Tại sao lốp xe đua lại trơn nhẵn, không có rãnh?

Lê Q Khánh
16/10/2021 1:41Phản hồi: 46
Tại sao lốp xe đua lại trơn nhẵn, không có rãnh?
Chắc chắn nhiều người trong chúng ta đã suy nghĩ về điều này: Nếu lốp xe đua không có rãnh, làm sao chúng có thể bám vào bề mặt đường đua?
Trên thực tế, một trong những khuyến nghị quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho xe đường phố là quan sát tình trạng lốp và tránh để chúng bị mòn. Đối với một chiếc xe đường phố, một chiếc lốp “trơn” có nghĩa là nó đã mòn và cần được thay thế. Mặt khác, lốp xe đua là lốp trơn nhẵn. Nhưng nếu trơn nhẵn như vậy thì thật là nguy hiểm phải không? Hoàn toàn ngược lại!

Trước hết, càng nhiều cao su tiếp xúc với mặt đường thì khả năng bám của nó càng lớn. Đó là lý do tại sao lốp xe đua hoàn toàn nhẵn: để bánh xe có bề mặt tiếp xúc nhiều hơn với mặt đường và do đó tận dụng hiệu quả hơn sức mạnh của chiếc xe.
Vậy tại sao lốp xe đường phố không nhẵn? Bởi vì lốp xe đua - được gọi là "slick" trong ngôn ngữ của giới đua xe - có một mục đích sử dụng cụ thể và được sử dụng trong điều kiện khô ráo; trong khi lốp xe đường phố phải thích ứng với mọi mục đích sử dụng và điều kiện khác nhau: mặt đường khô ráo, trời mưa, v.v. Do đó, lốp xe cần có rãnh để giúp dẫn nước và chuyển nước trong trường hợp tiếp xúc với bề mặt ướt.
lop xe dua_1.jpg
Một chiếc xe không phải xe đua được trang bị lốp có rãnh để chạy trong nhiều điều kiện mặt đường khác nhau. Trong hình là Yamaha Tracer 9 GT.

Khi cuộc đua được tổ chức trong điều kiện trời mưa, các tay đua phải sử dụng loại lốp mưa chuyên dụng. Chúng có rãnh giống như lốp xe đường phố, giúp tránh nước và ngăn chặn hiệu ứng "hydroplaning" đáng sợ. Hiện tượng này xảy ra khi lượng nước lớn hơn khả năng thoát nước của rãnh lốp. Bánh xe "nổi" trên bề mặt, mất độ bám và có thể gây té ngã.

lop xe dua_4.jpg
Hiện tượng hydroplaning xuất hiện khi nước chen giữa mặt đường và lốp xe, gây mất độ bám.
lop xe dua_2.jpg
Khi trời mưa, đường ướt, lốp xe đua vẫn sử dụng lốp có rãnh để thoát nước và giữ nhiệt.

Bây giờ chúng ta đã hiểu khá rõ về những khái niệm này, nhưng trước đây rất khó để làm quen với lốp trơn không có rãnh. Cho đến những năm 70 của thế kỷ XX, những chiếc mô tô đua luôn sử dụng lốp có gai. Hồi đó, những tay đua không quá quan tâm về lốp xe chi tiết như chúng ta ngày nay; lốp xe đua có các đặc điểm khác nhau và bền hơn. Các đội đua chính thay lốp mỗi ngày trong mỗi Grand Prix, trong khi các đội đua tư nhân khiêm tốn hơn có thể đã sử dụng một chiếc lốp cho nhiều cuộc đua.
lop xe dua_5.jpg
Trong thế giới lốp xe, việc sử dụng nylon là một bước đột phá lớn. Nó là một vật liệu nhẹ hơn, linh hoạt hơn và chịu lực tốt hơn so với cotton đã được sử dụng trước đây để chế tạo thân của lốp xe. Với chất liệu cotton, cần phủ thêm nhiều lớp vải (canvas), khiến lốp xe nặng hơn. Vào đầu những năm 50, nhiều vật liệu đã được phát triển trong Thế chiến II để sử dụng trong quân sự bắt đầu được sử dụng trong xã hội; và nylon có nhiều công dụng, trong số đó có lốp xe. Cho đến đầu những năm 60, nhà sản xuất lốp xe của nước Anh Avon là nhà cung cấp lốp xe chính trong thế giới đua xe, nhưng vào năm 1963 Dunlop đã phát triển loại lốp "tam giác", có hình dạng ít tròn hơn giúp tăng bề mặt tiếp xúc của lốp khi vào cua, thiết lập tiêu chuẩn cho tất cả các lốp đua cho những thập kỷ về sau.
Dunlop_TT100_tyre.jpg
Lốp “tam giác” của Dunlop.

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà sản xuất lốp xe đã quyết định rằng sức mạnh ngày càng tăng của những chiếc xe đua sẽ đòi hỏi một loại lốp mới có độ bám tốt hơn. Làm thế nào để biến điều đó thành hiện thực? Rất dễ dàng, bằng cách tăng bề mặt tiếp xúc, có nghĩa là loại bỏ rãnh - một không gian trống không bao giờ tiếp xúc với mặt đường. Nếu không gian này có thể được lấp đầy bằng cao su, diện tích tiếp xúc sẽ tăng lên, và do đó, chiếc xe sẽ có khả năng bám chặt hơn để phù hợp với sức mạnh ngày càng tăng của nó.

Năm 1975, Giacomo Agostini đã giành được danh hiệu 500cc cuối cùng của mình khi sử dụng thường xuyên lốp sau trơn và lốp trước có rãnh, một sự kết hợp kỳ lạ nhưng chuyện này hoàn toàn có thể giải thích được. Loại lốp trơn mới có độ bám chặt đến mức nó gây ra những rung động cộng hưởng từ phía sau đến phía trước của xe, làm rung chuyển phần đầu xe. Hiện tượng này hiện nay thường được gọi là "chattering". Để hạn chế hiện tượng này, một lốp có rãnh đã được đặt trên bánh trước; và như vậy vấn đề đã được giải quyết.

lop xe dua_3.jpg

Quảng cáo


Giacomo Agostini đã giành được danh hiệu 500cc cuối cùng của mình vào năm 1975.

Đến năm 1976, việc sử dụng lốp trơn đã trở thành tiêu chuẩn, mặc dù các quy định kỹ thuật của Giải vô địch thế giới, vào thời điểm đó được đặt ra độc quyền bởi Liên đoàn Mô tô Quốc tế (FIM), không quy định bất kỳ điều gì về vấn đề đó. Họ miễn cưỡng chấp nhận việc sử dụng lốp trơn ở các hạng mục cao hơn của giải vô địch, 350cc và 500cc, nhưng cấm chúng ở 125cc và 250cc, mà không có bất kỳ giải thích kỹ thuật nào.

lop xe dua_6.jpg
Barry Sheene với số 7 huyền thoại.

Michelin và Dunlop, các nhà cung cấp lốp trong cả hai hạng mục, không sản xuất lốp trơn cho thể thức 125 nhưng đã làm cho 250 và tiếp tục cung cấp lốp trơn cho các tay đua của mình, ngang nhiên phớt lờ các chỉ dẫn của FIM. Các nhà sản xuất lập luận rằng độ bám của lốp trơn vừa giúp cải thiện hiệu suất vừa tăng độ an toàn.
Tình hình thực sự vượt quá tầm kiểm soát trong giải Grand Prix Thụy Điển vào nửa sau của mùa giải khi các tay đua chính thức yêu cầu FIM thực thi quy định và không cho những tay đua sử dụng lốp trơn thi đấu. Đó là một tình huống khá buồn cười, tuy nhiên câu chuyện đã không đi xa hơn nữa. FIM cuối cùng đã chấp nhận việc sử dụng lốp trơn vô điều kiện, điều này hoàn toàn hợp lý, và kể từ thời điểm đó, lốp xe đua đã luôn như vậy.
Cấu trúc, kết cấu và thiết kế của chúng có thể luôn phát triển, nhưng lốp xe đua sẽ luôn là lốp trơn!
lop xe dua_7.jpg
Marc Marquez, tay đua làm thổn thức bao thanh niên mới lớn, chạy Honda RC213V ở Sachsenring.

Quảng cáo

46 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

thông thường để tăng độ ma sát
Ôm cua sát thế mà ko lo ngã chổng vó nhỉ 😁
@adagioleonard thời trẻ trâu m thích nhất là ôm cua, dù ko nghiên đến vậy, nhưng vẫn rất nghiên & rất đã.
@adagioleonard Vẫn có ngã mà. Cơ bản sau nhiều lần ngã người ta sẽ biết làm thế nào để không ngã nữa.

Kiểu như người không biết đi xe sẽ hỏi:
Làm thế nào mà đi xe hai bánh lại không bị đổ nhỉ? 😂
Lợi BP
TÍCH CỰC
3 năm
@adagioleonard chạy càng nhanh thì càng phải nghiêng mới không ngã do lực quán tính ly tâm nhé
@c0mmand0 Thời trẻ trâu của tui thì ôm cua (xe đạp) còn nghiêng hơn cả vậy, và hậu quả là đầu gối còn sẹo tới bây giờ 😂
@adagioleonard Đúng kỹ thuật thì sao ngã dc :D
ồ hay phết đúng là cái gì cũng có lý do của nó hết
CuongLam02
TÍCH CỰC
3 năm
Thường cảm giác người nhìn vào vỏ (lốp) xe là ko có gai sẽ trơn hơn có gai. Nhưng:
T1: Với xe đua với những bộ lốp dc tk đặc biệt + chất lượng mặt đường khô ráo, hoàn hảo thì vỏ trơn sẽ ma sát hơn vỏ có gai.
T2: Xe đua thường chạy tốc độ cao, vận tốc vòng quay rất lớn, lực quán tính ly tâm sinh ra ở vỏ xe là rất lớn sẽ gây biến dạng gai (mặt cắt ngang) với loại vỏ có gai (rãnh) vào cua sẽ rất nguy hiểm. ngược lại vỏ trơn, biến dạng (mặt cắt ngang) do lực quán tính ly tâm gây ra khi vào cua vẫn đạt được góc ôm.
Anhkhoa1010
ĐẠI BÀNG
3 năm
nhược điểm mau mòn mà đắt quá. Dân dụng có Michelin Pilot Street cho xe nhỏ giá khá dễ tiếp cận. Chạy bám đường mượt êm mà mau mòn quá :< Ít rảnh đi mưa quíu lắm mọi người ạ
Linh_istnu
TÍCH CỰC
2 năm
@Anhkhoa1010 mình dùng pilot moto gp. chạy êm bám đường nhưng cứ mưa hoặc ướt cái là thấy lạnh gáy ngay
Anhkhoa1010
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Linh_istnu dạ. đi sướng bác nhỉ. Dạo này trời hay mưa bác đi cẩn thận nhé
Linh_istnu
TÍCH CỰC
2 năm
@Anhkhoa1010 trc mình lắp trên lốp trc con ex nhưng lại đi mâm winner, mấy ông già già ở xóm cứ cái lốp m mòn r, thay đi cháu ạ, rồi ko có gai là ko ăn.
Mình cười bảo các chú chưa chạy cái này chưa biết r. ăn hay ko là do chất liệu cao su làm lốp, nhiều vân chỉ đi trời mưa thôi, xe cháu ít vân, ít gai nhưng đảm bảo đường khô bám hơn đội wave vs ex, win chạy lốp zin luôn
Anhkhoa1010
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Linh_istnu thông cảm cho người lớn đi bạn. Ngày xưa họ không có lốp để đi. Có thì dùng mòn đến lớp bố lòi cả ruột ra mới dám thay
Theo nhìn nhận của cá nhân thì chất liệu lốp xe đua có độ mềm mịn hơn lốp xe " phổ thông". Ai biết xin cho ý kiến ạ.
@ptp49 Lốp mịn hơn vì pha ít hợp chất ( compound) hơn vỏ thường...
Mục đích tao vỏ mau nóng để tăng độ bám đường..
Nhưng điểm yếu là mau mòn, để khắc phục là thêm hoá chất đặc biệt .. , vỏ càng mắc thì càng lâu mòn hơn , bạn mình đang làm trong ngành này ..
Cười vô mặt
@TsanHoang Cảm ơn bạn ạ!
datvn
TÍCH CỰC
3 năm
Không biết ảnh chụp năm bao nhiêu mà có 1 tay đua người Cuba phía sau kìa
5685422_lop_xe_dua_5.jpg
lenhuttrung
ĐẠI BÀNG
3 năm
@datvn 46 luôn mới ghê chớ! Hình như là Granziano á
muabanvnvn
ĐẠI BÀNG
3 năm
Nếu đường không bao giờ ướt thì xe phổ thông cũng dùng lốp nhẵn
@muabanvnvn Còn đá cát nữa chi bạn
Tại sao khi má phanh xe máy của mình được tạo rãnh kiểu mắt lưới đánh cá thì khả năng phanh xe cháy đường hơn khi không xẻ rãnh ? Xe đua bánh không xẻ rãnh là họ muốn thứ nhất là tránh lật xe khi vào cua vì khi phanh ở khúc cua xe đua sẽ trượt dài làm giảm lật xe. Thứ hai là vì mục đích nghệ thuật đường đua khi phanh xe sẽ quay tròn tạo hiệu ứng đẹp mắt cho người xem . Mình thấy mấy ông tổ lái xe công thức 1 phanh làm xe quay tròn nhìn đã và phê lắm.
@Emranhieulam1990 Đơn giản khi xẻ rãnh sẽ tăng thêm độ bám và giải nhiệt cũng sẽ nhanh hơn.. 😃
@Emranhieulam1990 Má phanh rãnh mắt cáo để thoát chất bẩn và bụi mòn ra khỏi bề mặt ma sát, tương tự vài trò lỗ đục ở đĩa phanh (lõi còn có vai trò làm mát và dãn nở nhiệt đều).
junkey
TÍCH CỰC
3 năm
xưa trẻ trâu cũng đam mê 46 93 các kiểu, chạy xe ngành ôm phải cạ gác chân mới chịu, giờ già trâu rồi nghĩ lại nổi da gà 😆
Thanchet92
TÍCH CỰC
3 năm
Trời mưa thì phải zô pit thay lốp có rãnh
để nó đua ít té
Nên có thể thức thi đấu tự do, tay đua muốn sử dụng loại xe gì, lốp gì, độ như thế nào thì tùy họ, quy đinh chi tiết này nọ để làm gì, cho phép Dream Tàu thi với cả Kawasaki H2R, miễn là vào cổng đua là phải thu phí, người xem thu vé, thắng có thưởng... Bọn loài người không biết nghĩ ra trò này à? Quy định ccc gì lắm thế???
@Bạch Vân Đạo Nhân Đâu có gì mà căng đâu.
Nó cũng coi như tiêu chuẩn về an toàn. Chẳng hạn như đấu kiếm không quy định trang phục thì để mặc cho các kiếm sĩ đâm lòi bụng nhau à?
Duongqua14
TÍCH CỰC
3 năm
Sự thật là xe máy thay lốp michelin đi bám đường rất sướng nhưng bám quá sẽ mau mòn 🤣
melody23
ĐẠI BÀNG
3 năm
đường đua cũng nhám hơn đg thường nên lốp dù ko có rãnh nhưng ma sát vẫn tốt
oldman20
TÍCH CỰC
3 năm
@melody23 khả năng vậy nữa, chứ xe đua bác ra đường thường chắc ôm cua cũng ... bám bằng răng
Khôn như mày :D
melody23
ĐẠI BÀNG
3 năm
@oldman20 đg nước ngoài nhám hơn Vn, đg đua còn nhám hơn, đua vài vòng cái là nhìn cái lốp nát phải thay rồi 😁
0DA3B03A-BDC6-46E9-9CBF-12CA1B48F710.jpg
@melody23 Tiêu chuẩn thấm thoát nc.
Vn đổ y như bê tông, còn mỗi cách chảy vào cống
trơn ,nhưng bù lại nó mềm hơn
dưới nhiệt độ tầm 60C của mặt đường ,thì nó còn như phô mai nóng chảy nữa
bao dính ,nhưng mòn cũng cực thốn 😁
The Vi Er
TÍCH CỰC
3 năm
Một điểm quan trọng không nói đến là mặt đường đặt biệt là đường đua có dạng rỗ chứ không có trơn láng như Việt Nam
Mình ở quê những khúc cua còn gắt hơn những hình ảnh này nhiều. Mình chuyên ôm cua nhưng mà thả xe người ôm cua.
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
Đọc cmt hay hơn bài viết

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019