Không phải màu cam hoặc màu vàng như nhiều người thường nghĩ mà hổ phách (amber) mới chính là màu của đèn xi nhan trên xe. Thế nhưng tại sao người ta lại chọn màu đó mà không phải là những màu sắc khác để làm đèn xi nhan? Hóa ra việc chọn màu đèn cũng có những yếu tố lịch sử lẫn khoa học khách quan về mức độ ảnh hưởng của màu sắc tới cách con người nhận diện nó.
Ý tưởng của bài viết này xuất phát từ những chiếc xe với cặp xi nhan độ lại thành màu khác (trắng, xanh dương, xanh lá,...) mà mình thấy ngoài đường. Bản thân mình cảm thấy khả năng gây chú ý của những màu sắc xi nhan như vậy kém hiệu quả hơn và mình nghĩ rằng hẳn phải có một lý do nào đó mà gần như tất cả các nhà sản xuất xe đều trang bị cho hệ thống đèn báo rẽ màu như hiện tại. Sau khi tìm hiểu trên một số trang web, sau đây là câu trả lời mà mình có được.
Màu sắc của đèn xi nhan được dùng phổ biến hiện nay không phải cam, cũng không phải vàng như nhiều người trong chúng ta nghĩ, đó là màu hổ phách (hay Amber trong tiếng Anh). Màu cam có bước sóng 612 nm trong khi bước sóng của màu hổ phách là 592 nm.
Được cấp bằng sáng chế lần đầu tiên vào năm 1938, đèn báo chuyển hướng gần như ngay lập tức được hầu hết các nhà sản xuất xe trên thế giới ứng dụng vào phương tiện của họ. Đến năm 2013, phần lớn các quốc gia đều bắt buộc phương tiện lưu thông trên đường phải có đèn báo rẽ. Tương tự như các hệ thống chiếu sáng khác trên xe, đèn xi nhan phải tuân theo các tiêu chuẩn về kỹ thuật như cường độ tối thiểu và tối đa, góc nhìn cũng như diện tích bề mặt chiếu sáng phải được thiết kế sao cho đảm bảo có thể nhìn thấy từ mọi góc độ, không khiến cho người khác bị chói nhưng vẫn có thể quan sát được trong môi trường có ánh sáng mạnh.
Trong những năm đầu của thập niên 60, hầu hết đèn báo rẽ phía trước đều phát ra ánh sáng trắng trong khi đèn sau thì phá ra ánh sáng màu đỏ. Từ đầu năm 1963, ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ quyết định dùng màu hổ phách để thiết kế đèn xi nhan trước cho hầu hết các loại xe được sản xuất và bán ra thị trường. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều quy định đèn xi nhan trước và sau phải tạo ra ánh sáng màu hổ phách, ngoại trừ Thuỵ Sĩ và New Zealand.
Tại Việt Nam, theo văn bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mô tô, xe gắn máy được duyệt bởi Bộ Giao thông Vận tải, ở mục 2.8.8.2 có nêu đèn báo rẽ phải có ánh sáng màu vàng hổ phách hoặc màu đỏ.
Mặc dù vẫn có những nhà sản xuất tại Mỹ cho rằng màu hổ phách thật sự không mang đến lợi ích nào so với ánh sáng xi nhan màu đỏ, tuy nhiên, từ những năm 1960, ánh sáng màu hổ phách được công nhận có thể nhanh chóng được phát hiện hơn so với màu đỏ. Đầu những năm 1990, nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ cho thấy sự chính xác và tốc độ phản xạ của người điều khiển phương tiện phía sau sẽ nhạy hơn đối với tín hiệu rẽ màu hổ phách ở xe phía trước.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2008 bởi Cục An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) cho thấy các phương tiện được trang bị xi nhan màu hổ phách giúp giảm được số vụ va chạm lên đến 28%. Sau đó vào năm 2009, NHTSA xác định màu hổ phách của đèn báo rẽ mang đến một lợi ích tổng thể đáng kể khi so sánh với đèn báo rẽ màu đỏ.
Thiết nghĩ với việc sử dụng phương tiện để tham gia giao thông trên đường, việc ưu tiên hàng đầu có lẽ là an toàn, sau đó mới xem xét đến thẩm mỹ. Vì vậy, trước khi làm đẹp cho xe thì các bạn cũng nên cân nhắc đến tính an toàn của nó. Chúc các bạn vui vẻ!
Ý tưởng của bài viết này xuất phát từ những chiếc xe với cặp xi nhan độ lại thành màu khác (trắng, xanh dương, xanh lá,...) mà mình thấy ngoài đường. Bản thân mình cảm thấy khả năng gây chú ý của những màu sắc xi nhan như vậy kém hiệu quả hơn và mình nghĩ rằng hẳn phải có một lý do nào đó mà gần như tất cả các nhà sản xuất xe đều trang bị cho hệ thống đèn báo rẽ màu như hiện tại. Sau khi tìm hiểu trên một số trang web, sau đây là câu trả lời mà mình có được.
Màu sắc của đèn xi nhan được dùng phổ biến hiện nay không phải cam, cũng không phải vàng như nhiều người trong chúng ta nghĩ, đó là màu hổ phách (hay Amber trong tiếng Anh). Màu cam có bước sóng 612 nm trong khi bước sóng của màu hổ phách là 592 nm.
Được cấp bằng sáng chế lần đầu tiên vào năm 1938, đèn báo chuyển hướng gần như ngay lập tức được hầu hết các nhà sản xuất xe trên thế giới ứng dụng vào phương tiện của họ. Đến năm 2013, phần lớn các quốc gia đều bắt buộc phương tiện lưu thông trên đường phải có đèn báo rẽ. Tương tự như các hệ thống chiếu sáng khác trên xe, đèn xi nhan phải tuân theo các tiêu chuẩn về kỹ thuật như cường độ tối thiểu và tối đa, góc nhìn cũng như diện tích bề mặt chiếu sáng phải được thiết kế sao cho đảm bảo có thể nhìn thấy từ mọi góc độ, không khiến cho người khác bị chói nhưng vẫn có thể quan sát được trong môi trường có ánh sáng mạnh.
Trong những năm đầu của thập niên 60, hầu hết đèn báo rẽ phía trước đều phát ra ánh sáng trắng trong khi đèn sau thì phá ra ánh sáng màu đỏ. Từ đầu năm 1963, ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ quyết định dùng màu hổ phách để thiết kế đèn xi nhan trước cho hầu hết các loại xe được sản xuất và bán ra thị trường. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều quy định đèn xi nhan trước và sau phải tạo ra ánh sáng màu hổ phách, ngoại trừ Thuỵ Sĩ và New Zealand.
Tại Việt Nam, theo văn bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mô tô, xe gắn máy được duyệt bởi Bộ Giao thông Vận tải, ở mục 2.8.8.2 có nêu đèn báo rẽ phải có ánh sáng màu vàng hổ phách hoặc màu đỏ.
Mặc dù vẫn có những nhà sản xuất tại Mỹ cho rằng màu hổ phách thật sự không mang đến lợi ích nào so với ánh sáng xi nhan màu đỏ, tuy nhiên, từ những năm 1960, ánh sáng màu hổ phách được công nhận có thể nhanh chóng được phát hiện hơn so với màu đỏ. Đầu những năm 1990, nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ cho thấy sự chính xác và tốc độ phản xạ của người điều khiển phương tiện phía sau sẽ nhạy hơn đối với tín hiệu rẽ màu hổ phách ở xe phía trước.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2008 bởi Cục An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) cho thấy các phương tiện được trang bị xi nhan màu hổ phách giúp giảm được số vụ va chạm lên đến 28%. Sau đó vào năm 2009, NHTSA xác định màu hổ phách của đèn báo rẽ mang đến một lợi ích tổng thể đáng kể khi so sánh với đèn báo rẽ màu đỏ.
Thiết nghĩ với việc sử dụng phương tiện để tham gia giao thông trên đường, việc ưu tiên hàng đầu có lẽ là an toàn, sau đó mới xem xét đến thẩm mỹ. Vì vậy, trước khi làm đẹp cho xe thì các bạn cũng nên cân nhắc đến tính an toàn của nó. Chúc các bạn vui vẻ!