Có rất nhiều cách giúp bạn chống lại cái lạnh từ việc mặc nhiều lớp quần áo cho đến việc tập thể dục làm nóng cơ thể, thế nhưng lạnh tới mức mà những điều trên không giúp bạn tránh khỏi cơn “rùng mình” thì lúc đó cơ chế tự nhiên sẽ bắt đầu kích hoạt.
Khi nhiệt độ quá thấp, bạn gặp phải tình trạng run rẩy, lạnh cóng người, răng bắt đầu va lập cập vào nhau…những hành động này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
Lúc này, sự co thắt là do các cơ - thường là ở tay chân và hàm - luân phiên co lại rồi giãn ra nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn. Thông thường, đó là dấu hiệu cho thấy nhiệt độ của cơ thể đã xuống quá thấp và đó cũng là cơ chế bảo vệ khẩn cấp trước khi bạn mất đi lượng nhiệt gây nguy hiểm.
Bộ não liên tục theo dõi cơ thể để kịp thời kích hoạt phản ứng này khi bạn bị lạnh, nếu cơ thể bạn không còn run rẩy, bạn có thể rơi vào trạng thái hạ thân nhiệt - trạng thái mà cơ thể bắt đầu mất nhiệt nhanh hơn lượng nhiệt cần được tạo ra. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của chúng ta vào khoảng 37 độ C, hạ thân nhiệt xảy khi cơ thể ở 35 độ C. Cơ chế “rùng mình” là phản ứng bảo vệ tự nhiên nhưng nó không phải là cách khắc phục tốt nhất vì nó chỉ hỗ trợ tăng nhiệt độ của cơ thể lên 1 độ C mỗi giờ trong hầu hết các trường hợp.
Bạn đã bao giờ cảm thấy lo lắng rồi bắt đầu run rẩy, mặc dù trời không hề lạnh và bản thân vẫn khỏe mạnh? Điều này là do sự gia tăng adrenaline, khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi, một phần của não được gọi là hạch hạnh nhân sẽ tiết ra hormone adrenaline. Điều này gây ra các cơn co thắt tại các cơ, bằng cách tăng mức nhiệt lượng để chuẩn bị cho một cuộc chiến thể chất hoặc đơn giản là chống lại nguy hiểm. Khi mức adrenaline tăng lên, cơ bắp bắt đầu rung lên không kiểm soát, lý giải cho điều này là vì cơ bắp bị quá tải với nhiệt lượng bỗng chốc tăng đột ngột.
Run rẩy lạnh cóng người là phản ứng rất tự nhiên của cơ thể, giúp chúng ta thích nghi tốt hơn và nó xảy ra khi nhiệt độ cơ thể ở mức từ 30 đến 32 độ C.
Việc run rẩy liên tục có thể làm tăng sản sinh nhiệt lượng trên bề mặt cơ thể của bạn lên 500%. Nếu bạn bị ướt, việc cần thiết đầu tiên là lau khô cơ thể nhanh chóng để làm giảm sự mất nhiệt và giúp cơ thể không phải rơi vào tình trạng lạnh cóng người.
Đầu tiên, bạn cần xem xét qua những nguyên nhân đem tới cơn lạnh, ví dụ: nếu chỉ đơn giản là thời tiết trở nên lạnh hơn, thì hãy quấn khăn thật ấm và lau khô bất kỳ vùng da nào bị ướt. Còn nếu do bạn đang bị sốt, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và tịnh dưỡng. Đặc biệt, đối với những ai có lượng đường trong máu thấp, họ cần ăn thực phẩm có nhiều carbohydrate để có thể giúp giảm sự run rẩy gây nên bởi nhiệt độ, còn nếu run do sợ hãi thì bạn hãy cố trấn an bản thân, có thể hít thở thật sâu và cố gắng giữ bình tĩnh tốt nhất có thể.
Theo tạp chí How It Works số 167
Khi nhiệt độ quá thấp, bạn gặp phải tình trạng run rẩy, lạnh cóng người, răng bắt đầu va lập cập vào nhau…những hành động này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
Lúc này, sự co thắt là do các cơ - thường là ở tay chân và hàm - luân phiên co lại rồi giãn ra nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn. Thông thường, đó là dấu hiệu cho thấy nhiệt độ của cơ thể đã xuống quá thấp và đó cũng là cơ chế bảo vệ khẩn cấp trước khi bạn mất đi lượng nhiệt gây nguy hiểm.
Bộ não liên tục theo dõi cơ thể để kịp thời kích hoạt phản ứng này khi bạn bị lạnh, nếu cơ thể bạn không còn run rẩy, bạn có thể rơi vào trạng thái hạ thân nhiệt - trạng thái mà cơ thể bắt đầu mất nhiệt nhanh hơn lượng nhiệt cần được tạo ra. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của chúng ta vào khoảng 37 độ C, hạ thân nhiệt xảy khi cơ thể ở 35 độ C. Cơ chế “rùng mình” là phản ứng bảo vệ tự nhiên nhưng nó không phải là cách khắc phục tốt nhất vì nó chỉ hỗ trợ tăng nhiệt độ của cơ thể lên 1 độ C mỗi giờ trong hầu hết các trường hợp.
Bạn đã bao giờ cảm thấy lo lắng rồi bắt đầu run rẩy, mặc dù trời không hề lạnh và bản thân vẫn khỏe mạnh? Điều này là do sự gia tăng adrenaline, khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi, một phần của não được gọi là hạch hạnh nhân sẽ tiết ra hormone adrenaline. Điều này gây ra các cơn co thắt tại các cơ, bằng cách tăng mức nhiệt lượng để chuẩn bị cho một cuộc chiến thể chất hoặc đơn giản là chống lại nguy hiểm. Khi mức adrenaline tăng lên, cơ bắp bắt đầu rung lên không kiểm soát, lý giải cho điều này là vì cơ bắp bị quá tải với nhiệt lượng bỗng chốc tăng đột ngột.
Run rẩy lạnh cóng người là phản ứng rất tự nhiên của cơ thể, giúp chúng ta thích nghi tốt hơn và nó xảy ra khi nhiệt độ cơ thể ở mức từ 30 đến 32 độ C.
Việc run rẩy liên tục có thể làm tăng sản sinh nhiệt lượng trên bề mặt cơ thể của bạn lên 500%. Nếu bạn bị ướt, việc cần thiết đầu tiên là lau khô cơ thể nhanh chóng để làm giảm sự mất nhiệt và giúp cơ thể không phải rơi vào tình trạng lạnh cóng người.
Đầu tiên, bạn cần xem xét qua những nguyên nhân đem tới cơn lạnh, ví dụ: nếu chỉ đơn giản là thời tiết trở nên lạnh hơn, thì hãy quấn khăn thật ấm và lau khô bất kỳ vùng da nào bị ướt. Còn nếu do bạn đang bị sốt, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và tịnh dưỡng. Đặc biệt, đối với những ai có lượng đường trong máu thấp, họ cần ăn thực phẩm có nhiều carbohydrate để có thể giúp giảm sự run rẩy gây nên bởi nhiệt độ, còn nếu run do sợ hãi thì bạn hãy cố trấn an bản thân, có thể hít thở thật sâu và cố gắng giữ bình tĩnh tốt nhất có thể.
Theo tạp chí How It Works số 167