Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tại sao các công trình La Mã lại có thể tồn tại đến hàng nghìn năm trời

Rubi Lee
7/1/2023 4:22Phản hồi: 100
Tại sao các công trình La Mã lại có thể tồn tại đến hàng nghìn năm trời
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao nhiều công trình kiến trúc hùng vĩ từ thời La Mã cổ đại vẫn có thể tồn tại trong hơn 2000 năm. Trong khi đó rất nhiều công trình ngày nay lại không có tuổi thọ tốt như thế. Vậy vật liệu hay kỹ thuật xây dựng của các kỹ sư La Mã tốt như thế nào mà những toà nhà khổng lồ như Pantheon (toà nhà có mái vòm không được gia cố lớn nhất thế giới) và cả Đấu trường La Mã vẫn có thể đứng vững suốt nhiều năm trời.

la-ma-co-dai-2.jpg

Nhiều nghiên cứu đã đã chứng minh bê tông La Mã có tuổi thọ lâu hơn so với bê tông thời hiện đại, loại mà dễ bị xuống cấp sau 50 năm. Nhưng mới đây, một nghiên cứu mới cho biết người La Mã sử dụng 1 loại thành phần bí ẩn để giúp vật liệu xây dựng của họ trở nên bền bỉ, cứng hơn chứ không yếu đi theo thời gian, vượt qua các thách thức về điều kiện môi trường như bến cảng, cống rãnh hay những vùng động đất.

la-ma-co-dai-4.jpg

Trong suốt nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã nghĩ rằng chính tro núi lửa từ khu vực Pozzuoli, trên Vịnh Naples chính là chìa khoá giúp bê tông La Mã trở nên bền chắc như vậy. Loại tro này thường được vận chuyển khắp các vùng của Đế chế La Mã rộng lớn và sử dụng trong xây dựng. Nhờ phản ứng tro với nước biển đã khiến những mảng bê tông trở nên vững chắc hơn. Và được các kiến trúc sư và sử gia thời điểm đó mô tả là thành phần chính để sản xuất bê tông. Nhưng đó không phải là thành phần quan trọng duy nhất.


la-ma-co-dai-7.jpg

Qua phân tích các mẫu bê tông 2000 năm tuổi được lấy từ 1 bức tường thành tại địa điểm khảo cổ Privernum, miền trung nước Ý. Nơi mà nhiều công trình cũng sử dụng loại bê tông tương tự được tìm thấy ở tàn tích Đế chế La Mã.

Họ phát hiện ra rằng trong bê tông có những vật thể hình khối màu trắng, hay còn được gọi là cục vôi. Trong các nghiên cứu trước đây, các khối này thường bị bỏ qua vì người ta cho rằng đó chỉ là sai sót của việc trộn cẩu thả hoặc nguyên liệu kém chất lượng. Nhưng thực chất, những khối đó giúp bê tông có khả năng hàn gắn các vết nứt hình thành theo thời gian.

la-ma-co-dai-3.jpg

“Đối với tôi, thật khó để tin rằng các kỹ sư La Mã cổ đại lại làm ẩu như thế, trong khi họ đã rất cẩn thận khi lựa chọn và xử lý vật liệu” - Admir Masic, phó giáo sư kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Đại học California cho biết.

Phát hiện mới này sẽ giúp ngành sản xuất bê tông ngày nay có thể cải tiến để trở nên bền vững hơn. “Bê tông giúp người La Mã tạo dựng 1 cuộc cách mạng kiến trúc. Người La Mã đã có thể tạo ra và biến các thành phố thành 1 thứ gì đó phi thường và đẹp đẽ để dinh sống. Và cuộc cách mạng đó đã thay đổi hoàn toàn thẩm mỹ và hoàn cảnh sống của con người.”

la-ma-co-dai-5.jpg

Bê tông thực chất là đá hoặc đá nhân tạo, được hình thành bằng cách trộn các thành phần: đá vôi, cốt liệu mịn (cát hoặc đá dăm được nghiền mịn), cốt liệu thô (sỏi hoặc đá dăm), chất kết dính. Với nghiên cứu sâu hơn, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, những khối màu trắng (cục vôi) phát sinh là do người La Mã sử dụng vôi sống (canxi oxit), dạng đá vôi khô có phản ứng mạnh và nguy hiểm nhất khi trộn bê tông. Chứ không phải thêm vào vôi tôi. Từ phân tích cho thấy sử dụng vôi sống và “trộn nóng” là chìa khoá tạo nên tính bền vững của bê tông.

Quảng cáo



la-ma-co-dai-1.jpg

“Đầu tiên khi toàn bộ bê tông được nung nóng ở nhiệt độ cao, nó tạo ra cácc chất hoá học mà không thể có được nếu thành phần chỉ có vôi tôi. Các hợp chất liên quan đến nhiệt độ cao sẽ không thể hình thành được. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao làm giảm đáng kể quá trình bảo dưỡng và thời gian cứng vì tất cả phản ứng đều được đẩy nhanh. Điều này giúp việc xây dựng nhanh hơn.”

la-ma-co-dai-8.jpg

Và để chắc chắn liệu các lớp vôi có phải là nguyên nhân khiến bê tông La Mã có khả năng chống chịu lại với các điều kiện hay không. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành 1 thí nghiệm. Họ tạo ra 2 mẫu bê tông, 1 mẫu theo công thức của người La Mã (gọi là mẫu A) và 1 mẫu còn lại làm theo tiêu chuẩn hiện đại (mẫu B). Sau đó họ cố tình làm nứt chúng và để sau 2 tuần, nước không thể chảy qua mẫu A, trong khi mẫu B thì nước vẫn có tình trạng thấm dột. Nguyên nhân là lớp vôi khi tiếp xúc với nước sẽ kết tinh lại và sửa chữa những vết nứt do thời tiết tạo ra trước khi chúng lan rộng hơn.


Theo CNN
100 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Rất đơn giản, vì nó là công trình La Mã. Chứ nếu là công trình của quốc gia phía đông một đất nước không có biển nào đó thì tuổi thọ tính theo nhiệm kì thôi 🤣🤣🤣
@n.a.v.i.p Thâm con nhà bà thuý hả bác
@toilachi9 Vĩnh cửu trong nhiệm kỳ thôi. Hết nhiệm kỳ nó tự hư à. Để nhiệm kỳ sau có việc làm chơ bạn!
Cười ra nước mắt
@counter Giờ đã hiểu nguồn gốc Đông Lào là gì
@Nguyen N°5 A có quyền a muốn nói gì nói, cấm ý kiến
Quá kinh khủng 😁
Mày vui tính vãi
Qua VN như Mỹ Đình mới 20 năm mà nát quá trời 😆
@Mr.Whisky công trình nào cũng cần bảo dưỡng. Không bảo dưỡng thì có nhà của La Mã cũng xuống cấp
cu dé
TÍCH CỰC
một năm
@laiviet lần sau kb thì đừng có nói nhé =)) ko người ta cười cho. La mã có từ những năm
trước công nghuyên rất lâu. khi đó làm gì có khái niệm bảo dưỡng như bây giờ mà nhiều công trình vẫn tồn tại đến bh =)) tất nhiên là chịu ảnh hưởng của thời gian thì cái gì cũng xuống cấp nhưng vấn đề là xuống cấp trong bao lâu =))
td79
TÍCH CỰC
một năm
@Mr.Whisky Nát nhanh mới có cái đớp cho thằng sau chứ. Tính kĩ cả rồi
hanhvn68
ĐẠI BÀNG
một năm
@Mr.Whisky Tàu làm thỉ chỉ vậy thôi.
Vì nó không ăn cơm sườn
Vì La Mã không có nắng cũng không có mưa nên đá không co giãn.
@Nhân 1512 La Mã có môi trường chân không nhé 🤣🤣🤣🤣🤣
Nó ko bị ăn bớt vật liệu. Đá vỉa hè bảo trăm năm mà 3 năm vỡ nát do...trời mưa
td79
TÍCH CỰC
một năm
@bắc54 Cần gì vỉa hè, ra mấy công viên thì đầy sàn lát đá chả có cái ô tô hay cái xe máy nào đi qua còn ...tự vỡ sạch do mưa. Giả vờ nai hả bro ?

https://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/cong-vien-40-ty-dong-vua-dua-vao-su-dung-da-hu-hong-nghiem-trong-i675211/

https://laodong.vn/ban-doc/cong-vien-hon-50-ti-chua-ban-giao-da-hu-hong-768697.ldo

https://dantri.com.vn/xa-hoi/chu-dau-tu-len-tieng-ve-cong-vien-70-ty-dong-vua-su-dung-da-hu-hong-20210610233449470.htm
Xây thế nhiệm kì sau lấy j đớp
@Tech Man thì xây cái khác, ở VN sâu mọt quá nhiều, cách điều hành phía trên cũng chưa giải quyết được các vấn đề đó
garish
TÍCH CỰC
một năm
Đơn giản là công trình của La Mã không bị co giãn
Cười ra nước mắt
Bê tông được làm từ Đá tro núi lửa là Vật liệu cực kì bền rất dồi dào thời tiền sử; cổ đại la mã/
Sở dĩ đá tro núi lửa siêu bền vì thành phần nhiều kim loại quí hiếm bền vững hòa trộn hoàn hảo trong CaCO3/
Da Tro Nui Lua.jpg
@Masterbee CaCO3 là đá vôi đó ông. Đá vôi thì ko hiếm.
@Masterbee Có ý đúng đấy nhưng phần lớn là nhảm nhí
@laiviet Đọc chùa thì không có tư cách lên tiếng.
Curency
ĐẠI BÀNG
một năm
Bền như vậy thì làm sao quy hoạch lại được :v
BrioPc
TÍCH CỰC
một năm
@Curency trước khi quy hoạch phải đào lên, sửa lại rồi chờ nó hư tiếp để đào tiếp và sửa tiếp nữa bác. Tầm trăm lần sửa thì nghĩ đến quy hoạch 😆
valve
TÍCH CỰC
một năm
Tại ko bị tụi +plus bào :v
công nhận người có những công trình kiến trúc vĩ đại ghê
quá hay
Yêu quá
Đúng là chỉ có đất nc và con ng trường tồn với thời gian. Ko một đế chế nào trường tồn
@thanh_satria tào lao. nó bền hơn thôi chứ không có gì là mãi mãi nhé. đất nước nào trường tồn bác nói cho tôi mở mang đầu óc với.
@Lợi BP Ý người ta là đất và người đó.
Loài người có chân, người này có thể đi, người khác có thể đến. Nhưng đất thì không có chân. Ai đến thì cứ đến, ai đi thì cứ đi, ai ở lại thì cứ ở.
Kiểu vậy.

Con người phát triển càng đông thì càng cần nhiều đất, ấy cũng là chuyện đương nhiên.
Đẳng cấp
vì họ ko có cắt xén, ăn bớt vật liệu
Vì nó là tiền thân của tư bổn rãy chết...
@Em Thờ IPhone. NÓ LÀ QUÂN CHỦ PHONG KIẾN CHỨ TIỀN TƯ BẢN GÌ
@tieulinhtieuhan Hiểu chữ tư bản là gì không? Chế độ Cộng hòa các nước hiện tại vẫn dựa trên nền tảng chế độ cộng hòa la mã.
Roman Republic.jpg
Bộ Sách Kinh Điển CộnG Hòa La Mã.jpg
@Masterbee Cộng hoà và tư bản là hai khái niệm khác nhau. Không phải hai mặt đối lập của cùng một khái niệm hay là hai khái niệm luôn đi song hành với nhau
quá bền bỉ theo thời gian

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019