Tại sao máy bay thương mại lại tránh việc bay qua dãy núi Himalaya?

Rubi Lee
7/1/2021 10:19Phản hồi: 60
Tại sao máy bay thương mại lại tránh việc bay qua dãy núi Himalaya?
Mặc dù thế giới hiện nay đã phát triển đến mức khiến bạn nghĩ rằng chẳng có nơi nào trên Trái Đất mà máy bay hiện đại không thể bay đến. Thế nhưng trên thực tế vẫn còn một vài nơi hiếm hoi mà máy bay không thể hoặc không muốn bay đến vì nhiều lý do, chẳng hạn như Bắc Cực, Nam Cực và dãy Himalaya. Có thể bạn chưa biết mặc dù khu vực xung quanh nơi đây lại cực kỳ đông dân cư, nhưng khi thiết kế đường bay các chuyên gia thường tránh đi qua dãy Himalaya và lý do là gì?

Về mặt kỹ thuật, con người chúng ta đã sở hữu nhiều máy bay hiện đại có thể bay trên dãy Himalaya, nhưng đây không phải là ngọn núi thông thường mà là cả một khu vực rộng lớn có kích thước dài hơn 2300 km và độ cao trung bình là hơn 6000m. Có hơn 100 đỉnh cao trên 7200m và ở phần cao nhất, tức đỉnh núi Everest, độ cao đạt được là 8848m. Điều này đồng nghĩa với việc những chiếc máy bay thương mại có mực bay dưới FL310 không thể đáp ứng được, chẳng hạn như những chuyến bay đường dài như Boeing 777-300.

himalaya-4.jpg

Thế nhưng ở một số loại máy bay, việc bay qua đỉnh núi này vẫn là điều khả thi. Bởi khi máy bay đạt độ cao hành trình thông thường sẽ rơi vào 10.000 đến 12.800m cách đỉnh Everest hơn 1000m. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi đến Everest, máy bay sẽ bay trong phần dưới của tầng bình lưu, nơi nồng độ oxi cực kỳ thấp sẽ gây ra sự nhiễu loạn không khí gây khó chịu cho hành khách. Thêm vào các tác động bên ngoài như gió cũng đủ khiến động cơ của máy bay xảy ra trục trặc. Khi đó máy bay cần nhanh chóng hạ xuống độ cao dưới 3.000m để xử lý tình hình, bổ xung thêm oxy và tạo điều kiện cho động cơ được ổn định. Nhưng trong trường hợp với độ cao trung bình là 6.000m của dãy Himalaya, điều này là không thể.

himalaya-2.jpeg



Bên cạnh đó, nhiễu loạn không khí còn gây cản trở hoạt động của radar trên máy bay khiến cho cơ trưởng và cơ phó không thể liên lạc xử lý tình huống. Cũng theo Cục Hàng không Liên bang cho biết nhiễu động không khí là một trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vụ tai nạn thảm khốc của hàng không.

himalaya-8.jpg

Dù dãy Himalaya sở hữu đa dạng loại địa hình nhưng hầu hết chúng đều không bằng phẳng. Tại khu vực này chỉ có 2 sân bay đàng hoàng chính là Gonggar của Lhasa với đường băng dài 4.000m và sân bay quốc tế Tribhuvan của Kathmandu với đường băng dài 3.350m. Trong địa hình rừng núi hiểm trở xung quanh cùng với việc đường băng nơi đây quá ngắn để máy bay có thể hạ cánh, những sân bay này thường không phải là lựa chọn của những chiếc máy bay. Chẳng hạn như một chiếc máy bay thương mại đang ở độ cao lý tưởng khoảng 10.000m và cần hạ cánh gấp thì chúng cũng cần một khu vực bằng phẳng dài 10.000m để có thể trượt, nhưng ở địa hình tại đây việc xảy ra tai nạn là tất nhiên.

himalaya-1.jpeg

Thêm vào đó, nhiên liệu máy bay sẽ bị đóng băng dưới -47 độ c và việc bay trong thời gian dài ở dãy Himalaya sẽ khiến nhiên liệu có nguy cơ cao bị đóng băng buộc máy bay phải hạ độ cao để ngăn chặn tình trạng này. Nhưng đây là Himalaya việc hạ độ cao là không thể.

himalaya-2.jpg

Bên cạnh đó, dãy Himalaya cũng có một khu vực biên giới nhạy cảm về mặt chính trị. Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp hạn chế quyền truy cập của máy bay trên không phận khu vực Tây Tạng. Ngoài ra, xung quanh dãy Himalaya thường xuyên diễn ra các cuộc tập trận quy mô lớn của quân đội Trung Quốc và Ấn Độ. Vì thế không phận ở những nơi này đều bị hạn chế. Cũng vì thế, đa phần các hành trình bay thường chỉ bay qua phía bắc hoặc phía nam của dãy Himalya vì khu vực này ngắn hơn.

Quảng cáo

60 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thật tuyệt vời. Mình thích mấy bài khoa học kiểu này
Kaiser kevin
ĐẠI BÀNG
3 năm
Hi Tudo94,
5 năm quả là một hành trình dài bạn nhỉ., congrat bạn nhé.
Mình phát biểu dựa vào hệ quy chiếu của bạn chủ comment, bạn Lynch một người đam mê máy bay chứ không trong ngành, trao đổi và cải thiện kiến thức lẫn nhau một cách đơn giản nhất, tinh tế nhất.
Mình cho rằng càng cao càng tốt, là cao hơn chuẩn quy chiếu của bạn ấy, độ cao sẽ đem lại nhiều lợi ích.
Mình không đề cập đến Optimum FL, air density, tropopause, Odd even, CB, traffic ...etc vì quá chuyên môn và không cần thiết.
Bạn có cách giải thích nào hay thì share mình và mọi người cùng học hỏi thêm nhé.
Nhân tiện, qua câu hỏi ở trên, mình ngỡ bạn là một người đam mê bầu trời, nên nhiệt tình trao đổi. Giờ mới thấy bạn là pilot, quả là không dám mùa rìu qua mắt thợ.

Thân
Kaiser kevin
ĐẠI BÀNG
3 năm
@thao94 Thank you bạn nhiều nha, lời nói của bạn hẳn là động lực cho mình cố gắng học hỏi và trao đổi thêm với 500 ae tinhte. Chúc bạn một năm mới an lành, vui vẻ ^^
tudo94
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Kaiser kevin Nói chung là còn nhiều lý do ảnh hưởng tới mực bay thực tế 😆 bộ phận làm flightplan thì cũng chỉ ngồi trên bàn giấy thôi, họ cũng ko làm ngoài thực tế trên trời nên những phép tính đôi khi ko chuẩn xác lắm 😃)
Bay cao thì lợi về việc đốt nhiên liệu vì không khí loãng nên đốt ít hơn nhưng tất nhiên là sẽ ko có cái gì là tuyệt đối cả!!! Chính câu nói về jetstream của bác chứng tỏ bác cũng là người am hiểu!!! Càng lên cao gió càng to, nếu bay ngược gió thì sẽ vô cùng bất lợi!!!
Tính toán của bên flightplan dựa nhiều theo kế hoạch còn để ra đc thông số thực tế và mực bay phù hợp nhất thì vẫn nên nhập các thông tin cơ bản vào máy bay(gió, tải thực tế của máy bay, nhiệt độ, cost index- tỉ lệ thời gian bay/lượng nhiên liệu tiêu thụ tùy theo hãng...) !!! Có một điều thú vị là cùng một dòng máy bay, cùng một cỡ nhưng mỗi chiếc lại có một performan factor( độ rơ của độg cơ) khác nhau, rồi thì phần mềm máy tính, hệ điều hành khác nhau, dẫn tới việc tối ưu hóa hiệu năng lại khác nhau nữa!!!

Mình rất sẵn lòng chia sẻ điều mình hiểu biết trong giới hạn, cơ mà mình hơi lười 😃))
Tuyệt vời, ra đây là lời giải đáp cho bí ẩn bấy lâu nay, đội ơn mod vì thông tin hết sức hữu ích 👍
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
bài viết tl mọi thắc mắc của tui bấy lâu nay 😁 tks Rubi
Mr.Fap
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cảm ơn mod. Bài viết hữu ích
Mình có 1 thắc mắc là sao chằng bao giờ thấy 2 máy bay song song nhau khi trên mây vì cùng 1 thời điểm không phận quốc tế có cả nghìn máy bay hoạt động nên ko hiểu Air Traffic Controller họ điều chỉnh phân luồng kiểu gì nhỉ.
@Tweener Lob Song song sao được vì một thời điểm chỉ có 1 chuyến đi chặng đó, chứ đâu có thấy các hãng bay trùng giờ trùng chuyến nhau đâu bác
@Tweener Lob Có song song đôi lúc. Chẳng qua bạn nhìn thấy hay ko thôi. // chứ ko cùng độ cao nhé
@Tweener Lob tránh bay song song và phân tầng càng nhiều càng tốt vì 1 chiếc bay sẽ làm nhiễu động khí vùng xung quanh có thể gây tai nạn cho cả 2 chiếc, với lại bay song song cũng nguy hiểm khi mà vận tốc lớn thì 2 chiếc máy bay chỉ cách nhau vài giây, có vấn đề không ai trở tay kịp
pikupi
TÍCH CỰC
3 năm
@Tweener Lob có bay song song thì bạn cũng ko thể nhận ra, khoảng cách thực tế một trời một vực so với nhìn trên màn hình tưởng như san sát nhau.
@Tweener Lob 2 máy bay bay song song thì nhiều bạn à, nhưng chúng nó cách nhau phải từ 10NM trở lên nên có thể bạn không thấy được.
Hay quá.
Nghi là thằng Tung Của nó núp lùm ở đó nên ko dám bay...
Chưa đọc bài luôn ☘️😆
Cười vô mặt
Đỉnh núi này là đỉnh Matterhorn của Thụy Sĩ, thuộc dãy Alps. Tưởng trong nguồn nó cũng tào lao thế, té ra là k có, mà thớt tự thêm vào mới bá đạo chứ 😂😂😂😂. Nên lấy mấy cái ảnh trong nguồn thôi, đừng có mà lên google search đại 1 cái rồi thả zô như thế nhé mod 😂😂😂😂😂😂
Screenshot_20210109-122817.png
Yakum0.86
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình nghĩ còn có lý do khi ở độ cao như vậy gây khó cho công tác cứu hộ khi chẳng may gặp nạn.
duong8x
TÍCH CỰC
3 năm
Hy Mã Lạp Sơn.. ai đã đọc những tác phẩm mà dịch giả Nguyên Phong đã làm. Rất ư là hay về xứ này
@duong8x Dãy hy mã lạp xưởng
Cái chính là lỡ xui bị crash là không có đội cứu hộ nào dám lên mà có lên thì cũng chỉ vác xác đông lạnh về
duc2304
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hoangduong-lgc hoặc có khi nằm luôn trên đó làm hoa tiêu cho mấy người leo núi sau này luôn
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
Bermuda thì sao nhỉ
vviettan
TÍCH CỰC
3 năm
vấn đề cơ bản là margin of safety. Máy bay cũng tránh bay ngang qua Thái Bình dương mà đi vòng lên Alaska để chẳng may có trục trặc còn có các sân bay trên đường đi mà hạ khẩn cấp còn hơn rớt xuống giữa biển là khỏi tìm
@vviettan Đi lên Alaska không phải đi vòng mà là chọn đường ngắn nhất để đi
Mr.ZP
TÍCH CỰC
3 năm
Trong tương lai chắc sẽ có phương pháp cho việc bay trên vùng không khí lạnh. Còn việc đó nằm trong vùng diễn tập quân sự thì... 😄
ufdb
CAO CẤP
3 năm
@Mr.ZP mình nghĩ nhiên liệu đóng băng thì dễ giải quyết thôi, quan trọng là sợ nhiễu động không khí với lý do chính trị.
THONG_PQ
TÍCH CỰC
3 năm
Khailfa ghi 828m nhưng tỷ lệ này là thành >2000m. Ông đồ hoạ này sợ vẽ cái tháp nhỏ quá a e nhìn không ra hay sao ấy
image.jpg
@THONG_PQ Nói như ông thì con chim kia nó đến từ hành tinh nào mà đô con vậy? Còn cái máy bay chắc phải chở đc hàng nghìn hành khách vì nó dài 3000m ko hết 🤣
MustDie
TÍCH CỰC
3 năm
Nhìn cảnh vừa lạnh vừa có nắng ko bị đóng băng phê thật
https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/01/5289121_himalaya-2.jpg
hay nè

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019