Tại sao lá cây đổi màu vào mùa thu?

ND Minh Đức
22/9/2014 5:6Phản hồi: 57
Tại sao lá cây đổi màu vào mùa thu?
Tinhte_thu_la_vang-2.jpg
Ảnh minh họa
Một trong những đặc điểm nổi bật của mùa thu chính là cây bắt đầu thay lá. Những chiếc lá màu xanh dần ngả sang màu vàng và bắt đầu rụng đi, khoác lên một diện mạo mới cho thảm thực vật ở khắp nơi trên thế giới. Vậy tạo sao cứ đến mùa thu là lá cây lại đổi màu? Bài viết này sẽ trả lời cho câu hỏi trên.

Các loại sắc tố ảnh hưởng đến màu sắc lá cây


Về cơ bản, bên trong cấu trúc lục lạp của tế bào thực vật có chứa một loại sắc tố được gọi là diệp lục. Đây chính là sắc tố đã tạo nên màu xanh cho lá cây. Các phân tử diệp lục tố có khả năng hấp thụ các bước sóng của ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh dương trong ánh sáng trắng của Mặt Trời. Còn lại bước sóng ánh sáng xanh lá sẽ được phản xạ đến mắt người. Do đó, khi quan sát lá cây chúng ta sẽ thấy nó có màu xanh.

Diệp lục tố (C55H70MgN4O6) còn là thành phần thiết yếu trong quá trình quang hợp - quá trình chuyển đổi năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời thành năng lượng hóa học. Trong quá trình này, diệp lục sẽ dùng ánh sáng Mặt Trời để cung cấp năng lượng cho việc chuyển đổi CO2 và nước thành khí Oxy và hợp chất hữu cơ. Các hợp chất hữu cơ này được ví như nguồn "thức ăn" cung cấp cho sự sinh trưởng của thực vật. Tuy nhiên, chất diệp lục tồn tại tương đối không ổn định và liên tục bị phân hủy trong tế bào thực vật. Do đó, thực vật cần phải có nhiệt độ và ánh sáng từ Mặt Trời để luôn duy trì đủ lượng diệp lục cần thiết trong lá cây. Vào mùa hè, chất diệp lục liên tục được sản xuất và tái tạo một cách dồi dào bên trong lá cây.


mau_la_cay.jpg
Tuy nhiên, diệp lục không phải là loại sắc tố duy nhất trong lá cây. Một loại sắc tố khác được tìm thấy trong lục lạp của nhiều loài thực vật là Carotene (C40H36). Carontene có khả năng hấp thụ ánh sáng xanh dương và xanh ngọc. Vì vậy, ánh sáng phản xạ từ lá trở lại mắt người sẽ có màu vàng và cam. Khi diệp lục tố và carotene cùng xuất hiện trong lá cây, cả 2 sắc tố sẽ cùng nhau hấp thụ ánh sáng đỏ, xanh ngọc và xanh dương từ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào lá cây. Cuối cùng còn lại ánh sáng xanh lá cây mới được phản xạ lại vào mắt người. Năng lượng do các phân tử carontene lấy từ ánh sáng Mặt Trời cũng được chuyển cho diệp lục tố để phục vụ quá trình quang hợp. Tuy nhiên, carotene là một chất bền vững hơn so với diệp lục và sẽ tồn tại trong lá ngay cả khi diệp lục bị mất đi.

Một loại sắc tố thứ 3, cũng chứa bên trong lá cây là anthocyanins. Anthocyanins hấp thụ ánh sáng màu xanh dương, màu xanh ngọc và màu xanh lá. Do đó, ánh sáng phản chiếu từ những chiếc lá có chứa Anthocyanins trở lại mắt người là màu đỏ. Tuy nhiên khác với diệp lục và carotene, Anthocyanins không gắn vào màn tế bào mà được hòa tan vào trong tế bào chất. Đồng thời, màu sắc của loại sắc tố này phụ thuộc vào độ pH của tế bào chất. Nếu tế bào chất có tính acid, sắc tố này sẽ có màu đỏ tươi. Ngược lại nếu tế bào chất có tính bazo thì sắc tố sẽ có màu tím. Đây chính là loại sắc tố quy định màu đỏ của táo và màu tím của nho khi chín.

Anthocyanins là sản phẩm từ phản ứng giữa đường và các protein trong tế bào chất. Do đó, phản ứng này chỉ xảy ra khi nồng độ đường trong thực vật đạt đến mức độ thích hợp. Đồng thời, phản ứng cũng yêu cầu có ánh sáng để xảy ra. Do đó, nếu bạn quan sát những quả táo, bạn sẽ thấy đôi khi màu của nó không được đồng đều, mặt được ánh sáng chiếu rọi sẽ có màu đỏ, còn mặt không được chiếu sáng sẽ ngả màu xanh nhiều hơn.

Sự thay đổi của sắc tố khi bước vào mùa thu


Trong suốt mùa hè, lá cây là một nhà máy sản xuất đường từ CO2 và nước nhờ hoạt động của ánh sáng Mặt Trời và diệp lục. Nhờ lượng diệp lục luôn được bổ sung dồi dào dưới tác dụng của ánh sáng Mặt Trời mà lá cây sẽ có màu xanh (tùy vào nồng độ của diệp lục và carotene mà lá cây sẽ có màu tươi hoặc sẫm khác nhau). Khi đó, nước và chất dinh dưỡng sẽ đi từ rễ cây, chảy qua thân, nhánh và đến lá cây. Đường được sinh ra từ quá trình quang hợp sẽ từ lá đi khắp các bộ phận của cây để lưu trữ hoặc giúp cây sinh trưởng.

Tinhte_thu_la_vang.jpg
Cảnh mùa thu ở Virginia, Mỹ. Ảnh: Minh Văn

Vào cuối mùa hè và bước sang mùa thu, ngày nắng nóng sẽ dần ngắn lại và đêm mát mẻ cũng trở nên dài hơn các mùa khác trong năm. Điều nay gây nên những biến đổi rõ rệt trong hoạt động sống của cây. Một trong những sự khác biệt chính là giữa nhánh cây và gốc lá sẽ xuất hiện màng corky ngăn chặn dòng chảy chất dinh dưỡng và nước đi vào lá. Do dòng chảy này đã bị gián đoạn, quá trình sản xuất chất diệp lục cũng bị ngừng lại. Chính vào lúc này, màu xanh của lá cũng bắt đầu mất dần. Nếu lá có chứa carotene (như lá phong,...), nó sẽ biến thành màu vàng tươi do chất diệp lục đã biến mất.

Trên một số loại cây khác, nồng độ đường trong lá tăng lên, diệp lục đã giảm xuống trong khi Anthocyanins vẫn còn hiện diện, lá sẽ có màu đỏ tươi hoặc màu tím tùy vào độ pH của mỗi loại cây. Ngoài ra, cường độ và dải màu lá cây cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của thời tiết. Nhiệt độ thấp sẽ tiêu diệt chất diệp lục nhưng lại thúc đẩy sự hình thành Anthocyanins. Anh sáng Mặt Trời cũng sẽ phân hủy chất diệp lục và tăng cường sản xuất Anthocyanins. Đồng thời, khí hậu hanh khô làm tăng nồng độ đường trong tế bào chất cuối cùng làm tăng nồng độ Anthocyanins. Tóm lại, mùa thu với khí hậu lạnh, khô, ngày nắng ngắn, đêm lạnh dài sẽ khiến lá đổi màu.

Quảng cáo



Tham khảo Wiki, Esf, Pbs, CPC, Scifun, BBC, Science, MiniSci
57 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đại tự nhiên thật kì diệu
thế nên anh em mới đi chụp cảnh Hanoi sang áo thu màu vàng tuyệt đẹp
copyowl
ĐẠI BÀNG
10 năm
Chuẩn bị đi nước ngoài or Hanoi ngắm thu thôi.
tinh1207
ĐẠI BÀNG
10 năm
Đầu thu iu, cuối thu ctay :v
inetvnn
ĐẠI BÀNG
10 năm
Mình yêu mùa thu, mùa gắn với những kỷ niệm thời cấp 3.
Không biết bây giờ em còn nhớ hay em đã quên, hơn 10 năm rồi em nhỉ. Anh không còn đến trường.Chỉ thỉnh thoảng đi ngang qua con đường cũ. Trẻ con quá thể! Mấy lần gặp em đi với bạn bè trên phố, anh định gọi nhưng lại thôi, chỉ lặng lẽ đứng nhìn. Anh nghe lòng nuối tiếc. Mùa thu này khác với ngày xưa . Như em bây giờ khác với ngày xưa . Nhưng nếu gặp nhau, chỉ xin em một điều: Hãy xem anh như 1 người bạn,dù sao mình cũng đã yêu nhau ...
Gần ba mươi tuổi . Nhắc lại những kỷ niệm cũ, anh thầm hỏi: Liệu em có còn nhớ không?

Gởi em mùa thu cũ
Những dòng trên mình viết cũng nhiều năm rồi, tự nhiên hôm nay vào Tinh Tế thấy chủ đề mùa thu, lại nhớ, lại viết... Hơi lạc đề so với 1 diễn đàn công nghệ nhỉ 😃
DMD.196
ĐẠI BÀNG
10 năm
@inetvnn buồn nhỉ!
DuyPK
ĐẠI BÀNG
10 năm
@inetvnn Em đang xa xứ học hành, bác làm em nhớ Hà Nội quá 😔(
nhuhoangtan
ĐẠI BÀNG
10 năm
@inetvnn cho phép em copy có chỉnh sửa của bác :3
@inetvnn Vừa mới chia tay người yêu xong, lại đọc được bài bình luận này của bác 😔((((
tháng 5 chưa nằm đã sáng
tháng 10 chưa cười đã tối
Còn 1 điều rất quan trọng nữa là mùa thu sắp hết và mùa đông đến thì nhiều loại cây ko những chuyển lá sang màu vàng mà còn rụng dần ..... đến trơ trọi chỉ còn cành khô!
Đó là do mùa thu và mua đông đến ánh sáng mặt trời ít đi ... chức năng chính của lá cây là tạo ra năng lượng khi quang hợp ko còn nữa ... thay vào đó cây phải nuôi đống lá cây tốn kém 1 cách vô ích. Và mùa thu là mùa của bão gió .... Cây càng nhiều lá thì càng dễ bị quật đổ ... (Ở xứ lạnh thì có thế nhiều lá sẽ làm cây lấp đầy tuyết, ko chịu được sức nặng sẽ bị gẫy cành) đấy đều là những điều bất lợi cho cây. Nên đấy là lý do khi thu đến - đông sang cây cần rụng hết lá và mọc lại vào mua xuân khi ánh nắng ấm áp bắt đầu quay lại!
p/s: Mẹ thiên nhiên tính cả rồi .... 😁
Cái này mình đã từng đọc.
Bị 1 ông thầy sinh học hỏi tới,
Tại sao Lá xanh, dạ là do diệp lục xanh, vậy tại sao diệp luc lại xanh, do phản xạ màu xanh, tại sao ko phản xạ màu khác. Tới đây mình bí, trả lời đại là do ánh sáng xanh mang năng lượng trung bình, ít quá thì ko đủ q hợp, nhiều quá thì cháy lá.
Xong ổng im re, nóilà chưa chắc rồi cho qua. Tới giờ mình cũng chưa biết tại sao diệp lục xanh mà ko phải màu khác.

Pi 2.0
@cuong44 Suy luận hay, mà thấy chưa hợp lý lắm ^^. Bạn nói ánh sáng xanh là trung bình, không thừa không thiếu, vậy đáng lẽ phải hấp thụ nó chứ. Sao lại phản chiếu nó. May là ông thầy của bạn không suy luận ra
schalke04
TÍCH CỰC
9 năm
@cuong44 Vì trong các loại là có màu xanh bác hay thấy có diệp lục. Diệp lục có 2 loại a và b. Chùn hấp thụ mạnh nhất với miền ánh sáng xanh tím và hồng đỏ. Còn miền xanh lá ở giữa hấp thụ ít hơn là phản xạ.
Mình sinh vào mùa thu nên rất thích mùa thu .... 😁
dr_khoa
ĐẠI BÀNG
10 năm
@gh0st91no1 Ông này nói phét :D
@dr_khoa Cuối tháng 9 ko phải là thu à thím :D
Về Hà Nội ngắm mùa thu. Về Sài Gòn hưởng cái rét mùa đông 35 độ C 😁
Cácphân tử diệp lục tố có khả năng hấp thụ các bước sóng của ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh dương trong ánh sáng trắng của Mặt Trời. Còn lại bước sóng ánh sáng xanh lá sẽ được phản xạ đến mắt người. Do đó, khi quan sát lá cây chúng ta sẽ thấy nó có màu xanh.
VẬY TẠI SAO KHI TA CẮT LÁ CÂY BỎ VÀO BONG TỐI RÙI MÀ LÁ CÂY VẪN MÀU XANH . TRONG KHI LÁ CÂY ĐÃ KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG QUANG HỢP Và hấp thụ ánh sáng nữa ..
ken177
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Huuha900 Bản thân diệp lục nó ko có màu. Nó có màu là do ánh sáng tự nhiên chiếu vào nó hấp thu các loại ánh sáng khác và phản xạ lại ánh sáng xanh lục.
Cho nó vào tối và nó mất chức năng quang hợp đi thì nó vẫn có màu xanh thôi 😃
Dễ hiểu thì chiếc Vespa chạy đc vẫn là VP. Có xếp bỏ xó và ko chạy đc thì nó vẫn mang hình ảnh chiếc VP vậy 😃
schalke04
TÍCH CỰC
9 năm
@Huuha900 Không có ánh sáng thì cây không tổng hợp được diệp lục nhưng mà nó đã tổng hợp rồi bác cho vào tối làm sao nó phân hủy nhanh vậy được.
Hình như cái lá Sa kê minh hoạ trong bài viết nó đổi màu vì nó già khô và tự rụng chứ không phải đổi màu do mùa thu.
Sáng ra nuớc tiểu vàng khè lẽ nào trời đã chuyển hè sang thu.:p.
@mr tuyên tnt
Lá cây đổi màu vào mùa thu bởi vì mùa thu đổi màu lá cây
cuối thu và đầu đông thời tiết mát mẻ khô ráo, cảnh sắc cũng đẹp. Lang thang một mình hoặc theo nhóm nhỏ thì tuyệt vời
mình biết mấy cung đường đông bắc ở vùng tam giác giáp ranh Quảng ninh-Hải dương-Bắc giang. Rất đẹp và hoang sơ nhưng ko quá khó và nguy hiểm để chinh phục. Có con đường mòn chạy qua những cánh đồng khô cằn, men theo chân núi, ngang qua mấy hồ nước nhỏ trong xanh...nhìn chung là vắng và đẹp lắm. Đang tính cuối tháng 10âl dành một vài buổi lang thang kv đó bằng xe đạp địa hình xem có phiêu hơn ko. Dạo trước toàn đi tranh thủ bằng xe máy nên có những đường mòn và suối cạn ko di chuyển được. Ae nào cùng máu có thời gian pm lên lịch nhé. Đảm bảo phê hơn 3vì 3đảo của thủ đô nhiều
hà nội thùa mu
sang vào ló đả 😁
Tại vì
iReview
ĐẠI BÀNG
10 năm
Tại vì em muốn mùa thu lá vàng.

ký sau vậy
Tinh tế giờ hết chất như ngày xưa, bài thì càng ngày càng ít mà toàn đưa tin mấy bài ko đâu vào đâu, nãn. nói thật mấy bài như này tôi lên gôogle search cũng ra, thành viên cần là cần những bài về công nghệ kìa, nãn lần 2 😔
@chanvan1611 Đâu phải ai cũng biết hết mọi thứ như bạn đâu. 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019