Tai nạn do lỗi thiết kế: de Havilland Comet và câu chuyện cửa sổ hình vuông

bk9sw
16/3/2019 13:26Phản hồi: 94
Tai nạn do lỗi thiết kế: de Havilland Comet và câu chuyện cửa sổ hình vuông
737 MAX được Boeing làm mới nhiều khía cạnh như thân dài hơn, chất liệu chế tạo cũng mới, động cơ mới và rất nhiều công nghệ mới được Boeing tích hợp. Tuy nhiên, 2 vụ tai nạn liên tiếp khiến dòng máy bay này đang bị đình bay trên toàn cầu, mối hoài nghi về một sai sót có hệ thống, có thể là lỗi thiết kế, lỗi phần mềm càng gia tăng khi mà vụ tai nạn mới nhất của Ehtiopian Airlines ET 302 lại rất giống với vụ tai nạn của Lion Air 610 hồi tháng 10 năm ngoái, cả 2 chiếc máy bay đều gặp nạn chỉ vài phút sau khi cất cánh, đều lao xuống ở tốc độ cao. 737 MAX có phải là một "con chim bệnh" ngay "từ trong trứng" hay không? NTSB sẽ sớm cho chúng ta câu trả lời nhưng: trong quá khứ, bản thân 737 và nhiều dòng máy bay khác đã gặp phải những lỗi về thiết kế ngay từ đầu, từ đó dẫn đến những vụ tai nạn thảm khốc và ngành hàng không đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm từ những sự cố này để khiến hàng không an toàn hơn.

Trong phần 1 này, chúng ta hãy cùng xem lại câu chuyện của de Havilland Comet - một thành tựu của công nghệ hàng không Anh quốc vào thập niên 40 - 50 của thế kỷ trước:



Đôi nét về de Havilland D.H.106 Comet - phiên bản đầu tiên của dòng Comet.
  • Thiết kế và sản xuất bởi de Havilland Aircraft Company, VQ Anh
  • Là máy bay thân hẹp một hàng lối đi, tầm bay 2400 km
  • Sức chứa tối đa 44 hành khách, tổ bay gồm 4 người gồm 2 phi công, 1 kỹ sư và 1 hoa tiêu/liên lạc viên
  • Dài 40 m, sải cánh 35 m
  • Được trang bị 4 động cơ turbojet de Havilland Ghost 50
  • Vận tốc hành trình 740 km/h

De havilland Comet 1.jpg

BOAC là hãng đầu tiên khai thác Comet.

De Havilland Comet có thể nói là ông tổ của máy bay phản lực thương mại. Nó là dòng máy bay phản lực thương mại đầu tiên được đưa vào khai thác vào năm 1952 bởi BOAC (British Overseas Airways Corporation - tiền thân của British Airways). Có thể nói đến trước năm 1949, sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc thì ngành hàng không thương mại vẫn bị thống trị bởi những chiếc máy bay dùng động cơ cánh quạt piston với những cái tên nổi tiếng như Douglas DC-3, Junkers Ju 52, tầm xa thì có Douglas DC-7 hay dòng Constellation và Super Constellation của Lockheed. Tuy nhiên, khi de Havilland - một hãng làm máy bay của Anh ra mắt Comet thì nó đã nhanh chóng gây sửng sốt bởi thiết kế quá khác biệt của nó cũng như hệ thống 4 động cơ phản lực turbojet Havilland Ghost do chính hãng phát triển. Comet đã chính thức mở cánh cửa cho thời đại phản lực và nếu không có những sự cố, tai nạn cùng bài học từ Comet thì Boeing đã không có 707 và Douglas sẽ không có DC-8.

De havilland Comet.jpg
De Havilland Comet tại bảo tàng Cosford, RAF, VQ Anh.



Thiết kế của Comet rất giống với những chiếc máy bay phản lực thương mại ngày nay và điểm đặc trưng nhất của nó là 4 động cơ turbojet đặt bên trong cánh chính thay vì treo trên pylon (mấu treo dưới cánh). Với động cơ phản lực, Comet có thể bay cao hơn, nhanh hơn so với các dòng máy bay cánh quạt. Thêm vào đó Comet đã tạo ra những tiêu chuẩn cho máy bay thương mại hiện tại như cabin được nén áp suất, cánh xuôi về sau (swept wings), khoang chứa nhiên liệu tích hợp trong cánh và càng hạ cánh kép 4 bánh.



Tuy nhiên, chính vì những thứ đi trước thời đại mà thành công của Comet đã sớm lụi tàn sau 2 vụ tai nạn nghiêm trọng trong vòng chưa đầy 2 năm, làm chết 56 người. Vụ tai nạn đầu tiên là của chiếc Comet mang mã G-ALYP thực hiện chuyến bay BOAC 781 từ sân bay Ciampono, Rome, Ý đến sân bay London Heathrow, VQ Anh tháng 1 năm 1954. Chiếc máy bay vỡ trên không sau 20 phút cất cánh. BOAC sau đó phải đình chỉ toàn bộ đội Comet và các kỹ sư đã đề xuất thay đổi 60 thành phần trên thiết kế của Comet để sửa lỗi thiết kế được cho là gây nên vụ tai nạn của BOAC 781. Thế nhưng chỉ 2 tuần sau khi được cấp phép bay trở lại, vào tháng 4 năm 1954, chiếc Comet mang số đăng ký G-ALYY của South African Airways cũng từ Ciampino, Rome một lần nữa vỡ trên không và rơi xuống biển Địa Trung Hải khi đang trên đường đến Cairo, Ai Cập chỉ 30 phút sau khi cất cánh. Toàn bộ Comet bị cho nằm im một lần nữa, chứng chỉ bay bị thu hồi và hoạt động sản xuất dòng máy bay này của de Havilland tại Hatfield, VQ Anh cũng bị đình chỉ.

Comet Water Tank.jpg
Chiếc Comet số đăng ký G-ALYU trong bài test thùng nước.

Quảng cáo



Lịch sử hàng không thương mại đã chứng kiến một cuộc điều tra quy mô chưa từng có dẫn đầu bởi Arnold Hall - kỹ sư, nhà khoa học hàng không lỗi lạc của Anh. Cùng với các cộng sự tại cơ quan nghiên cứu hàng không Royal Aeronautical Establishment ở Fanborough, ông đã thực hiện một bài thử nghiệm về cấu trúc của chiếc Comet bằng máy bay thật. Lúc đó chưa có công nghệ mô hình hóa 3D bằng máy tính như ngày nay, Hall đã cho xây dựng một chiếc bể nước khổng lồ và đặt chiếc Comet mang số đăng ký G-ALYU của BOAC còn nguyên vào bể nước, 2 cánh nằm ngoài, riêng phần thân được nhấn chìm.



Thử nghiệm này được gọi là "water tank test", 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, nhóm điều tra cho bơm nước vào và rút nước ra để mô phỏng áp suất tác động lên thân máy bay mỗi lần cất/hạ cánh, tương tự như khi máy bay được nén áp suất và tháo áp suất.

Comet Crack.jpg
Một phần vỏ của chiếc Comet trong thử nghiệm của Hall được trưng bày tại bảo tàng Cosford, RAF. Những vết nứt quá khủng khiếp!

Chiếc Comet được thử nghiệm trước đó nằm trong đội bay của BOAC và nó đã thực hiện 1221 chu kỳ nén/tháo áp suất khi còn phục vụ và trong thử nghiệm với thùng nước của Hall, nó chịu thêm 1836 lần nữa. Kết quả khiến nhóm nghiên cứu kinh ngạc khi các vết nứt xuất hiện dọc theo góc dưới, phía sau cửa thoát trước và phía sau bên phải các cửa sổ trên nóc máy bay vốn được thiết kế dành cho hệ thống định vị vô tuyến ADF.

Quảng cáo


Comet Crack 1.jpg
Cả 2 vị trí này đều có các góc vuông, sắc nhọn và tập trung nhiều áp lực hơn so với các vị trí khác. Trong khi đó thân máy bay được thiết kế hình trụ tròn và khi nén áp suất thì lớp vỏ bên trong cũng chịu thêm áp lực màng. Kết quả là hình dạng cong của thân và các lực này tạo ra một mô-men uốn cong thứ cấp, có thiên hướng "duỗi thẳng" đường cong khiến áp lực lên vỏ gia tăng.


Video mô phỏng Comet vỡ trên không do nứt gãy cấu trúc.



Một sai lầm chết người nữa trên thiết kế của Comet đó việc sử dụng đinh tán rivet để ghép nối khung cửa sổ vào thân. Đây là một hạn chế về kỹ thuật chế tạo máy bay xưa, người thợ dùng búa đóng đinh tán vào các lỗ đã được khoét sẵn quanh phần khung và trong quá trình này, chiếc đinh tán cũng như lỗ khoét có thể gây ra những vết nứt nhỏ không thấy được. Qua thời gian chịu áp suất cao thì các vết nứt này hình thành một nhiều hơn quanh các lỗ đinh và dần dần lan rộng ra. Kết quả là cả 2 vụ tai nạn của Comet đều do hỏng hóc về cấu trúc, máy bay bị xé toạc và vỡ trên không.

De havilland Comet 2.jpg
De Havilland đã phải thiết kế lại Comet, hãng nâng cấp với các biến thể Comet 2, Comet 2s, Comet 3 nhưng Comet 4 mới là biến thể tốt nhất của dòng máy bay huyền thoại này. Tuy nhiên khi được cấp chứng chỉ bay vào năm 1958, Comet 4 đã không còn đất diễn bởi khi đó, 2 đối thủ của Comet là Boeing 707 và Douglas DC-8 xuất hiện với kích thước lớn hơn, bay nhanh hơn, tầm bay xa hơn và chi phí vận hành hiệu quả hơn. Đến năm 1965, những chiếc Comet 4 cuối cùng của BOAC được cho nghỉ hưu. Kết thúc cuộc phiêu lưu ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa của dòng máy bay phản lực thương mại đầu tiên trong lịch sử.

Comet 4 round window.jpg
Thiết kế cửa sổ hình tròn đã sớm được áp dụng trên phiên bản Comet 4.



Sau tai nạn, cửa sổ hành khách trên máy bay không bao giờ được thiết kế hình vuông nữa mà thay vào đó có các góc được bo cong nhằm giảm áp lực tập trung. Thêm vào đó, trên thân máy bay còn được bổ sung các nút chặn nứt (c.r.a.c.k stopper) được đặt giữa các phần khung cửa sổ. Chúng có dạng tròn, cứng giúp ngăn vết nứt lan từ cửa sổ này sang cửa sổ kế bên.

Quan trọng hơn, triết lý thiết kế máy bay cũng thay đổi từ SAFE-LIFE sang FAIL-SAFE.

Theo triết lý SAFE-LIFE, cấu trúc máy bay được thiết kế nhằm chống chịu được hiện tượng mỏi kim loại trong một khoảng thời gian yêu cầu mà không có những hỏng hóc ban đầu, không gặp những hỏng hóc phát sinh trong quá trình khai thác. 2 vụ tai nạn của Comet cho thấy những vết nứt tập trung đã xuất hiện và lan rộng sớm hơn so với thời điểm ước lượng theo triết lý SAFE-LIFE.

FAIL-SAFE được phát triển vào những năm cuối thập niên 50 theo hướng giả sử tất cả các vật liệu ngay từ đầu đều chứa những khiếm khuyết và trước khi đưa vào khai thác thì những khiếm khuyết này có thể phát triển do hiện tượng mỏi kim loại. Do đó cấu trúc máy bay được thiết kế để chịu được thiệt hại về cấu trúc mà không ảnh hưởng đến độ an toàn cho đến khi thiệt hại cấu trúc trở nên nghiêm trọng hơn, có thể phát hiện bằng cách kiểm tra trực quan giữa các chuyến bay. Thêm vào đó, cấu trúc cũng được thiết kế để chịu thiệt hại với nhiều đường dẫn tải, tích hợp các cơ chế dự phòng nhằm đảm bảo độ vững chắc còn lại của cấu trúc trong tình huống cấu trúc chính bị tác động lớn trong quá trình khai thác.

Tham khảo: Aerossurance; BAE Systems [1], [2]; Aerospaceengineeringblog
94 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

LaptopK1
TÍCH CỰC
5 năm
Từ những năm 1952 đã mạnh vậy rồi, thât đáng nể khoa học kỹ thuật phương tây
Từ lỗi nhỏ, gây nên tai nạn kinh hoàng, rồi dò lại từ đầu tất cả mọi thứ
vzynsky
ĐẠI BÀNG
5 năm
@troiam91 xin bạn cho mình thông tin nào "mỗi khi có sai sót y khoa là BS mất cả sự nghiệp, thậm chí đi tù, tự tử vì không chịu được áp lực dư luận"??? Lần đầu tiên trong đời mình nghe việc này xảy ra ở VN
@Thomas Tony Dạ em thấy a hay nói nhăng nói cuội . Bao nhiêu người phản bác mà chưa tỉnh ra . Cái thông minh của con người là nhận ra cái sai và sửa sai chứ ko phải giữ khư khư cái ngu dốt rồi cho mình đúng ... cái đó mới chính là kẻ ngu đấy anh ạ . Thân gửi đến anh trai ạ !
@vzynsky Ý ổng nói vụ chạy thận ý mà . Cái đó là đổ trách nhiệm cho nhau chứ làm gì có chuyện như ông kia nói .
Thomas Tony
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thiếu nữ thôn quê Ok em. Một phút lặng đắng lòng nhìn lại bản thân.
Bài hay vãi
caoanh666
ĐẠI BÀNG
5 năm
Lỗi của 737max là vị trí đặt động cơ, Max có động cơ công suất lớn hơn 737 thế hệ cũ nhưng vị trí đặt động cơ như cũ làm cho mũi máy bay luôn ngóc lên ở tốc độ thấp, làm kích hoạt hệ thống cân bằng tự động ép máy bay chúi đầu xuống
nforce
TÍCH CỰC
5 năm
@cdang Airbus cũng có thiết kế lại 320 mấy đâu. Cũng chỉ điều chỉnh nhỏ thôi. Boeing điều chỉnh thế là nhiều rồi.
Có điều sự tham quá của Boeing dẫn đến mất cân bằng, mũi hơi ngóc cao lên nên buộc phải có MCAS. MCAS sẽ can thiệp khi slow speed, flap rút lại. Điều gì sẽ xảy ra khi cảm biến lỗi, và flap thì đã rút khi máy bay đang lên => MCAS sẽ can thiệp vì sợ stall và cắm đầu xuống thôi.
caoanh666
ĐẠI BÀNG
5 năm
@NiceThou E cũng nghe nói con Max lỗi cảm biến, giờ đã hiểu
quana75
TÍCH CỰC
5 năm
@TYA Có 2 công tắc "stab trim cut out" trên buồng lái để ngắt stab trim (hoặc MCAS). (2 công tắc dc thiết kế theo logic Fail-Safe, 2 cái mắc nối tiếp nhau, nếu 1 cái hỏng thì cái còn lại vẫn có khả năng ngắt MCAS).
Lúc này vẫn chưa có đủ căn cứ để cho rằng MCAS là nguyên nhân gây ra 2 vụ tai nạn vừa rồi của B737 Max. Nhưng mình thấy thiết kế này của Boeing ko dc ổn lắm.
cdang
TÍCH CỰC
5 năm
@nforce B737 bắt đầu bay từ 1968 còn A320 từ 1988, chênh nhau 20năm, nhưng đó chưa phải nguyên nhân chính. B737MAX chậm tiến độ hơn 9 tháng so với A320NEO nên Boeing phải mọi giá đẩy nhanh tiến độ để cạnh tranh, làm khâu kiểm duyệt chưa đúng chuẩn nhất là hệ thống MCAS mới và ngay cả Cục HK liên bang Mỹ FAA khi kiểm tra cấp phép an toàn bay cho 737MAX cũng ưu tiên để cho Boeing tự kiểm tra một số phần an toàn như kiểu tự đá bóng tự thổi còi. FAA giờ đang bị chính Bộ GTVT Mỹ điều tra luôn rồi. Hoá ra bên US họ cũng ko thua gì VN mình nhỉ, dưới cái vỏ bọc lobby...kkk
Bài này hay hơn mấy bài giới thiệu điện thoại.
@trilv@live.com vì mấy bài đấy cái nào cũng như cái nào nên nhạt
guanghua
ĐẠI BÀNG
5 năm
@trilv@live.com Bài này lấy nguồn từ báo khác mà bác
duongquangtb
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nay mới đi xong.cũng run phết nhưng khi biết bay airbus thì đỡ hơn hihi
20190316_214907.jpg
@duongquangtb Máy bay của vna từ hn đi thượng hải là airbus 330 thì phải. Mà bác yên tâm là vn chưa có 737 và cũng bị cấm bay hết rồi
Đọc chăm chú hết bài viết. Xem hết video trong bài. Thấy rất hứng thú với các bài khoa học như thế này!
Lỗi hay không thì cuối cùng tính mạng con người vẫn giống con chuột bạch hết. Tai nạn máy bay rồi thì coi như hòa cả làng.
@anhmutcobedi1990 thì bạn cứ coi mạng người = tiền tiếp đi , ngay cả cái câu nói còn ko hiểu thì tôi ko hy vọng nhiều hơn
tích cực đi máy bay quốc tế nhiều vào bạn nhé , được thì kêu ba má đi máy bay quốc tế luôn để vợ con sau này được sung sướng , cố gắng phát huy tinh thần chết 1 người cho 1 người sung sướng nhé:rolleyes:
@xxxthientaixxx Đi nhiều rồi. Chưa thấy rơi. Đang mong rơi mà chưa thấy gì đây. Mà đâu phải có một mình đâu,đi cùng 170 người nữa cơ,khôi sợ cô đơn nơi cửu tuyền
teamqili
TÍCH CỰC
5 năm
@anhmutcobedi1990 hay đi tuyến nào hãng nào báo phát mình tránh =)))) mấy tỷ thì cũng có rồi nên giờ chỉ muốn làm việc, chăm sóc vợ con, kiếm thêm tiền để củng cố cho con cái thôi chứ ko muốn lấy tiền bảo hiểm
@maverick11_23 Vãi bạn. Nếu biết được tuyến nào có máy bay rơi thì tớ đã không ngồi đây cào bàn phím lâu rồi.
chừng nào có kết quả phân tích lúc đó sẽ biết thôi
Bài này rất tuyệt vời, thank mod.. rất hot trong Boeing vừa rồi và quan trọng là nội dung vô cùng tuyệt.
@Tminh3232 Ơ sao mình chả thấy hay chỗ nào nhỉ. Hay hoặc dở thì đó cũng là chuyện của nhà người ta mà bạn . Nó bán trăm chiếc máy bay thu về lợi nhuận hàng tỷ đô la ,nó có cho chúng ta đồng đô la nào mua thạch rau câu long hải ăn đâu,có bán rẻ cho chúng ta máy bay đâu cơ chứ.
Mỹ nó bán hàng trăm con máy bay lấy tiền đó mua đạn dược súng ống,trang bị thuyền bè hiện đại làm bá chủ thế giới kìa.
@anhmutcobedi1990 Tào lao..
Thank chủ thớt vì bài viết hay, nhưng có thêm phụ lục từ chuyên ngành thì đỡ cho người đọc tự tìm hiểu hơn 😃
K.Van
ĐẠI BÀNG
5 năm
@bk9sw Farm và vùng xây dựng =))
@K.Van mình nhớ có phải chỉ có Protoss với Zerg là cần phải trồng thêm nhà lấy đất hăm 😁
@bk9sw
  • Zerg: nhà buộc phải xây trên Creep, build Overlord để tăng dân số
  • Terran: xây nhà tự do, build Supply Depot để tăng dân số
  • Protoss: xây tự do nhưng nhà chỉ hoạt động được trong phạm vi của Pylon bao phủ, đồng thời Pylon cũng giúp tăng dân số
:D
@LRA Tấp vào lề lạc đề rồi :rolleyes:
Cảm ơn bác chủ vì bài viết rất hay và hữu ích!
Mr.BD
TÍCH CỰC
5 năm
=)) giá như tinhte lúc nào cũng có bài chất lượng thế này, mình qua GenK đọc hàng ngày rất chất lượng, qua Tinhte cốt để giải trí vs xem review
@Mr.BD Lúc mới biết đến Genk thì trang này bình luận sôi nổi lắm bác à, làm em ngày nào cũng vào đọc rồi comment vì nó vui. Chả hiểu sao nó lại tắt đi comment rồi bật lại, cứ vài lần như vậy nên giờ hiếm thấy người comment luôn.
ddawng.ngn
TÍCH CỰC
5 năm
@Mr.BD Thi thoảng vào Số hoá đọc comment seeder còn hài hơn hài Trấn Thành nữa
cdang
TÍCH CỰC
5 năm
@Mr.BD Genk đa phần là bài dịch nhưng thông tin rất hữu ích cho người đọc, mong tinhte có thêm nhiều bài dạng này thay vì các bài gây blame giữa các hãng điện thoại vô bổ.
@Mr.BD Genk thì tớ hết đọc được trang nào mới nhớ đến , bài viết nào liên quan đến các ngành hàng có SS là nâng hết cỡ ,rồi viết các bài dạng quảng cáo SS nhưng núp bóng thông thin tiêu dùng, định hướng vâng vâng và vâng, còn thông tin khoa học công nghệ thì đúng là vài ngày vào đọc thấy cũng thú vị.
Bài hay quá, có cả video minh họa
DinhhCuong
TÍCH CỰC
5 năm
Ủng hộ thêm nhiều bài nữa! Bài này hay quá :3
Lúc trước đi máy bay, thằng con cũng hỏi tại sao cửa sổ tròn tròn bầu bầu mà ko biết giải thích sao. Thank mod
hoangsau766
ĐẠI BÀNG
5 năm
IPhone bây giờ cũng như tương đài huyền thoại comet ấy đấy. Sau này con cháu chúng ta vào tinh tế cũng sẽ đọc bài với nội dung ntn.nhưng thay vì comet thì nó sẽ là iphone!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019