[Tại sao] Anh và nhiều quốc gia khác trên thế giới lại lái xe bên trái?

bk9sw
14/3/2014 9:33Phản hồi: 203
[Tại sao] Anh và nhiều quốc gia khác trên thế giới lại lái xe bên trái?
LHT.jpg

Chắc hẳn không ít người trong chúng ta thắc mắc tại sao Anh và một số nước trên thế giới, người ta lại lái xe bên trái thay vì bên phải như Việt Nam và hầu hết các quốc gia khác? Lái xe bên trái khác gì bên phải và luật này bắt nguồn từ đâu? Hôm nay chuyên mục giải đáp "Tại sao" sẽ mang lại câu trả lời cho bạn.

Những nơi áp dụng luật lái xe bên trái (Left-hand Traffic - LHT):

LHT-RHT.PNG
Các nước lái xe bên trái (màu xanh).

Không chỉ Anh, rất nhiều quốc gia khác trên thế giới bắt buộc tài xế phải lái xe bên trái. Dưới đây là danh sách các nước và vùng lãnh thổ áp dụng luật lái xe bên trái. Trong đó có không ít vùng lãnh thổ của Anh và một số nước từng là thuộc địa hoặc vùng tự trị thuộc khối liên hiệp Anh.
  • Vùng lãnh thổ của Anh và vùng tự trị thuộc Anh: đảo Anguilla, đảo British Virgin, đảo Cayman, đảo Falkland, đảo Isle of Man, đảo Montserrat, đảo St. Helena, quần đảo Turks & Caicos.
  • Châu Á: Bangladesh, Bhutan, Brunei, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Macau, Malaysia, Nepal, Pakistan, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan.
  • Châu Âu: Cyprus, Ireland và Bắc Ireland, Malta, Scotland, Xứ Wales.
  • Châu Phi: Botswana, Kenya, Lesotho, Malawi, Mauritius, Mozambique, Namibia, Seychelles, Nam Phi, Surinam, Swaziland, Tanzania, Tonga, Trinidad & Tobago, Rwanda, Zambia, Zimbabwe.
  • Châu Mỹ: Antigua & Barbuda, Bahamas, Barbados, Bermuda, Dominica, Grenada, Guyana, Jamaica, St Kitts & Nevis, St. Lucia, quần đảo US Virgin, St. Vincent & Grenadines.
  • Châu Đại Dương: Úc, Fiji, New Zealand, Papua New Guinea, Samoa, quần đảo Solomon.

Vô-lăng trên xe bên phải hay bên trái?

BMW-640i-Cabrio.jpg
Vô-lăng bên phải của một chiếc BMW 640i.

Do lái xe bên trái nên những chiếc xe hơi cũng bắt buộc phải có thiết lập vô-lăng phù hợp, tức bên phải (Right-hand Drive - RHD). Tuy nhiên, một số nơi trong danh sách trên mặc dù lái xe bên trái nhưng vẫn sử dụng những chiếc xe có ghế tài bên trái (LHD). Cụ thể tại đảo British Virgin, đảo US Virgin, đảo Cayman, quần đảo Turks & Caicos và Bahamas, hầu hết các phương tiện vận chuyển đều được trang bị vô-lăng bên trái bởi chúng được nhập khẩu từ Mỹ và Brazil.

Vậy lái xe bên trái là như thế nào?

Left-hand_traffic.png
Hướng đi của phương tiện chạy bên trái tương ứng với các tình huống rẽ.
  • Tất cả phương tiện tham gia giao thông đường bộ đều phải đi bên trái đường, trừ khi vượt xe thì mới lấn phải;
  • Phương tiện đi hướng ngược lại sẽ nằm bên phải đường;
  • Hầu hết tín hiệu giao thông như đèn đường, biển báo được đặt bên trái đường;
  • Phương tiện đi vòng bùng binh theo chiều kim đồng hồ;
  • Người đi bộ sang đường tại một con đường 2 chiều đầu tiên phải quan sát dòng xe bên tay phải;
  • Làn xe cho phương tiện di chuyển bình thường sẽ nằm bên trái khi xe rẽ trái;
  • Hầu hết các đường cao tốc chia làn đều có đường thoát bên trái;
  • Các phương tiện vượt nhau về bên phải, trong một số trường hợp vượt trái vẫn được cho phép;
  • Hầu hết phương tiện đều có ghế tài xế bên phải;
  • Khi đèn đỏ sáng, phương tiện có thể được phép rẽ trái.
Lái xe bên trái và bên phải, bên nào an toàn hơn?

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1969 bởi giáo sư J. J. Leeming, các quốc gia áp dụng luật lái xe bên trái có tỉ lệ va chạm giao thông thấp hơn so với các quốc gia áp dụng luật lái xe bên phải. Nghiên cứu của ông gợi ý rằng mắt phải của người thường chiếm ưu thế hơn so với mắt trái. Khi lái xe bên trái, mắt phải với năng lực tốt hơn được sử dụng nhiều hơn để giám sát chiều giao thông ngược lại và kính chiếu hậu gần tài xế. Thêm vào đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng lái xe bên trái an toàn hơn đối với người cao tuổi bởi có vẻ như sự lão hóa khiến khả năng tập trung thị lực về bên trái giảm sút và đặc biệt là khả năng quan sát các phương tiện đang tiến đến bên trái tại các nút giao nhau. Hơn nữa, đối với những chiếc xe có thiết lập vô-lăng bên phải dùng số sàn, tài xế sẽ dùng tay phải để kiểm soát xe nhiều hơn bởi đây thường là tay thuận và dùng tay trái để sang số cũng như thực hiện các chức năng khác.

Look-right.jpg
Cảnh báo quan sát bên phải khi sang đường tại Anh.

Đối với người đi xe đạp, xe máy và cưỡi ngựa, hầu hết đều leo lên xe từ bên trái, chân chống xe cũng luôn được đặt bên trái. Vì vậy, khi lái xe bên trái, việc lên xe và xuống xe sẽ được thực hiện an toàn hơn. Tuy nhiên, đối với người đi bộ, đặc biệt là những khách du lịch đến từ một quốc gia lái xe bên phải thì họ sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc định hướng khi băng qua đường bởi thay vì quan sát xe bên tay trái, họ sẽ phải chuyển sang nhìn bên tay phải.

Quảng cáo



Lái xe bên trái và bên phải, bên nào có trước?

Vào năm 1998, các nhà khảo cổ đã tìm ra một con đường mòn dẫn đến một mỏ đá của người La Mã, gần Swindon, Anh. Các vết bánh xe bên phía trái (nhìn từ hướng mỏ đá đi ra) sâu hơn so với các vết bánh xe bên phải. Những dấu vết này gợi ý rằng người La Mã từ xưa đã đi bên trái đường, ít nhất là tại khu vực này bởi những chiếc xe ngựa kéo vận chuyển đá từ mỏ đi ra sẽ nặng hơn, do đó tạo ra vết bánh xe sâu hơn. Và khi đi vào, xe trống không nên vết bánh xe nông hơn.

Một số nhà sử học như C. Northcote Parkinson tin rằng những người du hành thời xưa trên những chiếc xe ngựa thường chạy bên trái con đường. Bởi lẽ hầu hết mọi người đều thuận tay phải, một người cưỡi ngựa sẽ có thể cầm cương bằng tay trái và để tay phải tự do để chào hỏi người đi ngược lại hoặc bảo vệ chính mình với một thanh kiếm nếu cần thiết.

Lịch sử về việc đi bên trái xuất phát từ thời Hy Lạp, Ai Cập và La Mã cổ đại và được ứng dụng rộng rãi hơn so với bên phải. Người Hy Lạp cổ, người Ai Cập và La Mã thường hành quân bên trái đường. Nếu 2 kỵ binh lao vào đánh nhau, mỗi người sẽ tiếp cận nhau về phía phải của mình. Do đó, họ có thể rút kiếm từ bên phải và giữ vị trí phòng thủ. Từ một thói quen, đi bên trái trở thành một truyền thống và sau đó thành luật. Luật đi bên trái được thiết lập rất tốt thời La Mã bởi các thành phố luôn có mật độ giao thông đông đúc. Trong một thành phố La Mã, các xe ngựa kéo và xe ngựa chở người bị cấm trong suốt cả ngày; một số nơi khác, các phương tiện có bánh xe bị cấm sử dụng trong suốt đêm để không làm phiền đến giấc ngủ của người dân. Những người hành hương muốn trở về thăm thành phố của mình được hướng dẫn đi bên trái đường. Trong thời gian này, giáo hoàng đã yêu cầu đưa ra các chỉ thị đi bên trái đường và luật này đã được sử dụng rộng rãi và thậm chí cho đến ngày nay vẫn còn được nhiều quốc gia áp dụng.

The Straight Dope - một trang hỏi đáp uy tín có từ năm 1973 đã giải đáp câu hỏi "Tại sao người Anh lại lái xe bên trái?" như sau:

"Thời trung cổ, bạn đi bên trái đường bởi một lý do đơn giản là bạn sẽ không biết được người mình gặp trên đường như thế nào. Bạn muốn đảm bảo rằng một người lạ vượt qua mình ở bên phải để có thể kịp thời tuốt gươm trong trường hợp người đó có hành vi đe dọa đến mình.

Quảng cáo



Phong tục này được phê chuẩn vào năm 1300 trước công nguyên khi giáo hoàng Boniface VIII phát minh ra mô hình kiểm soát giao thông hiện đại bằng việc bắt buộc tất cả những người hành hương đến La Mã đều phải đi bên trái đường.

Left-riding.jpg

Hệ thống quy tắc giao thông này vẫn được duy trì cho đến cuối thế kỷ 18 khi những người đánh xe ngựa tại Mỹ và Pháp bắt đầu sử dụng những chiếc xe được kéo bởi nhiều cặp ngựa để vận chuyển nông sản. Những chiếc xe này không có ghế cho người cầm cương. Thay vào đó, người điều khiển ngồi trên lưng của con ngựa cuối cùng bên trái để tay phải có thể tự do quất roi (hình trên). Do ngồi bên trái, một cách tự nhiên bạn sẽ muốn người đi theo chiều ngược lại cũng đi về phía trái của mình để bạn có thể nhìn xuống và đảm bảo rằng dưới các bánh xe của họ không có điều gì khả nghi. Vì lý do này, bạn buộc phải đi bên phải đường. Bộ luật bắt buộc người tham gia giao thông đi bên phải đầu tiên tại Mỹ được ban hành ở bang Pennsylvania vào năm 1792 và trong nhiều năm sau, rất nhiều bang khác cũng như các quận của Canada cũng áp dụng luật này.

Tại Pháp, phong tục đi bên phải cũng được hình thành theo cách tương tự. Tuy nhiên, có một yếu tố thúc đẩy khác là kể từ khi cuộc cách mạng Pháp nổ ra, tầm ảnh hưởng của giáo hoàng đã bị suy yếu và người dân bắt đầu không tuân theo các yêu cầu của giáo hoàng. Sau đó, Napoleon đã ban hành luật đi bên phải trên tất cả các quốc gia có quân đội của ông chiếm đóng như Hà Lan, Thụy Sĩ, Đức, Ý, Ba Lan, Tây Ban Nha. Phong tục này vẫn được duy trì ngay cả khi đế chế Napoleon sụp đổ.

Left-hand-driving.jpg
Một bức tranh cổ cho thấy những cỗ xe ngựa đi bên trái đường.

Tại Anh, đối với những tay lái xe ngựa, họ ngồi trên một băng ghế phía sau thay vì trên lưng ngựa và thông thường là bên phải để khi quất roi, dây roi sẽ không vướng vào phía sau. Đến nay, người Anh vẫn lái xe bên trái và những chiếc xe hơi hiện đại cũng được thiết kế chỗ ngồi cho tài xế bên phải. Bộ luật bắt buộc lái xe bên trái đầu tiên được ban hành tại Anh năm 1756. Mặc dù đi ngược với xu hướng chung của thế giới nhưng lái xe bên trái không chỉ là một điều bắt buộc mà còn là truyền thống của xứ sở sương mù. Các thuộc địa cũ của Anh như Ấn Độ, Indonesia vẫn giữ truyền thống này kể thế kỷ 19."

Sự chuyển đổi từ lái xe bên phải sang bên trái tại một số nước:

Keep-left.jpg

Tại châu Phi, Mozambique - cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha vẫn giữ phong tục lái xe bên trái đến nay mặc dù Bồ Đào Nha đã chuyển sang lái xe bên phải vào những năm 1920. Một trong những lý do khiến quốc gia này giữ nguyên luật lái xe bên trái kể từ thời thực dân là tất cả các nước giáp biên giới đều là cựu thuộc địa Anh và bị ảnh hưởng bởi kiểu lái xe của người Anh. Namibia - một cựu thuộc địa của Đức từ năm 1884 đến chiến tranh thế giới thứ I vẫn có phong tục lái xe bên phải. Tuy nhiên, sau khi bị Nam Phi chiếm đóng năm 1918, nước này chuyển sang lái xe bên trái. Khi giành độc lập vào năm 1990, Namibia vẫn giữ kiểu lái xe bên trái tương tự 2 người hàng xóm là Nam Phi và Botswana.

Một quốc gia khác tại châu Đại Dương là Samoa cũng vừa thay đổi luật giao thông sang lái xe bên trái vào tháng 9 năm 2006. Chính phủ nước này ban hành luật mới để thích ứng với các quốc gia thuộc Nam Thái Bình Dương khác đồng thời khuyến khích hơn 170.000 người Samoa sinh sống tại Úc và New Zealand đem xe về quê hương. Tương tự, Rwanda - cựu lục địa của Bỉ trước đây áp dụng luật lái xe bên phải đã phải chuyển sang trái để thích ứng với các quốc gia khác thuộc cộng đồng đông Phi (EAC).



Tham khảo: Wikipedia; Straight Dope
203 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tại sao nó kô làm có vôlăng ở giữa luôn cho tiện đôi đường nhỉ? 😁
email007vn
ĐẠI BÀNG
10 năm
@van_nt83 Giống mr.bean hả bạn?
email007vn
ĐẠI BÀNG
10 năm
@hameln Có khi là 3/4 ý chứ.hjhj...
@uocnguyenbuon 😆 bác này trả lời hay thế 😃) đúng là ngồi chính giữa sẽ biết câu trả lời tại sao ;v
limann
TÍCH CỰC
4 năm
@tuansiro Lái trái hay fải hổng lo, chỉ sợ Lái Gió 😃
Vậy lái wen ở n mà sang nước lái bên phải lái gì dc
ủa nước mình vô lăng hình như cũng bên trái mà 😃
@congzing Vâng và lái bên phải nhé..mình đang bên mã lai và đi bên trái...hôm về phép đi trái đường tý tai nạn
Sh7ng
ĐẠI BÀNG
10 năm
@congzing Vô lăng bên trái thì sẽ đi làn bên phải...và ngược lại.
@congzing Nước mình vô lăng bên trái nhưng mình phải chạy xe bên lane phải, vì thế được gọi là thuận chứ dâu có nghịch
@congzing vô lăng bên trái thì đi phải đường và vô lăng bên phải ( tay lái nghịch thì đi trái đường ) . Việt Nam vô lăng thuận ở bên trái đi phải đường bạn nhé !
vậy vô lăng ở VN là nghịch phải ko
@Mr Prince Luật lái bên trái thì vô lăng bên phải và ngược lại, lý do là khi lái bên trái thì vượt bên phải, lái bên phải thì phải vượt bên trái, do đó phải bố trí vô lăng như vậy để tiện cho việc quan sát khi vượt.
Tưởng tượng nếu ở VN lái xe bên phải, khi vượt mình sẽ vượt bên trái mà lại ngồi bên phải xe thì còn nhìn thấy gì nữa mà vượt :p
@nmduy47m thế mà mình cứ tưởng ngược chứ, mà nhìn thấy cũng quen, xe vô lăng phải nhìn ko thuận mắt cho lắm 😁
destjny87
TÍCH CỰC
10 năm
@Mr Prince nếu theo cách nói của người anh thì VN là tay lái ngịch
Cứ sai luật là nuôi các chú công an béo 😁
@tran tuan kiet nếu phạm lỗi 1tr, thường là cưa đôi 50 - 50 chứ 200k thì bác k cần chọn đây, csgt sẽ viết biên bản phụ bác
@GIOCUONBUIBAY tùy lòng hảo tâm của các chú áo vàng mà :eek:
mralexco
TÍCH CỰC
10 năm
@autoengine Cái gì cũng có hai mặt của nó bác à. Tuy biết người dân còn nhiều người ý thức kém để phạm luật thì công ăn mới bắt nhưng với kiểu bắt dình dập cứ động tí là đè cổ người dân ra phạt. Không phải cứ phạt phạt phạt là giải quyết được vẫn đề. Chưa kể tới tác phong và cách hành xử với người dân chưa đúng mực nên công an mới bị ghét như vậy bác à. Đạo đức nói chung của ngành công an bây giờ xuống cấp lắm. Không phải em vơ đũa cả nắm đâu. Bác nào hay va chạm với công an thì sẽ hiểu thôi.
email007vn
ĐẠI BÀNG
10 năm
@mralexco Ai thường đi ban đêm sẽ biết, nó lợi dụng và làm luật...rừng ntn. Trong khi lập trạm kiểm soát toàn trong bụi rậm. Xử phạt cũng trong bụi rậm, còn nói chuyện thì đíu có 1 chút văn hóa. Nói chung là k nói thì thui, chứ nói mấy a này cả năm chưa hết chuyện.
Chịu thua với mấy ông cầm quyền rồi.
Hồi đi thái lan đã từng được biết đi trái đường là thế nào, mình không phải người lái xe nên ko biết nhưng vẫn thấy nó kỳ kỳ sao đó
2323293
ĐẠI BÀNG
10 năm
@kenny81_hp Sang Thái ngồi ghế trước taxi đúng như vị trí lái bên mình, theo thói quen đạp phanh đau cả chân :-(
ruaja92
TÍCH CỰC
10 năm
mình cũng từng hỏi câu này trong đầu, giờ thì hiểu hơn rồi, hùi trc có quen 1 ông người nhật hình như bên nhật đi nghịch với mình thì phải, ông ấy cứ ra đường là đi bên trái,...
traind
CAO CẤP
10 năm
lái xe bên trái mà volang còn để bên trái thì khi vượt quan sát thế đíu nào dc nhỉ?😁
huuhoancz
ĐẠI BÀNG
10 năm
@traind Bác không hiểu trên hình sao? Ngồi bên trái, đi làn bên trái và có nghĩa là người ngồi vẫn đi sát làn ngăn cách hai làn đường đó bác Ợ.
traind
CAO CẤP
10 năm
@huuhoancz mệt ko muốn giải thích nhiều nữa! lại thêm 1 thành viên ko chịu đọc kỹ và suy nghĩ
@traind Mình bảo lái xe bên phải nghĩa là khi đi bình thường thì đi về phía bên phải còn khi vượt là phía bên trái như ở VN mình ấy. Đi quen thì nhìn gương nên không nguy hiểm như bạn nói đâu. Bây giờ đa số các quốc gia đều cho nhập cả 2 loại xe có vô lăng bên trái hoặc phải dù luật quy định khác nhau.
Senjuro
ĐẠI BÀNG
10 năm
@traind Hỏi lại bạn câu tương tự, kèm theo tấm hình đính kèm ở bài viết topic [​IMG]
Vậy nói tóm lại, một số nước lái xe bên trái là do bắt nguồn từ truyền thống lịch sử, và một lý do phụ nữa là do nguồn cung ứng xe (nước sản xuất xe).
Việt Nam lái xe bên phải nên vô lăng nằm bên trái là đúng rồi.
Đợt sang Indo ngồi xe chạy bên trái nhiều lúc cứ tưởng đâm nhau..hic
emthickBB
ĐẠI BÀNG
10 năm
npbk8187
ĐẠI BÀNG
10 năm
@emthickBB Về địa lí thì Úc thuộc châu Đại Dương.về chính trị và hợp tác quốc tế thì nó thuocj cả 2.về thể thao thì nó thuộc châu Á.
Giống Thổ vậy,nó thuộc châu Á nhưng toàn hợp tác và coi mình là thuộc châu âu
hơn 20 năm về trước, mình đọc báo nhi đồng . ngta giải thích là vì nước phương tây đi ngựa đeo kiếm vắt bên hông trái. leo lên ngựa di chuyển vỏ kiếm và kiếm sẽ chạm vào ngựa của xe đối diện đi xuống, chonên2 đi bên trái giảm va chạm. ít chém lộn vì nóng sảng
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ Chính xác, mình cũng dọc 1000 câu hỏi vì sao nó cũng đề cập tới cái này, 😁
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ Chính xác nó là thế này.
  1. Khi đánh nhau, người ta dùng khiên đỡ (bên trái) để bảo vệ tim, và cầm kiếm tay phải.
  2. Kiếm tay phải, nên vỏ kiếm sẽ đeo bên hông trái.
  3. Khi lên ngựa sẽ phải leo lên từ phía bên trái, vì bên phải sẽ vướng cái vỏ kiếm.
  4. Leo lên bên trái thì phải đứng ở làn đường bên trái. Sau khi lên ngựa sẽ đi luôn. Vì vậy nên mới có cái sự tích đi bên trái đường.
Mình thì nhớ là nó nằm trong 1 bài học tiếng Anh có cái tựa đề là "Why do British people drive on the left?". 😃
Còn cái vụ nghiên cứu đi bên nào an toàn hơn thì đúng là tầm bậy. Vị giáo sư đó mà đi đến những nước có tình hình giao thông nguy hiểm nhất thì sẽ có suy nghĩ khác ngay.
@LRA Thêm nữa là những nước phát triển trước(Anh...), chiến tranh cưỡi ngựa chém nhau thì đi ngựa bên trái sẽ thuận cho tay phải chém đối phương ở chiều ngược lại, các nước phát triển sau(Mỹ...) thì chiến tranh lúc đó đã có súng ống và cầm súng tay phải thì đi bên phải và chĩa sang bên trái thuận hơn.
@thangnmk52cc Xem phim cao bồi Mĩ, mấy ông nội cưỡi ngựa nã đạn như mưa, bất kể súng dài hay súng ngắn đều bắn tứ phía hết nên cũng không biết là thuận bên nào. 😁
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ phương nào người thuận tay phải cũng đeo kiếm tay trái rút cho nhanh, mà bác nói lý do này chắc đúng rồi. nhưng mà đang đi bên trái gặp phục kích thì xcmn định, không rút kiếm ra đc. bệnh sĩ chết trước bệnh tim
asimo7777
TÍCH CỰC
10 năm
bài dài quá. Nói chung mình quen đi bên phải rồi. Đi bên trái là ngược chiều, sẽ bị phạt rất cao đấy.
Đi bên trái đường nhưng là vô lăng bên phải đọc nhiều đoạn nhắc đến nhiều là loạn
VN cũng có lịch sử mấy ngàn năm nhưng mà mấy cái tại sao bây giờ lại làm thế này, thế nọ hình như toàn bộ phải tham khảo lịch sử phương Tây, ví dụ như lái xe trái/phải, áo có cổ, có cúc, nón hình thế này thế nọ, sao có bra .v.v. và .v.v. , đố ai kiếm được 1 tin tức gì tại sao hiện nay mình phải làm như thế gì đó (trừ 3 cái lễ hội/tục lệ/đám giỗ/cúng kiếng) mà có từ lịch sử ông cha ta để lại.
@_FanTTE_ VN là thuộc địa của pháp nên đi xe bên phải bạn. Trang phục VN bây giờ ảnh hưởng từ phương tây nhiều hơn trừ áo dài ra.
Thật ra VN cũng có rất nhiều điều để thắc mắc (nếu bạn ko theo công giáo)
Ví dụ như trên lư hương bàn thờ tổ tiên có hình 1 con giống kì lân, nhưng có kì lân nhưng 3 con còn lại tứ linh đi đâu mất?
hay cúng đám giỗ thường có cúng cô bác? cô bác là những ai?
Vì khi cắm nhang thường 1,3,5 cây chứ ko có 2 hay 4 cây?
heliosy
TÍCH CỰC
10 năm
@_FanTTE_ ko phải tham khảo mà là vì chúng ta bị ảnh hưởng từ phương Tây, tới TK 20 là VN đã tiếp nhận văn hóa của 4 nước rồi, TQ, Mỹ, Pháp, Nhật nên VHVN có nhiều cái tương đồng với mấy nước đó
@hieupy89 mấy câu này chỉ có nước vác vở đi hỏi mấy ô nghiên cứu dân tộc học chứ bt chả có mấy người cả :3 Nếu như lật giở phong tục ở Việt nam thì thắc mắc nhiều vô kể.
@ducluong_brisingr câu đầu là "con nghê" con này ít ai biết nhưng nhiều lần được chiếu trên tivi. Bữa xem chương trình mình cũng ko để ý đến lư hương sau này nhìn lư hương mới nhớ.
2 câu kia lên mạng search về hỏi ba mẹ, ông bà là ra bạn ah
curlybaby
ĐẠI BÀNG
10 năm
@hieupy89 cái tay này lạ nhỉ: cái ly hương,giỗ chạp,với cắm nhang nó nằm mẹ trong cái ngoặc của chú kia nói rồi (trừ 3 cái lễ hội/tục lệ/đám giỗ/cúng kiếng)
livingpalm
ĐẠI BÀNG
10 năm
Tuyệt vời, cám ơn Tinh Tế.
ephinvanvo
ĐẠI BÀNG
10 năm
Ở giữa à? Mỗi lần muốn vượt thì cổ phải ngoái ác lắm! Lái xe một thời gian, cổ sẽ dài bằng cổ đà điểu í nhể!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019