngon dở lại là chuyện khác).

Những dịch vụ khác ngoài giao đồ ăn mà các bên như Grab, Now đang cung cấp cũng đều nhắm tới tính tiện lợi. Trước đây khi cần giao gói đồ cho người thân bạn phải xách xe chạy đến nhà họ, giờ bạn chỉ việc kêu một chuyến GrabExpress là xong. Trước đây nhà trái cây bạn phải chạy ra chợ mua, giờ Now.vn có dịch vụ Now Fresh giao đồ chợ tới tận nhà. Chưa kể thèm ăn món gì thì GrabFood hay Now có thể ship tới tận cửa cho bạn luôn. Tiện thế ai mà không thích.
À, đừng quên cả dịch vụ xe ôm công nghệ như GrabBike, GoBike, Now xe ôm... Đây cũng là một trong những khía cạnh tiện lợi mà các app nhắm tới. Trước đây bạn phải tự lái xe hoặc đi xe ôm đến chỗ làm, giờ có các dịch vụ xe như thế này mà giá lại rất rẻ, book được xe từ điện thoại thì tự nhiên người ta sẽ thích thôi. Hiện tại rất nhiều người xung quanh mình đã bắt đầu đi làm bằng Grab thay vì tự lái xe rồi. Lực lượng tài xế chạy xe này cũng sẽ được tận dụng để giao những mặt hàng khác trong thời gian họ không chở khách, tận dụng được lực lượng lao động, tạo được công ăn việc làm mà lại kiếm được tiền cho doanh nghiệp.

2. Tạo người dùng, push sản phẩm khác
Khi đã có một tập người dùng đủ lớn, các dịch vụ này sẽ làm thêm nhiều sản phẩm khác, hoặc họ mua lại những dịch vụ mà họ cho là có tiềm năng, sau đó thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ mới thông qua nhóm user đã có sẵn. Đại loại bạn có thể tưởng tượng như thế này: khi Tinh tế đã phát triển, bọn mình muốn phát triển thêm mảng Audio Tinh tế chẳng hạn, vậy là mình dùng web Tinh tế, app Tinh tế để quảng bá về Audio Tinh tế cho nhóm người dùng của mình.
Các bên khác cũng y chang như vậy, rõ nét nhất là Now.vn. Họ bắt đầu với Foody, một dịch vụ chuyên đánh giá các quán ăn, nhà hàng. Khi lượng người dùng đủ lớn và dữ liệu quán ăn bắt đầu nhiều lên, họ mở ra Now.vn để ship đồ ăn cho chính những người dùng Foody. Người dùng sẵn có của Foody là một kho tàng mà không cần chi nhiều tiền để thu hút họ đến với sản phẩm mới. Và khi đã có Now.vn, họ bắt đầu mở thêm Now Fresh, Now rượu bia, có cả Travel Now chuyên về du lịch nữa.

Đây cũng là lý do vì sao các nhà đầu tư thường đổ tiền vào những công ty có thể xây dựng nên hệ sinh thái, hoặc nói hẹp hơn là các super app, bởi người dùng vừa đông vừa rẻ và dễ chuyển hóa qua lại giữa các dịch vụ với nhau.
Những dịch vụ này có thể không sinh tiền ngay từ đầu, tuy nhiên những sản phẩm mới mở ra sau đó mới là thứ đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Quảng cáo
3. Nền tảng cho thanh toán điện tử
Grab giờ đang thúc đẩy việc thanh toán qua GrabPay, mà bên dưới GrabPay chính là ví điện tử Moca. Now thì có ví điện tử AirPay, khi đặt đồ ăn giao tới mà thanh toán bằng AirPay thì sẽ được giảm giá hoặc miễn phí vận chuyển. Mà AirPay lại do SEA đầu tư, quỹ này cũng là quỹ đã đổ tiền cho Foody / Now. Hay như VNG chẳng hạn, họ có quá chừng game, và nhiều game thanh toán được bằng ZaloPay vốn cũng là ví điện tử của VNG.
MoMo thì đặc biệt hơn chút, bản thân họ là app ví nhưng họ vẫn rất tích cực trong việc hợp tác với các đơn vị bán hàng như CGV, các hãng hàng không, cũng như đơn vị cung cấp dịch vụ điện nước Internet để đưa những tính năng này vào app ví của mình. Nếu xem MoMo như một super app thì cũng không sai. Các ví điện tử khác cũng đang đi theo con đường này, nhưng tính đến thời điểm mình viết bài thì MoMo đang dẫn đầu.

Xu hướng thúc đẩy ví điện tử đang là một thứ cực kì thu hút đầu tư và có tiềm năng sinh lợi nhuận ở thị trường mà người dùng không làm thẻ nhiều như Việt Nam. Nhìn vào bài học từ Trung Quốc, thanh toán ví có thể phát triển tới mức tiện hơn thanh toán thẻ, người dùng có thể bỏ qua việc làm thẻ và chỉ cần quan tâm đến app ví trong điện thoại của họ mà thôi. Và việc dùng ví để thanh toán các dịch vụ online như thế này chính là bước đầu tiên.
Cũng quay lại vấn đề người dùng, khi càng có nhiều người dùng super app thì càng có nhiều đối tượng để quảng bá, thúc đẩy ví điện tử trong cùng hệ sinh thái.
4. Thu thập dữ liệu?
Quảng cáo
Dù chưa có công ty nào đứng ra thừa nhận nhưng việc này nhưng với dữ liệu cực lớn về hành vi người dùng mà họ có được thông qua các dịch vụ của mình, họ có thể cầm data đó đem đi "bán". Bán ở đây không có nghĩa là bán dữ liệu thô về số điện thoại, tuổi tác... vì như vậy sẽ vi phạm luật, thay vào đó họ hình thành nên các dịch vụ khác để bán vừa hợp pháp vừa kiếm được nhiều tiền hơn.
Ví dụ dễ nhất là đánh giá tín dụng, giả sử Grab có làm dịch vụ này thì họ biết bạn sở thích ra sao, mức độ chi tiền như thế nào (thông qua Grab Pay hoặc đánh giá lịch sử chuyến đi), thường đi tới những khu vực giàu có, nghèo khổ ra sao... Dựa vào đây họ có thể bán dịch vụ đánh giá tín dụng cho các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để quyết xem có nên cho bạn vay tiền hay không, rủi ro khi cho bạn vay ra sao, và nếu cho bạn vay thì bao nhiêu tiền là vừa đủ để đảm bảo bạn không "bùng" nợ.

Quảng cáo định hướng cũng là một cách kiếm tiền từ data người dùng một cách phù hợp, nhất là ở các thị trường chưa có chính sách bảo mật và quyền riêng tư chặt chẽ như nước ta.
Có data trong tay thì sẽ tự động có tiền, và data về hành vi tiêu dùng, về cách thức chi tiền thì lại càng được nhiều bên săn đón hơn.
Những thứ này hiện chưa thấy bên nào làm, nhưng không khó để họ mở ra một dịch vụ như thế. Ở Việt Nam đã có một vài công ty nhỏ hơn làm rồi đấy, và dữ liệu của bạn còn được thu thập từ mạng xã hội nữa để xây dựng profile hoàn chỉnh về một người bất kì trong xã hội. Nghe ghê ghê đúng không?
Các super app dạo này đang phát triển mạnh, lợi ích chúng đem lại cho cả doanh nghiệp vận hành app, doanh nghiệp xã hội và người dùng đều cao cả nên mình đánh giá các super app hiện khá ổn. Mình chỉ hi vọng họ không dùng data của mình cho các mục đích xấu mà thôi.