Tại sao có sự khác nhau trong việc sử dụng điện áp 110V và 220V giữa các nước trên thế giới?

ND Minh Đức
21/8/2023 7:32Phản hồi: 120
Tại sao có sự khác nhau trong việc sử dụng điện áp 110V và 220V giữa các nước trên thế giới?
Các thiết bị điện - điện tử trên thị trường Việt Nam của chúng ta hiện nay thường sử dụng ở mức điện áp 220V. Thế nhưng, sẽ có lần các bạn gặp phải những món đồ có xuất xứ từ Mỹ hoặc Nhật đòi hỏi sử dụng điện áp 110V và để sử dụng tại lưới điện tại VIệt Nam, chúng ta cần phải có bộ chuyển điện áp từ 220V xuống 110V. Ngoài ra, đối với một số bạn thường đi nước ngoài thì chắc hẳn sẽ quen thuộc với sự khác nhau về điện áp của lưới điện dân dụng giữa các nước.

Vậy đâu là nguyên nhân của sự khác biệt này? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời qua chuyên mục "Tại Sao?" lần này nhé: Tại sao có sự khác nhau về chuẩn điện áp giữa các quốc gia?

Tình hình sử dụng điện áp giữa các quốc gia trên thế giới


[​IMG]

Như các bạn thấy trong bản đồ bên trên, tiêu chuẩn sử dụng điện xoay chiều có sự khác nhau giữa các nước trên thế giới. Thông thường, điện áp từ 220-240V được sử dụng rộng rãi nhất với phần lớn các quốc gia bao gồm châu Âu, nhiều nước châu Á, châu Phi và dĩ nhiên trong đó có Việt Nam chúng ta. Tiếp theo là điện áp 100-127V được sử dụng rộng rãi tại toàn bộ lãnh thổ Bắc Mỹ, một số nước Nam Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan.

Ngoài ra, một thông số khác cũng đáng chú ý là tần số của dòng điện xoay chiều (Viết tắt là AC, đơn vị đo là Hz). Phần lớn các quốc gia đều sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz. Một số ít còn lại sử dụng tần số 60Hz. Tiêu chuẩn lưới điện tại Mỹ nói riêng là 120V và 60Hz. Tuy nhiên, điện áp trung bình thực tế tại Mỹ là vào khoảng 117V. Điều này khác hẳn với nhiều nơi khác trên thế giới vốn dĩ chủ yếu sử dụng điện áp từ 220 đến 240V.

Câu hỏi đặt ra ở đây là:
  • Các thông số về điện áp và tần số dòng điện đã được chọn như thế nào?
  • Có những trường hợp ngoại lệ nào không?
Chúng ta sẽ lần lượt trả lời 2 câu hỏi trên. Đầu tiên, mọi chuyện bắt đầu từ cuộc chiến dòng điện giữa 2 nhà phát minh thiên tài: Nicolas Tesla và Thomas Edison. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu những sự khác nhau cơ bản giữa điện áp 110V và 220V.

Sự khác nhau giữa điện áp 110V và 220V


Điều đầu tiên cần phải nói ở đây là cả 2 điện áp đều có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Dù vậy điện áp càng cao sẽ có mức độ nguy hiểm càng lớn. Như ta đã biết một trong những tác dụng của dòng điện chính là tác dụng sinh lý. Theo nghiên cứu, điện áp 24V và dòng điện 10mA trở lên có thể gây ra chết người. Chính vì thế, hết sức cẩn trọng khi sử dụng điện dù đó là điện áp gì.

o-cam-dien.png

Trên mặt lý thuyết, khái niệm điện áp hay hiệu điện thế là chênh lệch điện thế giữa 2 điểm. Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển 1 hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm khác. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị của điện áp là Volt (viết tắt là V). Điện áp càng lớn thì lực đẩy các hạt điện tích càng mạnh. Có thể hiểu một cách nôm na rằng nếu so sánh dòng điện như 1 dòng nước thì hiệu điện thế là lực chảy của dòng nước. Nếu chênh lệch mức nước giữa 2 điểm càng cao thì nước chảy càng mạnh.

Về mặt các thiết bị sử dụng, nhà sản xuất chế tạo các thiết phù hợp với từng chuẩn điện áp được sử dụng tại những nơi khác nhau. Chủ yếu là 100-120V và 220-240V. Một số phương tiện công suất nhỏ thường được sản xuất ở cả 2 mức điện áp 110 và 220V. Những thiết bị có công suất lớn như máy sấy, máy nén,... thường yêu cầu sử dụng mức điện áp 220V.

Về khía cạnh dây dẫn. Một cách cơ bản, dòng điện xoay chiều (AC) được chia thành loại mạch điện 1 pha và 3 pha. Mạch điện 1 pha xoay chiều có hai dây nối với nguồn điện. Tuy nhiên, không giống với mạch điện 1 chiều (DC) có hướng của dòng điện không thay đổi, hướng của cường độ dòng điện trong mạch AC thay đổi nhiều lần mỗi giây tùy theo tần số (ở đây chúng ta đang nói đến 50Hz) của nguồn điện trong mạch. Điện 220V cung cấp cho mỗi hộ gia đình sử dụng là điện xoay chiều 1 pha và có 2 dây: dây pha và dây trung tính (dây nóng và dây nguội).

Quảng cáo


Tuy nhiên, đường dây phân phối điện mà các bạn thường thấy bên ngoài có thể có 4 dây. 3 dây dẫn điện (dây pha) và cùng chung một dây trung tính (dây nguội). Hệ thống ba pha có 3 dạng sóng là 2/3 pi radian (120 độ, 1/3 chu kỳ) lệch nhau về mặt thời gian.

luoi-dien-my.jpg

Về mặt hiệu quả kinh tế, điện áp 110-120V được cho là an toàn hơn tuy nhiên có mạng lưới phân phối đắt tiền hơn do để đảm bảo công suất, đòi hỏi tiết diện dây dẫn phải lớn hơn nên chi phí nguyên liệu chế tạo dây sẽ lớn hơn. Bên cạnh đó để tránh tổn hao do điện trở thuần gây ra nên dây dẫn cần sử dụng loại nguyên liệu tinh khiết hơn nên tốn kém hơn (dùng đồng ít bị pha). Ngược lại, điện 240V dễ truyền tải hơn, hiệu suất cao hơn và có mức hao hụt thấp hơn tuy nhiên kém an toàn hơn.

Thời gian đầu, hầu hết các nước đều sử dụng điện áp 110V. Sau đó do nhu cầu sử dụng tăng cao nên cần thiết phải thay dây dẫn để chịu được dòng cao hơn. Khi đó, một số nước chuyến sang sử dụng điện áp tăng gấp đôi, tức 220V. Hệ thống điện nào càng nhỏ, càng non trẻ thì chi chuyển đổi sẽ không cao và ngược lại.

Xét trên khía cạnh kinh tế vĩ mô, điện áp còn là công cụ để điều tiết mậu dịch quốc gia, tránh hàng hóa giá rẻ từ nước này tràn qua nước khác.

Việc lựa chọn sử dụng loại điện áp nào trên phạm vi toàn quốc gia không chỉ dựa trên các yếu tố thuần kỹ thuật mà còn xét đến một số yếu tố khác như quy mô lưới điện, các bối cảnh lịch sử, chính trị,...

Quảng cáo


Lịch sử của điện áp và tần số - Mọi chuyện bắt đầu từ 1 cuộc chiến và...


Hệ thống điện 3 pha xoay chiều hiện nay bao gồm việc tạo ra, truyền dẫn và cung cấp được phát triển từ thế kỷ 19 với công lao của các nhà phát minh vĩ đại Nikola Tesla, Geogre Westinghouse và một số người khác. Thomas Edison phát triển nên hệ thống điện 1 chiều (DC) với điện áp 110V và tuyên bố rằng hệ thống này an toàn so với dòng điện xoay chiều. Đây chính là lập luận của Edison trong cuộc chiến giữa những người ủng hộ dùng điện xoay chiều và 1 chiều: Cuộc chiến AC vs DC (War of Current)

Lưới điện 1 chiều của Thomas Edison

edison-tinhte.jpg
Hình ảnh nhà phát minh Thomas Edison (1847-1931)

Vào những buổi đầu của hệ thống điện, mô hình điện 1 chiều của Thomas Edison được sử dụng tại Mỹ với điện áp 110V. Hệ thống điện 1 chiều 110V được công ty General Electric của Edison cung cấp khắp nước Mỹ cho chiếc bóng đèn do chính ông phát minh. Thế nhưng, hệ thống điện 1 chiều sớm bộc lộ nhược điểm của mình là không thể áp dụng trên quy mô lớn để làm nên một lưới điện khổng lồ cấp độ quốc gia.

Tesla đề xuất hệ thống điện xoay chiều

Nikola-Tesla-GettyImages-514866284.jpg
Nhà phát minh, nhà vật lý học, kỹ sư cơ khí và là kỹ sư điện tử Nikola Tesla (1856-1943)

Sau đó, mạng lưới điện cung cấp cho các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tại Mỹ nhanh chóng được chuyển sang điện xoay chiều. Đây là hệ thống điện xoay chiều 3 pha được phát triển bởi Nilola Tesla với điện áp 240 V. Đó là một hệ thống gồm ba dòng điện xoay chiều có cùng biên độ, cùng tần số, nhưng lệch nhau về thời gian 1/3 chu kỳ. Dòng ba pha có những ưu điểm mà dòng một pha không có được. Tesla đã tính toán được rằng 60 chu kỳ mỗi giây hay dòng điện có tần số 60Hz là hiệu suất cao nhất. Tuy nhiên, vì lý do an toàn nên cuối cùng Tesla chấp nhận giảm điện áp xuống còn 120V đề phù hợp với các thiết bị được thiết kế hoạt động dưới điện áp thấp.

Châu Âu chuyển sang tần số dòng điện 50hz

Sau khi bóng đèn dây tóc được phổ biến rộng rãi. Vào năm 1899, nhờ vào khả năng chịu được điện áp cao của các bóng đèn dây tóc thời bấy giờ, công ty điện lực tại Berlin, Đức Berliner Elektrizitäts-Werke (BEW) quyết định tăng khả năng phân phối điện của mình bằng cách chuyển sang áp dụng điện áp danh định 220V. Nhờ đó, công ty đã dùng chi phí chuyển đổi thiết bị của khách hàng để bù đắp cho chi phí nâng cấp đường dây dẫn điện. Đây trở thành mô hình phân phối điện được nhiều công ty điện lực tại Đức và cả châu Âu lựa chọn. Chính điều này làm cho hệ thống điện 220V trở nên phổ biến khắp châu Âu.

2440569_1900BlockstationBerlin.jpg
Hình ảnh 1 nhà máy của công ty điện lực Berliner Elektrizitäts-Werke

Với sự hỗ trợ của công ty Westinghouse, hệ thống điện xoay chiều của Tesla trở thành tiêu chuẩn tại Mỹ. Trong khi đó, công ty AEG tại Đức bắt đầu sản xuất và vô hình chung độc quyền thị trường cung cấp điện tại châu Âu. Họ quyết định sử dụng dòng điện có tần số 50Hz thay vì 60hz để phù hợp với tiêu chuẩn đo lường hệ mét (metric) được áp dụng rộng rãi tại đây.

Thật không may, dòng điện xoay chiều tần số 50Hz có mức hao hụt lớn nhưng hiệu quả lại không cao bằng tần số 60hz. Nguyên nhân là do máy phát điện 50Hz có tốc độ thấp hơn 20% so với máy phát điện 60Hz. Hệ quả là quá trình truyền tải dòng điện tại tần số 50Hz kém hiệu quả hơn từ 10 đến 15%. Thêm vào đó, máy biến áp 50Hz yêu cầu cuộn dây lớn hơn và mô tơ điện 50Hz hoạt động kém hiệu quả hơn 60Hz. Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng tới việc hao hụt năng lượng điện cũng như tạo nên lượng nhiệt lượng vô ích nhiều hơn tại tần số thấp.

Châu Âu chuyển sang điện áp 230V

Châu Âu tiếp tục duy trì hệ thống điện xoay chiều 120V cho tới những năm 1950. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, châu Âu chuyển sang sử dụng điện 230V nhằm nâng cao hiệu quả truyền tải điện trong lưới điện. Anh Quốc chẳng những chuyển sang sử dụng điện áp 230V mà còn chuyển từ tần số 60Hz xuống 50Hz. Nguyên nhân của việc toàn châu Âu có thể dễ dàng thay đổi chuẩn điện năng chính là một phần nhờ hậu quả của chiến tranh Thế Giới thứ 2. Sau chiến tranh, hầu như toàn bộ các thiết bị điện cũng như hệ thống điện trước đó đều bị hủy hoại nặng nề. Chính điều này cho phép xây dựng hệ thống điện với chuẩn hoàn toàn mới mà không cần tốn nhiều kinh phí.

Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên hệ thống điện xoay chiều ban đầu: 120V, 60Hz

Trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã nhiều lần xem xét tới việc chuyển đổi sang hệ thống điện 220V để áp dụng cho các hộ gia đình trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, điều này cần tốn một lượng chi phí khổng lồ để có thể tái xây dựng mạng lưới điện quốc gia. Đồng thời, tất cả các thiết bị được thiết kế sử dụng điện áp 120V từ trước đến nay phải được thay thế hoàn toàn. Đây là 1 điều hầu như bất khả thi. Một điểm bất lợi của hệ thống điện tại Mỹ chính là không đủ điện áp tại những điểm cuối dòng.

Tuy nhiên với nỗ lực thay thế chuẩn điện áp lên 240V, một thỏa hiệp đã được xây dựng tại Mỹ nhằm cung cấp điện áp 240V. Theo đó, điện áp cung cấp tới mỗi gia đình sẽ 240V. Sau đó sẽ được hạ áp xuống 120V để sử dụng các thiết bị gia dụng cũ. Một số thiết bị gia dụng mới hiện nay như bếp điện hay máy sấy quần áo tại Mỹ sẽ được thiết kế để sử dụng điện áp tối đa tới 240V.


Vậy là chúng ta đã hiểu được sự khác nhau giữa các hệ thống điện tại những khu vực lớn nhất trên thế giới. Sự khác nhau giữa chuẩn điện áp 110-120V tại Mỹ và 230V tại Châu Âu chủ yếu chính là các yếu tố mang tính chất lịch sử. Việc lựa chọn điện áp khác nhau tại mỗi khu vực lớn khởi nguồn từ những buổi đầu điện được phát minh và phổ biến đến mọi người. Sở dĩ châu Âu có thể chuyển sang hệ thống điện 230V cũng nhờ vào những hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2.

Mặt khác, trên phương diện lịch sử, châu Âu có ảnh hưởng rất lớn đến phần còn lại của thế giới trên phương diện khoa học kỹ thuật nói chung và lĩnh vực cấp điện nói riêng. Chính vì lẽ đó nhiều nơi khác trên thế giới đều chịu sự ảnh hưởng lớn bởi chuẩn điện áp 220-240V tùy điều kiện và bối cảnh lịch sử riêng mỗi nước.

Một số trường hợp ngoại lệ - Những nơi không thể định đoạt chuẩn điện áp chung

dap-thuy-dien.jpg
Hình ảnh đập thủy điện tại Brazil

Tại Brazil, nhiều nơi chủ yếu sử dụng điện áp từ 110V đến 127V. Tuy nhiên, một số khách sạn lại sử dụng điện áp 220V. Thủ đô Brasilia và khu vực đông bắc Brazil sử dụng điện áp 220-240V.

Tại Nhật Bản, người ta sử dụng chung một chuẩn điện áp cho tất cả mọi nơi nhưng với tần số khác nhau giữa các vùng. Đông Nhật Bản bao gồm cả Tokyo sử dụng tần số 50Hz. Miền tây Nhật Bản bao gồm cả Osaka và Kyoto sử dụng tần số 60Hz.

2440574_japan_electric.gif
Bản đồ các công ty điện lực tại Nhật và sự khác nhau về tần số dòng điện giữa đông và tây

Nguyên nhân chính là sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nước Anh chịu trách nhiệm giúp tái tạo lại hệ thống điện tại khu vực phía đông Nhật Bản. Còn Mỹ lại chịu trách nhiệm tái thiết hệ thống điện tại khu vực phía Tây đất nước. Điều đáng nói ở đây là sau chiến tranh, Anh và tất cả các nước châu Âu đã chuyển sang sử dụng điện áp 240V và tần số 50Hz, nhưng người Anh lại xây dựng hệ thống điện 100-110V với tần số 50Hz tại Nhật.

Sự không thống nhất trong tần số dòng điện đã gây nhiều khó khăn cho người dân Nhật cũng như du khách đến đây khi rất dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng các thiết bị điện. Đồng thời điều này cũng tạo nên sự tốn kém khi phải sử dụng thêm các thiết bị chuyển đổi dòng điện hoặc gây khó khăn trong quá trình chọn mua thiết bị.

Kết


o-cam-dien-2.jpg

Điện áp và tần số điện xoay chiều có sự khác nhau lớn giữa nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Nhiều nơi sử dụng điện áp 230V và tần số 50Hz. Có khoảng 20% quốc gia trên thế giới sử dụng điện áp 110V và/ hoặc tần số 60Hz cho các hệ thống điện gia dụng. Điện áp 240V và tần số 60Hz có giá trị sử dụng hiệu quả nhất nhưng chỉ một số quốc gia chọn cách sử dụng này.

Hy vọng, qua bài viết các bạn có thể phần nào lý giải được căn nguyên của sự khác nhau về điện áp sử dụng này. Không chỉ dựa trên những yếu tố kỹ thuật đơn thuần mà còn phụ thuộc vào tình hình lịch sử, chính trị và văn hóa tại mỗi quốc gia hay khu vực khác nhau.

Tham khảo Wiki (1), (2), (3), AM, eHow, Brighthub, SFC
120 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

VN chúng tôi có mỗi một EVN nên điện tần số ổn định lắm (còn có điện xài hay không là chiện khác nha). Mấy ông Nhật lắm chuyện quá diện tích dân số tương đồng mà những 10 công ty điện....
@khanhdepdzai1706 @khanhdepdzai1706
Cầm nài chuối ăn đi trước khi nghĩ đến việc reply ở đây
@thaiduy911 Bo do kiểu
IMG-20230808-172034.jpg
@khanhdepdzai1706 " lần sau nói be bé đừng có rống lên cho người ta biết mình không biết google, việc học nó quan trọng lắm. ai nói có mỗi EVN phân phối điện độc quyền tại VN" Tự ói tự ẹ tự ăn. Nhục. Áhihi ýhaha
@dinhmanhht86 Bớt idiot đi, xklđ Vn qua Nhật đầy lên clip nói là điện ở Nhật y như lắp mạng Vn nhé, cạnh tranh giá với nhau, có thể cắt thằng này hợp động thằng khác đc nhé Ụm Bò. Áhihi xấu hổ.
Thanks bác, đang ở Nhật và cũng nghe vụ tần số điện khác nhau giữa 2 miền, 1 bên 50Hz và bên còn lại dùng 60Hz. Mình thắc mắc chút nếu chuyển qua lại giữa 2 tần số này thì có ảnh hưởng gì đến các thiết bị sử dụng điện k nhỉ?
@hong_anh_gau ủa,thiết bị 50hz sẽ tối ưu khi chạy ở tần số 60hz là sao bác nhỉ?hic
@đất mũi tần số 60hz chạy mạnh hơn 50hz đúng không bác nhỉ
@haobcyqhdvb Motor chạy 50hz quấn nhiều dây hơn nên khi sang 60hz chạy ngon hơn so với motor thiết kế để chạy 60hz
@hong_anh_gau điện 220v ở vn mình chạy 60hz nên hèn gì motor máy bơm hay quạt nó chạy mạnh vậy,hic
Nhìn vào map thì biết ngay những nước dùng điện 110v kiểu Mỹ toàn là những nước văn minh tiên tiến. Còn cái đám 220V là những nước lạc hậu cùi bắp!
@Nguyễn_Văn_Triệu Cmt Nản thế, Thế Thiệu đi bú Mẽo luôn vs Ngay đê
@Nguyễn_Văn_Triệu bố mẹ cho ăn gì mà phát biểu khôn thế bạn, hay lại câu tương tác bẩn
@chetdichoroi Ông kia bl kiểu gây war thôi, đối đáp lại làm cái j. càng có nhiều người đối đáp hắn càng khoái, sau lại tiếp tục thôi. bơ đi, chán là lần sau khỏi bl kiểu này
@Nguyễn_Văn_Triệu Châu Âu said: á con j đây
hppl
TÍCH CỰC
một năm
mấy cái kiến thức khoa học kĩ thuật đang dạy trên trường đa số đều từ Châu Âu mà ra , Châu Âu vẫn có gì đó khác biệt so với Mỹ
@hppl Thì kiến thức sơ cấp từ vài trăm năm trước chả là từ châu Âu chứ từ đâu nữa bạn.
@hppl Kiến thức giáo khoa thì châu Âu. Làm nghiên cứu một cái thì phần lớn kiến thức là thành quả nghiên cứu bên Mỹ.
Cái này đánh đổi giữa an toàn và chi phí. Ngoại trừ lịch sử, các nước giàu, chú trọng an toàn hoặc phạm vi truyền tải ít (nước nhỏ) thì xài điện 110V. Dòng điện (hiệu điện thế, V) càng thấp tổn thất truyền tải càng cao.

Edit kiến thức cơ bản để cho 1 số thành phần muốn thể hiện vô soi câu chữ đây: khi người ta bị điện giật không có hiểu cái kiểu hiệu điện thế thấp thì cường độ dòng điện cao. Khi nào bị điện giật? Là do chạm vào dây dẫn, bị rò điện,… khi đó dòng điện đi qua người sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi hiệu điện thế, tức chạm vào điện thế có vôn càng cao thì càng nguy hiểm. Con người chứ có phải cái máy đâu mà hiệu điện thế thấp thì cường độ dòng điện tăng?
Không biết mấy thanh niên trẩu giờ học hành thế nào mà trình độ nó khủng vậy.
@hoanlkpr Thứ nhất: ra đường nên ăn nói cho có văn hoá kẻo người ta đánh giá gia giáo.
Thứ 2 chỉ cần đọc dòng đầu tiên đã sai cơ bản rồi: lấy thông tin từ đâu ra điện cao thế kí hiệu (V) vậy? Nên đừng có đi bê nguyên văn kiến thức ki cóp đi thể hiện.
@fear factor @fear factor
lại lòi ra cái ngu nữa kìa, điện cao thế có cao bao nhiêu thì đồng hồ điện của tất cả các nước vẫn mức nguyên ký hiệu là (V) nó chã đi đâu được cả.
Điện cao thế 500kV = 500.000V ăn học ở đâu mà dốt dữ vậy (kV) chỉ là ký hiệu đo lường, mấy thứ thiểu năng mà cứ thích lên cà khịa cãi lộn ,kêu sai là sai chỗ nào đưa dùm cái cái phép tính chứng minh là sai dùm cái.
Đưa nguyên cái phép tính ra bảo ko liên quan, ủa vậy mấy cái công thức vật lý cơ bản để làm cảnh à ?

I (A) = P (W) / V (V)

Trong đó:

– I (A) là dòng điện
– P (W) là công suất
– V (V) là điện áp

746W, và giả sử điện áp là 220V, ta có:

I (A) = 746 / 220 = 3.39 (A)

746W, và giả sử điện áp là 110V, ta có:

I (A) = 746 / 110 = 6,78 (A)

Trong điện tử học, cường độ dòng điện là dòng chuyển động của electron trong dây dẫn điện kim loại, trong các điện trở, hay là dòng chuyển động của các ion trong pin, hay dòng chảy của các hố điện tử trong vật liệu bán dẫn.

Cường độ dòng điện tùy mức độ mạnh yếu sẽ có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của con người. Với cường độ dòng điện mạnh có thể gây tử vong.
Cường độ dòng điện quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của dây dẫn gây chập cháy rất nguy hiểm, nên phải có dây dẫn đường kính lớn để chịu tải tốt

Mày nên biết Cường ĐỘ Dòng Điện (A) và Hiệu Điện Thế (V) là 2 đại lượng khác nhau nhưng chúng đi song song với nhau, lý do phải tăng lên 220V là do làm giảm thằng (A) xuống tăng hiệu xuất đường truyền.
@hoanlkpr Một lần nữa đề nghị ăn nói cho có văn hoá. Ở đây chứ không phải ở nhà mà cứ ăn nói thiếu văn hoá như vậy.
Volt (V) là đơn vị đo lường hiệu điện thế. Ai dạy là điện cao thế có kí hiệu là V mà cứ ngoan cố cãi chày cãi cối cho bằng được vậy? Nói gì thì cứ nói cho rõ, đừng có lên google rồi copy/ paste vào để thể hiện mà chả hiểu mình đang copy cái gì.

Ôi giời đất ơi, kiến thức kiểu như vầy mà ra đường tinh tướng với thiên hạ đây này:

Kí hiệu điện cao thế là V.
I (A) = P (W) / V (V)

Trong đó:

– I (A) là dòng điện
– P (W) là công suất
– V (V) là điện áp

Không biết sau khi thầy cô biết dạy ra học trò như thế này họ nghĩ gì đây!
Sao ko có mấy cục hạ điện thế hen, dây chính cứ 240v, về dưới dân thì về 110v
@boyplay các nước dùng 110V vì họ lỡ sử dụng rồi, nên đành để xài, chứ thay đổi lại thành 220V toàn bộ đất nước rất tốn kém. Chứ điện 220V vừa kinh tế, vừa tiết kiệm hơn nhiều so với 110V (dây dẫn điện 110V cần dây to hơn để đảm bảo công suất).
@boyplay thì thực thế nó cũng vậy mà
nó dùng nhiều biến áp nhỏ gắn luôn ở cột điện chứ ko phải 1 biến áp to như mình
@Tôi Vẫn Cô Đơn Nếu vậy thì có gì ảnh hưởng đâu nhỉ, vừa an toàn cho dân, lại vẫn đảm bảo lợi ích như xài 220v
@boyplay như bên nhật chẳng hạn nó dùng 3 dây
1 dây trung tính + 2 dây 100v ngược pha nhau.
+ dùng 100v thì mỗi nửa nhà dùng 1 dây 100v chẳng hạn, nửa còn lại dùng dây 100v kia
+ dùng 200v thì dùng 2 dây 100v ngược pha nhau kia nó có chuẩn chân ổ cắm riêng
những thiết bị cs lớn nó đều dùng 200v như bếp từ, điều hòa ( to 1 chút, bé vẫn dùng 100v), máy nước nóng....

còn đường dây nó kéo 600v vs đường dây 100 song song chỗ nào sụt áp nó gắn thêm biến áp nhỏ trên cột luôn.
mình thấy nhật nó làm như thế quá ok r.
Thêm bảng so sánh ưu khuyết của các loại điện áp V và Hz đi tác giả
Nước ta đến mãi cuối những năm 70s vẫn còn mạng điện 110v nhé. Sau đến khoảng đầu 80 thì chuyển hẳn sang 220v.
Thời kỳ đầu gọi là điện 220v nhưng thực tế hiệu điện thế không bao giờ đạt được mức này. Vì vậy nhà nào cũng phải sắm cái tăng điện (súp vôn tơ) để chạy các thiết bị điện tử hay tủ lạnh. Rồi cái ổn áp tự động ra đời với sự nổi bật của Lioa. Giờ thì chẳng mấy ai còn dùng ổn áp nữa.
cabk
TÍCH CỰC
một năm
@datvn giờ còn người tôn thờ Nhật bãi sài thôi
Hdepchai
ĐẠI BÀNG
một năm
@cabk cái xe máy honda xưa cũng bền hơn nay, nên nhìu ng hoài niệm đồ cũ, nhất là của Nhật
keolac
ĐẠI BÀNG
một năm
@datvn LiOA cũng chỉ bán ở VN chứ ít xuất khẩu ra nước ngoài
@keolac LiOA toàn chơi mối hàng. Không ăn toàn về điện. Xài đồ tàu nó dập luôn nguyên khung an toàn hơn. Tôi thi xài hàng Panasonic
Do đó nên đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng khi đến nước khác. Kẻo quắn tóc lúc nào ko hay hoặc nghe mùi khét của thiết bị
@trungmum Tin tốt là đồ Vn 220v qua nước v nhỏ hơn thì đồ đạc chỉ không xài được, hoặc tác dụng rất yếu chứ không sợ cháy nổ
@trungmum đồ điện tử bây giờ hầu như đều có thông số 100v-240v hết rồi. qua nước khác chỉ khác chuẩn chân cắm thôi
Người ta thích thế 😁
Ủa vẫn chưa giải thích sao 50hz ko hiệu quả bằng 60hz nhưng vẫn xài đa số 50hz

Bài dịch à
"Có thể hiểu một cách nôm na rằng nếu so sánh dòng điện như 1 dòng nước thì hiệu điện thế là lực chảy của dòng nước."

Mod dịch bài này chả hiểu gì về điện. Cường độ dòng điện mới như lực chảy của dòng nước, hiệu điện thế là lượng nước chảy
@daniel9 thông cảm chạy KPI. haha
@daniel9 mod nói đúng rồi, coi dòng diện là 1 dòng sông thì hiệu điện thế V là dộ dốc , hay tốc độ chảy, còn cường độ I là độ rộng của lòng sông. Công suất cuả dòng diện giống lưu lượng nước .
@daniel9 Tốt nhất là đừng so sánh ông nào học xong phổ thông chả hiểu hai khái niệm này
relax45
ĐẠI BÀNG
một năm
@daniel9 mod nói vậy là đúng rồi.
220-240V khi mà hiệu suất điên áp đặt lên hàng đầu đối với các nước thường xuyên thiếu điện, Các nước trình độ công nghệ hàng đầu và knh tế hàng top thế giới như Việt Nam, và Nga Xô chính là nước triển khai hệ thống
100-120V khi mà tính mạng con người được đặt lên hàng đầu, điện được sử dụng dư giả. Câc nước nghèo đói, có nền kinh tế kém phát triền, yếu kém về công nghệ thường triển khai sử dụng như Mỹ, Nhật...
@Pisces.Mist Tùy quan điểm thôi. Người ta quan trọng là điện an toàn hay điện hiệu suất cái nào hơn sẽ chọn. Có vẻ như thím đang nghĩ người Mỹ, Nhật thích xài đồ cũ so với các thị trường khác hay sao?? Suy nghĩ nông nổi
@Bố mày nóng tính Gì chứ sau dịch tụi vô học hận đời đụng đâu cắn đó thiếu gì. Tôi là tôi chích ngừa rồi để phòng loại này cắn
@CdqHung1901 Ăn cức như m thì đáu vô mồm cho mà uống chứ thuốc nào cứu đc
@CdqHung1901 110v giật vẫn chết bình thường
Ủa rồi chuyển sang tần số 50 Hz làm gì cho.tốn điện vô ích vậy? Hay là hậu quả của những bộ óc cờ hó thích thể hiện
@traitay95 Tần số của dòng điện nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn phát bạn à. Muốn có tần số cao hơn thì máy phát phải chạy với tốc độ cao hơn => hao mòn nhanh hơn và yêu cầu khắt khe hơn về năng lượng làm chạy máy phát. Tính trên vĩ mô cần phải cân bằng nhiều yếu tố nữa chứ bạn.
@traitay95 tần số thấp thì phí đầu tư cơ sở hạ tầng rẻ hơn, nếu để tần số 60hz thì chi phí đầu tư cho nhà máy phát điện phải cao hơn nên những nước mà chưa có nhiều tiền ban đầu như VN, EU thường chọn tần số 50Hz để giảm chi phí hạ tầng. nhưng bù lại thì thiết bị đầu cuối như động cơ, đồ điện các thể loại sẽ phải làm mạch với sợi to hơn, tốt hơn để bù lại mức điện tần số thấp. lý do nữa là giờ EU toàn chơi 50Hz nên việc nhập khẩu mấy con máy từ bọn EU sẽ thuận lợi hơn khi chỉ cần mang về dùng là ok
Cái thằng Nhật, đang thống nhất mà vẫn muốn bị chia cắt 😆

PS: Ko hiểu joke thì đừng quote.
cabk
TÍCH CỰC
một năm
@cloud5trike thâm thế. tự chia cắt vùng miền
mấy bài viết về khoa học tự nhiên trên tinhte chất lượng ko được cao, nói chung người đọc nên tập trung vào yếu tố lịch sử, văn hoá, đừng quá quan tâm đến yếu tố kỹ thuật.
Nhiều rác lắm
60hz động cơ quay nhanh hơn lợi công hơn ,nhất là khi dùng đồ Inverter nắn qua 1 chiều cho thế cao hơn ,nhiều amply của mỹ về Vn đánh bị rớt role hoài là do bị hụt dòng dù đã qua cục biến thế qua 110v,còn tần số của điện VN trời ơi đâu chính xác
@anhcom67 nhưng chi phí đầu tư nhà máy phát điện rồi đường truyền tải cho 60Hz sẽ tốn kém hơn, với các nước mới trải qua chiến tranh như VN và EU lúc đó ít tiền thì đầu tư 50Hz là nước đi khôn ngoan. tuy nhiên 50Hz cũng là nhược điểm cho các loại máy móc dùng động cơ nên chi phí làm ra con máy cho 50hz sẽ đắt hơn so với 60hz. mà giờ 50Hz lại là ưu điểm của VN khi đồ châu âu họ toàn chơi 50hz nên mình có thể nhập đồ EU về cứ thế dùng luôn, nhất là các động cơ hạng nặng. mà giờ mỹ nó cũng muốn xuất khẩu sang EU nên thiết bị bọn nó cũng hỗ trợ cả 2 rồi. chẳng qua ông dùng đồ bãi của nó hay sao nên mới vậy

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019