Tại sao các hãng công nghệ lớn thường sở hữu font chữ riêng?

Didu
30/12/2019 5:23Phản hồi: 168
Tại sao các hãng công nghệ lớn thường sở hữu font chữ riêng?
Sau thành công của chiến dịch quảng cáo 1984, Apple bắt đầu bán ra thế hệ máy Macintosh 128k, nó được mệnh danh là "máy tính dành cho tất cả chúng ta". Sự ra đời của chiếc máy tính cá nhân này cũng kéo theo một nhiệm vụ: tạo ra một font chữ riêng cho nó. Font chữ ngày nay không chỉ thể hiện cảm xúc mà còn là bộ mặt và hình ảnh đại diện cho cả một công ty, tập đoàn.


Quảng cáo 1984 của Apple

So với những máy tính thời đó còn dùng giao diện là các dòng lệnh, máy Mac sử dụng giao diện người dùng đồ họa thân thiện và tự nhiên hơn. Apple trang bị cho nó những thành phần đồ họa mà tới tận ngày nay vẫn được ứng dụng, bao gồm con trỏ, menu, thanh cuộn, cửa sổ, biểu tượng chương trình hay font chữ. Trước khi máy Mac ra đời, các ký tự chiếm vai trò không hơn không kém so với các máy đánh chữ thời xưa. Nhưng với màn hình và hệ thống giao diện đồ họa, các ký tự giờ đây có kích thước và độ rộng khác nhau. Nhiệm vụ của những nhà thiết kế như Susan Kare là tạo ra font chữ với tỉ lệ tự nhiên và dễ đọc nhất. Sau đó, Kare đã tạo ra một bộ font chữ hoàn toàn mới cho Mac, trong đó có font chữ Chicago, hệ font chữ được Apple dùng lần đầu tiên trên máy Mac năm 1997 với Mac OS 8 và sau đó tái xuất ở trên iPod những năm 2000.

Chicago là font chữ đậm rõ nét, được thiết kế cho những màn hình độ phân giải thấp thời đó. Nó là đại diện cho mức độ thân thiện của máy Mac và là hình ảnh thương hiệu cho Apple những ngày đầu: một công ty có tầm nhìn xa, luôn có mục tiêu vươn tới tầm cao mới. Đó cũng là những yếu tố lý giải tại sao các công ty công nghệ cần có hệ font chữ riêng.


Những năm 2010 chứng kiến làn sóng ứng dụng font chữ riêng từ các công ty công nghệ. Apple trình làng font chữ tự làm đầu tiên sau 20 năm có tên San Francisco vào năm 2015. Google ra mắt Product Sans năm 2015, Roboto cho Android năm 2011 và YouTube Sans cho Youtube năm 2017. Sau đó là Netflix Sans. Airbnb Cereal, Samsung One và Uber Move. Nhà thiết kế và chiến lược gia Ksenya Samarskaya nói font chữ gắn liền với công nghệ màn hình.

Khi Kare thiết kế font chữ Chicago những năm 80, nó dùng cho những màn hình độ phân giải rất thấp. Các nhà thiết kế ngày nay thì khác, họ phải làm ra font chữ cho những màn hình triệu điểm ảnh và rất rõ nét. Khi độ phân giải ngày một tăng, các nhà thiết kế phải nghĩ ra nhiều cách để đem những yêu cầu về thương hiệu và chức năng lên những màn hình bé hơn. Ví dụ, font chữ San Francisco của Apple được dùng rộng rãi trên iOS, OS, tvOS và cả watchOS cho đồng hồ.

2.png
1.png
"Khi màn hình độ phân giải thấp, bạn sẽ khó nhận ra sự khác biệt giữa những font chữ vì thế bạn bị giới hạn bởi những gì bạn có thể làm", Samarskaya cho biết. Công nghệ không chỉ giúp bổ sung thêm lựa chọn cho các font chữ mà cả lượng người dùng. Với những công ty toàn cầu như Apple, Google, Facebook, tập trung vào ngôn ngữ tiếng Anh không còn là nhiệm vụ duy nhất. "Khi bạn tới những quốc gia nói tiếng Thái, hay bất kể ngôn ngữ nào, bạn sẽ phải hỗ trợ font chữ cho những ngôn ngữ đó".

Một vấn đề nữa, các công ty mở rộng phạm vi và người dùng, chi phí cấp phép sử dụng font chữ cũng là một cái cần lưu tâm, Samarskaya chia sẻ. Lấy ví dụ, trước khi Netflix chuyển sang dùng font chữ riêng vào năm 2018, mỗi năm họ phải trả cho Hoefler & Co. hàng triệu USD để dùng font Gotham. Lượng người dùng trẻ và các nền tảng online ngày một tăng trưởng, các công ty cũng gia tăng thu phí sử dụng font chữ dựa trên số lần mà người dùng nhìn thấy chúng trên mạng.

Theo Samarskaya, các công ty công nghệ thiết kế ra font chữ riêng với cả cảm xúc mà họ muốn truyền tải, ý mà Samarskaya muốn nói là sức mạnh vô hình của chúng. Ví dụ với người dân New York, Helvetica đã quá quen với tàu điện ngầm, tương tự vậy, Comic Sans sẽ khiến người ta nghĩ lại những tháng ngày còn trên ghế tiểu học.

3.gif
"Font chữ giống như những miếng bọt biển, khi được các công ty sử dụng, nó bị hấp thụ và mang ý nghĩa cho những công ty đó". Ví dụ với công ty Facebook, họ thiết kế ra font chữ riêng cho logo mới để phân biệt nó với mạng xã hội Facebook. Đây cũng là một cách để lách luật chống độc quyền. Về cơ bản, font chữ vẫn mang một ý nghĩa cốt lõi là nhận diện thương hiệu. YouTube tạo ra YouTube Sans với ý nghĩa, đơn giản và táo bạo, đúng tính chất YouTube. Hay như Airbnb, họ tạo ra Cereal với ý nghĩa rất thân thiện và dễ tiếp cận, những nét đặc trưng của một dịch vụ thuê phòng. Samarskaya cho rằng font chữ là một thứ văn hóa sống, đang tiến hóa cùng với công nghệ và toàn cầu hóa.

Nguồn: Mashable
168 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Công ty nào cũng muốn có sự khác biệt và nét riêng để ko đụng hàng với các công ty khác Bye (1).gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@crazysexycool1981 Nói về fonts, anh biết cái này không!?
"The quick brown fox jumps over the lazy dog."

😁
@Darklord.Py Câu này thì quá nổi tiếng rồi, đầy đủ các chữ cái từ A-Z, A biết từ đợt học Tiếng Anh năm 2001 Nhe răng.gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
djchuoi
TÍCH CỰC
4 năm
@crazysexycool1981 ai mà không biết điều này bạn tui
@djchuoi Mình trả lời câu hỏi của bạn ở trên thôi mà Nhe răng.gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Để dễ nhận diện hơn
fako*
TÍCH CỰC
4 năm
Họ muốn tạo dấu ấn riêng, cơ mà chưa thấy Tinhte có font riêng ae nhỉ 😁
@fako* bác này nói đúng, sao tinhte chưa có font riêng nhỉ :D
@fako* font đại trà còn sai chính tả tè le chứ font riêng chắc banh xác luôn đó bạn hAhhaha
VAdaihiep
TÍCH CỰC
4 năm
@Hacker Anonymous Theo title thì tinhte chưa phải hãng công nghệ lớn đó.
fako*
TÍCH CỰC
4 năm
@VAdaihiep các bác nói chuẩn quá 😁
@fako* đề xuất đặt tên font là iTihte. cái tên thể hiện được đầy đủ chất riêng của tinhte :D
Công ty lớn mà phải đi mua font thì hơi chán nhỉ
xversion1
TÍCH CỰC
4 năm
Chắc là cùng lý do họ có sản phẩm riêng, trụ sở riêng và tên riêng.
app tinhte cũng nên thiết kế font chữ riêng
Jbjch
ĐẠI BÀNG
4 năm
Khỏi cà khia nhạu thôi, có gì đâu 😆))
Để tạo ấn tượng khác biệt chứ sao nữa
Phông xanh Error Windows vẫn ấn tượng nhất
Thành BMT
TÍCH CỰC
4 năm
@hung.nexus Cái "phông xanh" bạn nói được gọi là background, hay hiểu nôm na là "nền". Nó khác với cái font mà bài đề cập đến, bạn nhé.
@Thành BMT Font và fong. Khác nhau mỗi chữ thui mà . 😆))). Chăc gõ nhanh quá não load nhầm thôi mà
Thành BMT
TÍCH CỰC
4 năm
@sep1509 Mình chưa nhắc đến chuyện chính tả hay chuyển ngữ của từ font, chỉ nói đến bản chất của "phông xanh" bạn kia nói và font mà bài đề cập là hoàn toàn khác nhau.
Tạo nét cá tính riêng so vs các hãng khác cũng như tạo một font riêng để khi người khác sử dụng sẽ nhớ tới mình 😁
Font giờ người ta thiết kế bằng vector nên rất rõ nét dù độ phân giải có cao đến đâu.
Tai Vuong
ĐẠI BÀNG
4 năm
Để nhận diện thương hiệu thì ko riêng gì font chữ , tên gọi , màu sắc........ tất cả phải khác biệt phần còn lại .
Nhiều font để tạo khác biệt để phong phú. Chứ ai cũng dùng 1 font chữa thì tẻ nhạt lắm.
Mercedes-Benz đèo dính gì công nghệ cũng có font riêng, có cả font tiếng Việt nữa mới ghê, chứ kể gì cty công nghệ
@baotuan Font cũng góp phần nhận diện thương hiệu
Vì các hãng k muốn làm giống nhau, giỗng như mỗi người mỗi tính cách vậy

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019