Nếu anh em đã từng có những giấc mơ thật đẹp nhưng khi thức dậy thì không còn nhớ gì hết thì anh em không phải là những trường hợp cá biệt. Mọi người thường quên hầu hết những giấc mơ của họ, nhưng anh em cũng có thể rèn luyện bản thân để nhớ được nhiều hơn.
Mơ thường xảy ra trong giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (Rapid Eye Movement - REM), nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong giai đoạn ngủ này, hoạt động của não tương tự như khi thức, nhưng có một số điểm khác biệt rất quan trọng. Điểm mấu chốt là: trong khi ngủ REM, các khu vực của não chuyển đổi ký ức sang bộ nhớ dài hạn (là nơi lưu trữ những ký ức lâu dài của chúng ta) và chính bản thân các khu vực lưu trữ dài hạn đều bị giảm hoạt động tương đối. Đây có thể là tác dụng phụ của vai trò của REM trong việc củng cố trí nhớ. Các khu vực trí nhớ ngắn hạn hoạt động trong giấc ngủ REM, nhưng chúng chỉ lưu giữ ký ức trong khoảng 30 giây. Thông thường, chúng ta phải thức dậy khỏi giấc ngủ REM để nhớ lại được giấc mơ. Nếu đi vào giai đoạn ngủ tiếp theo mà không thức dậy, giấc mơ đó sẽ không bao giờ được lưu vào bộ nhớ dài hạn.
Giấc ngủ REM xảy ra khoảng 90 phút một lần và kéo dài hơn khi gần về sáng. Chu kỳ REM đầu tiên trong đêm thường chỉ kéo dài vài phút, nhưng đến cuối giấc ngủ 8 tiếng, một người thường ở trong giai đoạn REM khoảng 20 phút. Đó là lý do tại sao mối tương quan mạnh nhất giữa một hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống với trí nhớ giấc mơ là số giờ ngủ. Nếu chỉ ngủ 6 tiếng, anh em sẽ có ít hơn một nửa thời gian mơ của một đêm ngủ 8 tiếng. Những giờ ngủ cuối cùng là quan trọng nhất đối với việc mơ. Và mọi người có xu hướng nhớ giấc mơ cuối cùng của đêm - giấc mơ ngay trước khi thức dậy.
Ngoài ra, có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc chúng ta có nhớ được giấc mơ của mình hay không. Trung bình phụ nữ có xu hướng nhớ được nhiều hơn nam giới một chút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người trẻ tuổi nhớ nhiều giấc mơ hơn người lớn tuổi. Trí nhớ về giấc mơ tăng lên ở trẻ em từ độ tuổi mà chúng có thể giao tiếp về những giấc mơ đó, đạt đỉnh từ đầu tuổi thiếu niên đến đầu tuổi 20 và sau đó giảm dần ở người lớn trong suốt quãng đời còn lại của họ.
Mơ thường xảy ra trong giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (Rapid Eye Movement - REM), nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong giai đoạn ngủ này, hoạt động của não tương tự như khi thức, nhưng có một số điểm khác biệt rất quan trọng. Điểm mấu chốt là: trong khi ngủ REM, các khu vực của não chuyển đổi ký ức sang bộ nhớ dài hạn (là nơi lưu trữ những ký ức lâu dài của chúng ta) và chính bản thân các khu vực lưu trữ dài hạn đều bị giảm hoạt động tương đối. Đây có thể là tác dụng phụ của vai trò của REM trong việc củng cố trí nhớ. Các khu vực trí nhớ ngắn hạn hoạt động trong giấc ngủ REM, nhưng chúng chỉ lưu giữ ký ức trong khoảng 30 giây. Thông thường, chúng ta phải thức dậy khỏi giấc ngủ REM để nhớ lại được giấc mơ. Nếu đi vào giai đoạn ngủ tiếp theo mà không thức dậy, giấc mơ đó sẽ không bao giờ được lưu vào bộ nhớ dài hạn.
Giấc ngủ REM xảy ra khoảng 90 phút một lần và kéo dài hơn khi gần về sáng. Chu kỳ REM đầu tiên trong đêm thường chỉ kéo dài vài phút, nhưng đến cuối giấc ngủ 8 tiếng, một người thường ở trong giai đoạn REM khoảng 20 phút. Đó là lý do tại sao mối tương quan mạnh nhất giữa một hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống với trí nhớ giấc mơ là số giờ ngủ. Nếu chỉ ngủ 6 tiếng, anh em sẽ có ít hơn một nửa thời gian mơ của một đêm ngủ 8 tiếng. Những giờ ngủ cuối cùng là quan trọng nhất đối với việc mơ. Và mọi người có xu hướng nhớ giấc mơ cuối cùng của đêm - giấc mơ ngay trước khi thức dậy.

Ngoài ra, có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc chúng ta có nhớ được giấc mơ của mình hay không. Trung bình phụ nữ có xu hướng nhớ được nhiều hơn nam giới một chút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người trẻ tuổi nhớ nhiều giấc mơ hơn người lớn tuổi. Trí nhớ về giấc mơ tăng lên ở trẻ em từ độ tuổi mà chúng có thể giao tiếp về những giấc mơ đó, đạt đỉnh từ đầu tuổi thiếu niên đến đầu tuổi 20 và sau đó giảm dần ở người lớn trong suốt quãng đời còn lại của họ.
Khả năng nhớ lại giấc mơ có sự khác biệt rất lớn giữa các cá nhân. Một số người hầu như không bao giờ nhớ lại giấc mơ của mình, trong khi những người khác thường xuyên nhớ lại được nhiều giấc mơ mỗi đêm. Những người hướng nội và sống nội tâm có xu hướng nhớ lại nhiều giấc mơ hơn, trong khi những người hướng ngoại và hướng đến hành động có xu hướng nhớ lại ít hơn. Trí tưởng tượng và khả năng thôi miên cũng liên quan đến khả năng nhớ lại giấc mơ, cũng như khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, khả năng sáng tạo rất khó xác định vì không phải tất cả các thước đo về khả năng sáng tạo đều phù hợp với nhau, và càng không phù hợp với xu hướng giấc mơ. Khả năng nhớ lại và quan tâm đến giấc mơ có vẻ gắn liền với tính thích trải nghiệm, một đặc điểm tính cách được đặc trưng bởi mong muốn thử những điều mới và khám phá những ý tưởng khác thường.

Một vài nghiên cứu đã tìm hiểu về những giấc mơ sống động mà người mơ nhớ rất rõ cho thấy một số vùng não liên quan đến sự chú ý hoạt động nhiều hơn ở những người nhớ lại nhiều giấc mơ hơn, điều này chỉ ra rằng sự khác biệt về thần kinh cơ bản có thể có một vai trò nhất định nào đó.
Chúng ta có thể huấn luyện não để nhớ lại nhiều giấc mơ bằng cách hãy dành một chút thời gian khi thức dậy, trước khi di chuyển cơ thể, để nghĩ về những gì họ vừa mơ và nhớ lại càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ chuyển giấc mơ từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn.
Những giấc mơ thường được coi là vô nghĩa trong văn hóa phương Tây. Mặc dù các câu chuyện có thể không có nhiều ý nghĩa, nhưng chúng thường gợi ý đến những cảm xúc mà mọi người đang xử lý trong cuộc sống thường ngày. Chúng ta mơ về những điều mà chúng ta không muốn nhìn nhận. Vào ban ngày, chúng ta có thể kìm nén rất nhiều về những điều chúng ta không muốn đề cập, nhưng những giấc mơ sẽ đưa những điều đó hiện lên bề mặt.
Ngay cả việc nghĩ về những giấc mơ thường xuyên hơn cũng có thể đưa chúng vào cuộc sống hằng ngày của bạn một cách trọn vẹn hơn. Các chuyên gia cho rằng tham gia một lớp học về mơ, đọc sách về mơ hoặc thậm chí chỉ nghĩ nhiều hơn về mơ đều có tác động ngắn hạn đến khả năng nhớ lại giấc mơ của mọi người.
Anh em có hãy nhớ lại những giấc mơ của mình không?
Theo SA.