Samsung, Google hay Apple đều đã công bố các chương trình cho phép người dùng tự sửa chữa thiết bị. Mô-tuýp chung là người dùng hay đơn vị sửa chữa độc lập sẽ có thể mua linh kiện thay thế, công cụ, hướng dẫn sửa chữa chính hãng một cách dễ dàng hơn thông qua các đối tác như iFixit. Dù động thái này được cho là ủng hộ "quyền được tự sửa chữa" của người dùng nhưng thực tế, các chương trình này không đặt người dùng là trọng tâm mà thay vào đó chỉ là một cách khác để hãng sản xuất kiếm thêm lợi nhuận. Theo góc nhìn của AndroidAuthority:
Việc có thể tiếp cận các linh kiện quan trọng của thiết bị, đặc biệt là những linh kiện dễ hỏng như cổng sạc hay pin là một trong những khía cạnh quan trọng của khả năng sửa chữa thiết bị. Tuy nhiên, nhiều thiết bị điện tử hiện đại lại khó có thể sửa chữa. Chẳng hạn như hầu hết các smartphone của Samsung bao gồm dòng Galaxy S22 có pin được dán cứng vào mặt sau của màn hình. Điều này không có gì là lạ nhưng lạ là ở chỗ Samsung không dùng keo dẻo để kéo rồi tháo pin như nhiều hãng khác vẫn làm.
Với kiểu thiết kế này, để tháo cục pin thì bạn sẽ cần đến nhiều cồn isopropyl để làm bong keo, từ đó mới có thể nạy cục pin ra. Pin Lithium-ion khá là nhạy cảm với tác động vật lý như kéo dãn, bóp méo và lại càng nhạy cảm với nguồn nhiệt. Thế nên giải pháp sấy để bong keo không thể áp dụng trong tình huống này.
Samsung có lẽ nhận ra rằng hãng không kỳ vọng tất cả người dùng sẽ có thể tự thay pin một cách an toàn. Thế nên trong chương trình tự sửa, hãng không bán cục pin rời mà thay vào đó bán cả cụm màn hình với pin dán sẵn phía sau, tức là thay pin là thay cả màn hình. Điều này chỉ khiến chi phí sửa chữa bị đội lên, đặc biệt là trên những chiếc điện thoại flagship với màn hình cao cấp. Người dùng chỉ muốn thay pin, sao lại ép người ta thay cả màn hình trong khi màn hình không hỏng?
Thay thế chứ không phải sửa chữa: một chiến lược đắt đỏ và sai lầm
Việc có thể tiếp cận các linh kiện quan trọng của thiết bị, đặc biệt là những linh kiện dễ hỏng như cổng sạc hay pin là một trong những khía cạnh quan trọng của khả năng sửa chữa thiết bị. Tuy nhiên, nhiều thiết bị điện tử hiện đại lại khó có thể sửa chữa. Chẳng hạn như hầu hết các smartphone của Samsung bao gồm dòng Galaxy S22 có pin được dán cứng vào mặt sau của màn hình. Điều này không có gì là lạ nhưng lạ là ở chỗ Samsung không dùng keo dẻo để kéo rồi tháo pin như nhiều hãng khác vẫn làm.
Với kiểu thiết kế này, để tháo cục pin thì bạn sẽ cần đến nhiều cồn isopropyl để làm bong keo, từ đó mới có thể nạy cục pin ra. Pin Lithium-ion khá là nhạy cảm với tác động vật lý như kéo dãn, bóp méo và lại càng nhạy cảm với nguồn nhiệt. Thế nên giải pháp sấy để bong keo không thể áp dụng trong tình huống này.
Samsung có lẽ nhận ra rằng hãng không kỳ vọng tất cả người dùng sẽ có thể tự thay pin một cách an toàn. Thế nên trong chương trình tự sửa, hãng không bán cục pin rời mà thay vào đó bán cả cụm màn hình với pin dán sẵn phía sau, tức là thay pin là thay cả màn hình. Điều này chỉ khiến chi phí sửa chữa bị đội lên, đặc biệt là trên những chiếc điện thoại flagship với màn hình cao cấp. Người dùng chỉ muốn thay pin, sao lại ép người ta thay cả màn hình trong khi màn hình không hỏng?
Không chỉ Samsung làm điều này với chương trình tự sửa chữa, Apple cũng đã làm điều tương tự với MacBook khi bàn phím lại được tán dính vào mặt C của máy trong khi hầu hết các laptop khác dùng ốc vít. Thêm vào đó là bàn rê của máy cũng được dán vào pin. Nếu chiếc MacBook của bạn hết bảo hành thì lỡ như có hư bàn phím thì phải thay nguyên bệ và chi phí sẽ đội lên rất nhiều so với việc chỉ thay phần bàn phím thôi. Điều này cũng có thể xảy ra với chương trình tự sửa chữa của Apple khi quả táo có thể bán cả bệ gồm mặt C và bàn phím thay vì chỉ bán riêng từng phần.
Kiểm soát phần cứng và phần mềm
Câu chuyện này trước đây xảy ra với Apple nhưng giờ là cả Google với Pixel 6. Đó là các phần cứng sẽ cần được đăng ký và đồng bộ với nhau, cho dù sử dụng phần cứng chính hãng thay vào máy thì một hoặc một vài tính năng có thể bị vô hiệu hóa nếu không được đồng bộ. Chẳng hạn như iPhone 13, khi thay màn hình từ máy này sang máy kia, 2 máy đều mới toanh chính hãng thì camera trước, FaceID sẽ không hoạt động. Phải đến tháng 11 năm ngoái thì Apple mới phát hành một bản cập nhật để khắc phục tình trạng này. Google Pixel 6 cũng đang gặp vấn đề tương tự là cảm biến vân tay sẽ không thể hoạt động nếu thay hay sửa màn hình. Google cũng đã phải phát hành một công cụ cân chỉnh để phục hồi chức năng cho cảm biến vân tay dưới màn hình nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để.
Có thể thấy các vấn đề trên có thể được giải quyết bằng phần mềm nhưng phương án được các nhà sản xuất chọn là người dùng cần phải đem máy đến trung tâm bảo hành hãng. Điều này sẽ không thành vấn đề nếu máy vẫn còn bảo hành nhưng sẽ trở thành trở ngại lớn với máy hết bảo hành, người dùng muốn tự sửa chữa hoặc sử dụng dịch vụ sửa chữa phía thứ 3. Chi phí sửa chữa bên ngoài có thể rẻ hơn so với chi phí sửa chữa từ hãng bởi nhiều phần cứng có thể được lấy từ những thiết bị cũ, hỏng cái này nhưng còn xài được cái kia. Việc lấy phần cứng từ những thiết bị cũ này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn được xem là giải pháp bảo vệ môi trường.
Để người dùng có thể tự sửa chữa, nhà sản xuất phải phát hành cả phần mềm độc quyền cho người dùng để giúp phần cứng mới thay vào máy có thể được nhận diện và mở khóa các chức năng. iFixit cho biết các kỹ thuật viên được ủy quyền của Apple sử dụng một phần mềm đám mây để xác thực và đồng bộ số serial của linh kiện thay thế với máy chủ Apple. Tuy nhiên tại sao lại cần một giải pháp như vậy? Thử hình dung khi bạn sửa xe, bạn không nhất thiết phải mua linh kiện chính hãng cũng như không cần phải sử dụng một phần mềm độc quyền chỉ để thay cái lốp xe?
Không dành cho tất cả
Các hãng triển khai các chương trình tự sửa chữa theo cách riêng, hạn chế thiết bị hỗ trợ cũng như chỉ có tại một số thị trường. Chẳng hạn như Apple công bố chương trình tự sửa chữa từ 6 tháng trước nhưng đến hiện tại chương trình này vẫn chưa được mở. Hãng chỉ hỗ trợ một số dòng điện thoại mới như iPhone 12 và 13 series, có hứa là trong tương lai sẽ hỗ trợ thêm máy tính Mac. Như vậy có thể thấy chương trình này chỉ dành cho những ai đang xài iPhone 12/13, cũ hơn thì không có linh kiện chính hãng để mua. iPhone SE 2022 mới ra mắt cũng chưa được hỗ trợ theo chương trình này.
Quảng cáo
Trong khi đó chương trình của Samsung cũng chỉ giới hạn với các dòng Galaxy S20/21 và Galaxy Tab S7. Cũng không khó hiểu khi Samsung mỗi năm ra mắt rất nhiều thiết bị.
Chương trình của Google thì hứa hẹn hơn khi hỗ trợ từ Pixel 2 ra mắt vào năm 2017 trở đi. Tuy nhiên Google không nói rõ là có hỗ trợ các dòng a series như Pixel 3a, 4a, 5a hay không.
Ngoài ra các hãng cũng chỉ mở chương trình tự sửa chữa này tại một số thị trường. Ngoài Mỹ, Google cho biết người dùng tại hầu hết các thị trường châu Âu nơi Google Pixel được bán chính hãng sẽ có thể mua linh kiện từ iFixit. Trong khi đó Samsung và Apple chỉ hỗ trợ Bắc Mỹ.
Liệu động thái của các hãng có thật sự ủng hộ quyền được tự sửa chữa?
Sau nhiều năm thờ ơ thì các hãng công nghệ rốt cuộc cũng đã phải thay đổi trước áp lực từ phong trào tự sửa chữa. Các cơ quan quan lý trên thế giới cũng đang xem xét can thiệp bằng pháp luật và có thể buộc các nhà sản xuất từ bỏ các biện pháp chống sửa chữa chẳng hạn như pin dán. Nghị viện châu Âu gần đây đã bỏ phiếu ủng hộ việc cấm sử dụng các loại pin không thể thay thế. Động thái này có thể khiến Samsung và nhiều hãng khác phải thay đổi thiết kế sản phẩm và chấp nhận khả năng sửa chữa thực sự của thiết bị.
Nhìn chung, chương trình tự sửa chữa của các hãng hiện vẫn chưa khả thi với các giải pháp được cung cấp nhưng chúng sẽ góp phần thúc đẩy mối quan tâm của công chúng, mở ra các giải pháp mới trong tương lai.
Quảng cáo
Theo: Android Authority