Thanh toán bằng QR Code tiếp tục tăng nhanh tại Việt Nam, là hình thức thanh toán mình dùng nhiều nhất.
Nhân dịp Apple Pay sắp ra mắt tại Việt Nam, câu chuyện về thanh toán không tiền mặt tiếp tục nóng lên một chút. Mình chưa xài Apple Pay bao giờ những cũng từng thử Samsung Pay. Theo mình, Apple Pay có thể sẽ được ưa chuộng ở một nhóm người dùng nào đó, đặc biệt là người dùng hệ sinh thái Apple, tuy nhiên để nó phát triển mạnh thì cần rất nhiều thời gian.
Đặc biệt, hiện mình chưa thấy hình thức giao dịch nào đủ mạnh để vượt qua QR Code ở hiện tại lẫn tương lai gần. Xét về số lượng, mình dùng nhiều nhất là thanh toán bằng QR Code, và rất nhiều người giống mình.
Theo thông tin của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), tính đến cuối tháng 3/2023, thanh toán qua phương thức QR code tăng mạnh mẽ nhất với 160,7% về số lượng và 43,8% về giá trị. Trong khi đó, thanh toán qua POS tăng 37,5% về số lượng và 32% về giá trị.
Nhân dịp Apple Pay sắp ra mắt tại Việt Nam, câu chuyện về thanh toán không tiền mặt tiếp tục nóng lên một chút. Mình chưa xài Apple Pay bao giờ những cũng từng thử Samsung Pay. Theo mình, Apple Pay có thể sẽ được ưa chuộng ở một nhóm người dùng nào đó, đặc biệt là người dùng hệ sinh thái Apple, tuy nhiên để nó phát triển mạnh thì cần rất nhiều thời gian.
Đặc biệt, hiện mình chưa thấy hình thức giao dịch nào đủ mạnh để vượt qua QR Code ở hiện tại lẫn tương lai gần. Xét về số lượng, mình dùng nhiều nhất là thanh toán bằng QR Code, và rất nhiều người giống mình.
Theo thông tin của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), tính đến cuối tháng 3/2023, thanh toán qua phương thức QR code tăng mạnh mẽ nhất với 160,7% về số lượng và 43,8% về giá trị. Trong khi đó, thanh toán qua POS tăng 37,5% về số lượng và 32% về giá trị.
Con số trên cho thấy QR Code đang vượt lên trên mọi hình thức thanh toán kỹ thuật số khác hiện tại, kể cả phương thức truyền thống là quẹt thẻ (là lĩnh vực Apple Pay sắp nhảy vào).
Chỉ tính riêng nền tảng thanh toán Payoo, giá trị thanh toán QR qua mạng lưới đối tác trong quý I vừa qua trên cả 2 kênh online và qua POS đã tăng trưởng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng thanh toán QR trong các hình thức thanh toán ở nhiều lĩnh vực vượt hơn 30%.
Trong đó, top 5 lĩnh vực có số lượng giao dịch QR nhiều nhất theo thứ tự là: Dịch vụ ăn uống; Thời trang, mỹ phẩm; Siêu thị và cửa hàng tiện lợi; Nội thất và đồ dùng gia đình, Cửa hàng bán lẻ khác.
Anh em để ý sẽ thấy dịch vụ ăn uống được xếp ở nhóm đầu tiên. Điều này khá dễ hiểu khi tại các quán cà phê, nhà hàng, thậm chí quán ăn rất nhỏ hiện nay đều cho thanh toán bằng QR Code.

Trước đây, các điểm bán chỉ trang bị QR Code của MoMo, Grab, Shopee, sau đó là VNPay. Để thanh toán dùng mã QR của các nền tảng này, anh em phải cài các ví điện tử tương ứng. Tuy nhiên khi các ứng dụng ngân hàng nhảy vào thì việc thanh toán bằng mã QR càng phát triển thêm.
Có các bên thứ 3, như VietQR, đã tạo các mã QR chứa thông tin tài khoản ngân hàng của nhà bán hàng. Do vậy, không chỉ dùng ví điện tử hay các ứng dụng tài chính, mà người dùng chỉ cần có tài khoản ngân hàng cũng có thể dùng ứng dụng để thanh toán qua mã QR Code.
Tóm lại, hiện nay gần như toàn bộ ngân hàng và các trung gian thanh toán đều đã xây dựng hệ thống QR Code cho các khách hàng cá nhân lẫn điểm bán. Ở phía ngược lại, các ví điện tử, ngân hàng, trung gian thanh toán đều có app để đọc được nhiều loại mã QR khác nhau.
Ví dụ, MoMo hiện nay ngoài việc quét được mã QR của họ, còn có thể quét mã VietQR và napas247. Do đó ví này có thể quét cả cho MoMo lẫn các tài khoản ngân hàng.
Quảng cáo
Tại sao QR Code phát triển tại Việt Nam và một số quốc gia khác (nhất là Trung Quốc)? Theo mình, một yếu tố quan trọng là phương thức này rẻ tiền và dễ triển khai. Nhà bán hàng chỉ cần in một tấm biển QR Code đặt ở tiệm là có thể nhận tiền từ khách. Về phía khách, không cần mang theo thẻ mà chỉ cần cài ứng dụng ví điện tử hoặc ứng dụng ngân hàng là có thể quét để thanh toán.
Trong khi đó, để triển khai hệ thống máy POS sẽ tốn phí mua máy, phí duy trì hệ thống, chiết khấu cho các nền tảng thanh toán,…
Tóm lại, thanh toán QR Code dễ triển khai, chi phí rẻ, lại được ủng hộ từ nhiều bên (doanh nghiệp, tổ chức tài chính) do đó ngày càng trở nên phổ biến và hiện đang là phương thức thanh toán không tiền mặt tăng trưởng mạnh nhất tại Việt Nam.

Thanh toán qua Apple Pay và Google Pay tiện lợi và nhanh hơn quét mã QR (MoMo)
Vì chủ đề về Apple Pay đang hot nên mình cũng muốn chia sẻ thực tế về trải nghiệm của mình giữa việc sử dụng thanh toán bằng Google Pay và quét mã QR (cụ thể là MoMo). Mỗi kiểu thanh toán đều có điểm mạnh và điểm bất tiện, nhưng để làm rõ, mình...
tinhte.vn

Trải nghiệm thanh toán bằng Apple Pay: rất nhanh, độ phủ rộng, chưa có lịch sử thanh toán
Về cơ bản thì Apple Pay không khác so với Google Pay hay Samsung Pay về cách thanh toán, đó là đưa điện thoại lại gần máy POS có hỗ trợ thanh toán không chạm. Cái mà mình thấy Apple Pay làm tốt hơn Google Pay đang dùng là nó thanh toán rất nhanh,...
tinhte.vn
Quảng cáo